Sunday, October 19, 2008

“Đất nước trước hết” hay “Chúng ta cần thay đổi”?

“Đất nước trước hết” hay “Chúng ta cần thay đổi”?

*Đặng Thiên Sơn

Khi những giòng này được viết xuống, thì không còn bao lâu dân Hoa Kỳ sẽ biết ai sẽ là chủ nhân mới của Tòa Bạch Ốc. Tòa Bạch Ốc là một lâu đài quét vôi màu trắng có vườn hoa Hồng, có vườn hoa Tulip, có vườn hoa Đào tuyệt đẹp nằm trên đường Pensylvania tại thủ đô Washington D.C. Tòa Bạch Ốc là một lâu đài không của riêng ai, nên những người có tham vọng chính trị đều muốn làm chủ nó. Hai ông John McCain và Barack Husein Obama hiện đang cố gắng thực hiện tham vọng này của mình.

Thượng nghị sĩ John McCain với khẩu hiệu “Đất nước trước hết” (Country First) là một lão tướng voi già trắng 72 tuổi người của đảng Cộng Hòa, tổ tiên gốc Âu Châu. Còn ông Barack Obama với khẩu hiệu “Chúng ta cần thay đổi” (Change We Need) là một trung niên ngựa đen 47 tuổi người của đảng Dân Chủ, tổ tiên gốc Nam Phi.

Qua truyền hình, người ta nhìn dáng dấp, cử chỉ, cách nói chuyện của ông McCain khi phát biểu trước đám đông trong các cuộc vận động hay tranh luận đều nhận thấy ông là người thành thật, phúc hậu, trầm tỉnh, điềm đạm và đáng tin cậy. Còn ông Obama thì có vẻ nói nhiều và hay khoa trương nên ít đáng tin cậy. Những gì ông Obama nói ra toàn là những điều chưa ai thấy ông làm ngoài sự hùng hồn của những lời hứa hẹn. Và đặc biệt nhứt là ông Obama thường quơ tay, múa chân để chứng tỏ ưu điểm về sự trẻ trung, nhanh nhẹn của mình.

Những sự kiện tin cậy hay không đáng tin cậy đối với hai ứng cử viên được thể hiện qua tiểu sử hoạt động và sự cống hiến của họ cho đất nước của từng cá nhân. Khi nhìn vào tiểu sử của ông Obama người ta thấy chưa đầy một trang giấy, nếu không muốn nói là trắng bệch. Trong khi ấy thì tiểu sử của ông McCain kể ra hàng chục trang cũng chưa đủ.

Đối với vấn đề kinh nghiệm thì thiết nghĩ ông Barack Obama, ông Joe Biden hay ông John McCain và bà Sarah Palin không ai có thể vổ ngực xưng tên, rằng mình có kinh nghiệm với một công việc chưa từng làm. Cho nên có chăng là những học hỏi thu lượm được từ những người đi trước nhiều hay ít tùy theo thời gian làm việc, tùy theo các chức vụ đã gánh vác dù lớn hay nhỏ của từng cá nhân.

Có lẽ mọi người đều thấy từ lúc lớn lên cho đến ngày ra tranh cử Tổng thống, cuộc đời của ông Barack Obama không được người ta nhắc nhở đến về sự hy sinh và những đóng góp của ông ta cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ như ngày hôm nay. Trong khi ấy thì ông McCain từ năm 22 tuổi đã có những đóng góp cho quốc gia khi còn là một phi công trong quân đội Hoa Kỳ. Máu, xương, mồ hôi, nước mắt của McCain đã đỗ ra để vung bồi tự do, dân chủ không chỉ riêng cho HK mà cả thế giới trong đó có Việt Nam.

John MCCain với “Tổ quốc trên hết”.

Với khẩu hiệu “County Fisrt”. John McCain đã cho mọi thấy ông đã đặt sự an ninh của đất nước, sự sống còn của người dân lên trên hết. Còn về kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế đối với ông cũng quan trọng, cũng cần thiết nhưng được xếp đứng kế bên.

Ông McCain đã đặt Hoa Kỳ và nền hòa bình thế giới trong tình trạng đối diện với chiến tranh. Đây là thứ chiến tranh không có biên giới, không có mặt trận, vì nơi nào cũng có thể là mục tiêu. Đây là thứ chiến tranh tôn giáo đang khoát áo khủng bố, do các tính đồ Hồi Giáo quá khích chủ trương.

Trước những khó khăn kinh tế đang suy thoái trầm trọng như hiện nay. Trước chiến thắng không đạt được như mong đợi mà TT. Bush đã thực hiện tại Iraq, tại Afganistan trong những năm qua, đã gây bất lợi không ít cho việc vận động tranh cử với khẩu hiệu “Country First” của Thượng nghị sĩ McCain. Người ta tự hỏi tại sao ông không lấy một khẩu hiệu nào khác ăn khách hơn? Để trả lời câu hỏi này, nhiều lần ông McCain tuyên bố: “Tôi chọn khẩu hiệu này vì tôi đặt sự an nguy của quốc gia, danh dự của dân tộc lên trên hết. Nên cho dù có thất cử, tôi cũng không thể chọn một khẩu hiệu nào khác để phải mang tiếng là mỵ dân, đi ngược lại lòng thương yêu đất nước của mình”.

Sinh ra trong một gia đình từ thời ông nội, từ thời ông cha và bản thân là những người đã tham dự vào cuộc chiến tranh thế giới thứ I, thứ II, Triều Tiên rồi tới Việt Nam và hiện tại con ông đang làm nghĩa vụ trong quân đội. Ông McCain hiểu thế nào là danh dự, là trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của người dân. Trách nhiệm và danh dự này đối với ông đã gắn liền với sự thăng trầm của nước Hoa Kỳ. Nơi đã sinh ông ra và nuôi ông lớn .

“Country First” ở đây mà John McCain muốn nói là những giọt máu đào, những mãnh xương trắng, những giọt mồ hôi, nước mắt mà tổ tiên của ông là những người từ phương Tây như Anh, Ý, Hoà Lan, Phần Lan , Đức, Pháp đã đỗ ra bồi đấp cho sự thịnh vượng, hùng cường của đất nước như hôm nay từ thuở hoang vu thời “Thirteen Colonies” nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại thường nói: “Đất nước còn! Dân tộc còn, thì tiếng Việt còn”. Có lẽ ông John McCain cũng nghĩ như vậy, nên đã chọn khẩu hiệu “Country First” để tranh cử.

Với chủ trương chống lại khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” của ông John McCain. Ông Obama đưa ra khẩu hiệu: “Chúng ta cần thay đổi” và báo động với dân chúng Hoa Kỳ rằng - nếu ông McCain đắc cử thì ông McCain sẽ là ông Bush thứ hai. Vậy ông TT. W. Bush thứ nhứt đã làm việc tệ hại, sai trái như thế nào để đến nổi ông Barack Husein Obama phải cảnh cáo như như vậy?

Người ta còn nhớ khi Tổng thống George Walker Bush lên nhận chức chỉ mới được 9 tháng, thì vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, quân khủng bố quốc tế Al Qaeda do Osama Bin Laden lãnh đạo, đã cướp 4 chiếc máy bay của hai hãng hàng không American Airlines và United Airlines tấn công Hoa Kỳ. Hai chiến phi cơ đã đâm đầu vào hai tòa cao ốc Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (World Trade Center) tại New York. Một chiếc tấn công vào Ngủ Giác Đài (Pentagon) và chiếc thứ tư bị rơi tại Pensylvania.

Cuộc tấn công của quân khủng bố đã làm hai tòa cao ốc tượng trưng cho nền kinh tế Hoa kỳ và thế giới bị sụp đỗ hoàn toàn, Ngủ Giác Đài của Bộ Quốc Phòng bị thiệt hại trầm trọng. Số thương vong lên đến gần 5 ngàn người. Đây là số thiệt hại nhân mạng và tài sản lớn nhứt xảy ra trên đất Mỹ do kẻ thù khủng bố gây ra.

Sự kiện 9/11 đã làm cho Hoa kỳ và các quốc gia trên thế giới thấy rằng đang đối đầu với một hiểm họa mới. Đó là hiểm họa khủng bố. Để chận đứng một 9/11 thứ hai xảy ra. TT. Bush đã cho quân tấn công vào sào huyệt của quân khủng bố tại Afghanistan và Iraq. Các cuộc tấn công đã làm nhiều căn cứ, trung tâm huấn luyện của kẻ thù bị tiêu hủy, san bằng. Nhiều tên đầu sỏ trong hệ thống Al Qaeda bị loại ra khỏi vòng chiến và nhiều đồng bọn đã bị bắt.

Đến nay, cuộc chiến chống khủng bố tuy chưa đem lại chiến thắng hoàn toàn. Nhưng TT. W. Bush cũng không để cho quân khủng bố lộng hành làm thiệt hại đến sinh mạng và tài sản của nhân dân Hoa Kỳ lần thứ hai. Sự bình yên của nhân dân Hoa Kỳ có được như ngày nay, với cái giá phải trả không nhỏ về tài chánh cũng như sinh mạng các quân nhân trên chiến trường Afghanistan và Iraq.

Quân khủng bố có suy yếu. Nhưng tên đầu sỏ Osama Bin Laden còn ngoài vòng pháp luật. Điều này cho thấy hiểm họa vẫn còn. Đảng Cộng hòa tức “Grand Old Party” thấy được điều này cũng như cá nhân Thượng nghị sĩ John MCCain thấy được điều này. Do đó con đường chọn lựa của họ là phải “Country First”. Bởi vì: “ Mạng sống còn! Đất nước có an ninh, thì cơ hội tạo ra của cải, vật chất để phát triển kinh tế còn”.

Barack Husein Obama với “Chúng ta cần thay đổi”.

Với khẩu hiệu “Change We Need” người ta không hiểu ông Barack Husein Obama muốn thay đổi cái gì? Thay đổi chiến lược đối với chiến tranh chống khủng bố? Thay đổi cách quản trị nền kinh tế quốc gia? Thay đổi lề lối an sinh xã hội của đất nước? Hay đặc biệt là muốn thay đổi chủ nhân Toà Bạch Ốc từ một người da trắng thành người da đen?

Qua những lần nói chuyện vận động trước công chúng hay tranh luận, ông Barack Obama đã cho mọi người thấy ông muốn thay đổi tất cả những câu hỏi đã được nêu ra.

Ông Barack Husein Obam là một người sinh ra trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Tổ tiên ông là những người da màu từ vùng Phi Châu nghèo khổ đến Hoa Kỳ theo các đoàn tàu buôn với thân phận của kẻ nô lệ tha phương cầu thực. Ông Nội của Barack Obama, người gốc Yemen, Nam Phi, không nghe ai nói đến tên tuổi để mọi người nhắc nhở tới. Cho nên người ta chỉ biết một cách mơ hồ ông Obama được sinh ra trong một gia đình với hệ thống “Tree Family” chưa có ai đỗ máu xương và rơi lệ cho sự hòa bình, thịnh vượng của đất nước Hoa Kỳ như ngày hôm nay.

Cha đẻ của Obama được nhắc đến như là một người vô trách nhiệm vì nghiệp ngập, rượu chè và chính bản thân của Obama thời thanh niên cũng là người chìm đắm trong kì ke, ma túy. Ông Obama lớn lên và được đào tạo giữa thời kỳ chủ thuyết Hiện Sinh thác loạn của Jean Paul Sartre và Albert Camus đang thịnh hành. Thuyết này từ chối vai trò hiện hữu của thượng đế tức tạo hóa cũng như sự tồn tại của cái bàn, cái ghế, những vì sao, các nguyên tử và nhiều vật thể khác. Những người theo chủ thuyết Hiện Sinh chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của cá nhân con người với những nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra không để ý tới gì khác. Với tinh thần cấp tiến của đảng Dân Chủ, ông Obama ủng hộ phá thai, ủng hộ đồng tính luyến ái. Đây là hình thức phủ nhận giá trị truyền thống kết hợp giữa một nam và một nữ của tạo hóa.

Vào năm 2004 lúc ra tranh cử Tổng thống, Thượng nghĩ sĩ John Kerry đã chủ trương rút quân về phòng thủ tại nội địa. Bây giờ, 4 năm sau, tới phiên ứng cử viên Obama tuyên bố sẽ bố rút quân khỏi Iraq và nói chuyện với Iran vô điều kiện để chấm dứt xung đột, nếu ông đắc cử tổng thống. Tư tưởng này của ông Obama được bà Sarah cho là ông Obama muốn kéo “cờ trắng” với quân khủng bố.

Với chủ trương rút quân ra khỏi các “mật khu “ của quân khủng bố hay nói chuyện vô điều kiện với Iran. Chẳng khác nào ông Obama thượng đài đánh nhau với đối phương mà ông ta chỉ nhảy cà tửng, cà tửng, đưa hai tay nhá trước mặt đối thủ và chỉ đợi khi nào đối phương ra tay thì ông mới đở đòn. Hoặc lâu lâu ông giơ tay đấm gió vài cái chiếu lệ và khi bị “ăn đòn” rồi mới tìm cách phản công.

Hoa Kỳ là quốc gia có hàng trăm chủng tộc trên thế giới đến định cư sinh sống. Người ta đến định cư tại Hoa Kỳ bằng nhiều cách với nhiều lý do. Chẳng hạn như vì lý do kinh tế, vì lý do chính trị, nhưng vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhứt. Bởi nơi đây, Hoa Kỳ là vùng đất hứa đầy màu mở béo bở.

Những người đến Hoa Kỳ với lý do kinh tế lúc nên lúc nào họ cũng muốn giành lấy về cho mình nhiều béo bở của một túi sửa khổng lồ. Những hạng người này, họ không nghĩ đến sự hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ . Vì đối với họ, Hoa Kỳ không phải là tổ quốc thân yêu của họ vì tổ quốc thực sự của h ọ là một nơi xa xôi nào đó bên kia bờ Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương. Cho nên đối với những thành phần đa số này sự tồn vong của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ - một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc thuộc loại “cha chung chết không có người lo”, có vẽ phủ phàng nhưng đây là sự thật. Trường hợp Bà Ophra đã bỏ ra mấy chục triệu kiếm được tại Hoa Kỳ để đem về giúp đở quê nhà tại Nam Phi đã nói lên điều này. Obama chắc cũng không thoát ra khỏi tình cảm này.

Vấn đề cứu nguy kinh tế của ông Obama đưa ra là sau khi chính phủ Bush đã bỏ ra 700 tỷ đô la, ông Obama phát triển kinh tế bằng cách sẽ tăng thuế nếu làm TT. Tiền thuế sẽ đánh vào lợi tức cá nhân và các dịch vụ mua bán để cải thiện giáo dục, y tế, housing v.v…

Đảng nào cũng muốn thay đổi để thăng hoa đất nước và con người

Đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ ! Đảng nào cũng vậy! Cũng muốn dân giàu nước mạnh, cũng muốn người dân có nhà cửa, cơm ăn, áo mặc, ấm no đầy đủ, kinh tế phát triển.

Là một người gia trưởng trong gia đình. Người cha nào cũng muốn con cái có ăn học, có nghề nghiệp vững chắc, có xe hơi, có nhà lầu và cuộc sung sướng, hạnh phúc. Những người cha này chỉ khác nhau ở cách dạy dỗ con cái mà thôi.

Với chủ trương về an sinh xã hội, đảng Cộng Hòa muốn người dân sống phải tự lập nên trợ cấp có giới hạn, đi kèm với việc tạo điều kiện cho người hưởng trợ cấp học một nghề chuyên môn để có đời sống tự túc. Còn đảng Dân Chủ thì đối với trợ cấp họ không đặt nặng điều kiện nên đã tạo ra thành phần ỷ lại, ăn bám trên sự làm việc của người khác. Cho nên không có đảng của người giàu và đảng của người nghèo, mà chỉ có những người muốn đời sống tự lập hay ỷ lại vào trợ cấp của chính phủ mà thôi.

Chu kỳ của vạn vật là 60 năm. Thế giới bình yên rồi sẽ tới ngày loạn lạc. Kinh tế cực thịnh rồi sẽ tới ngày suy thoái. Đây là định luật của tạo hoá.

Đời sống của một vườn cây ăn trái có giới hạn. Cho nên hết những năm sai trái phải tới thời kỳ chặt bỏ để trồng lại loạt mới. Một nhà thám hiểm leo núi khi lên tới một đỉnh núi Everett rồi phải trở xuống để làm một cuộc hành trình mới, chớ không thể bước ra ngoài không gian. Một con kiến bò từ dưới chân một cái trứng để đứng khi lên tới đỉnh, nó phải đi xuống chớ không thể bước ra khỏi quả trứng. Như vậy con kiến chỉ có thể thay đổi hành trình, chớ không thay đổi được chu kỳ vòng thẳng đứng của quả trứng.

Do đó, có thể nói “ Change We Need” mà ông Obama đưa ra đặt trọng tâm đối với vấn đề kinh tế, xã hội để tranh cử chỉ là chiêu bài vì sau này vẫn còn nhiều khó khăn, dù John McCain hay Obama ai làm tổng thống cũng gặp phải. Trong khi ấy, chuyện trước mắt ai cũng thấy là Nga đang tạo bất ổn tại George và các tiểu quốc trong vùng Trung Á. Trung cộng đang thao túng trên biển đông, yểm trợ Bắc Hàn, Cu Ba. Và Iran đứng sau lưng khủng bố Al Qeada, Hebollah và quân Palestine quá khích đang quạt lò lữa tại Trung Đông mỗi ngày mỗi sôi sụt trước lá chắn của Do Thái và miếng xương gà Iraq mà Hoa Kỳ đã đặt vào cổ Iran, đã cho thấy tình hình an ninh thế giới đang bước vào một chu kỳ mới. Vì vậy, đều mà trong thâm tâm ông Obama thực sự muốn thay đổi, là muốn đổi chủ Tòa Bạch Ốc từ một gia đình Mỹ trắng thành gia đình Mỹ đen mà thôi. Ước mơ này của ông Obama có thể biến thành sự thật, khi ông gạt được số thanh niên, thiếu nữ thích của lạ, thích lối sống mới và giới trung niên cấp tiến.

Để kết luận với khẩu hiệu của ông John McCain và Barack Husein Obama đưa ra tranh cử đối với đời sống con người, thì thứ nào xét ra cũng quan trọng. Nhưng chắc chắn một điều, là một trong hai thứ này phải có một thứ quan trọng hơn. Vậy chúng ta hãy tự suy nghĩ chọn lấy để bỏ lá phiếu của mình vào ngày 4 tháng 11 năm 2008

*Đặng Thiên Sơn
15/10/08