Wednesday, July 29, 2009

Cần phải xác định quan điểm trước hiểm họa xâm lăng của Tàu Cộng

*Đặng thiên Sơn
Trong hơn 30 năm qua, hầu như người Việt hải ngoại đã “đơn thương, độc mã” đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng, trong những năm gần đây, nhờ những biến chuyển tình hình chính trị thế giới dù bị bưng bít, cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân trong nước. Do đó, đã có những phản ứng nổi lên chống lại sự cai trị độc tài của nhà nước CSVN. Cao trào này được gọi là sự “phản kháng ôn hòa”.

Từ các nhà trí thức như bác sĩ, luật sư, giới trẻ như sinh viên, học sinh, thanh niên, những người dân nghèo khổ và thậm chí đến nhiều tầng lớp cán bộ, bộ đội Việt Cộng và các tu sĩ cũng đã bày tỏ thái độ đối với sự lãnh đạo khắt nghiệt, phi dân chủ của tập đoàn Việt Cộng gian ác.

Sự phản kháng ôn hòa có mức độ từ những Thỉnh Nguyện Kêu Cứu, Kêu Oan tới những bài viết chỉ trích sự cai trị độc đoán, buôn dân, bán nước. Đi xa hơn nữa, người dân còn dám căng biểu ngữ, tụ tập hàng trăm người biểu tình trước các cơ quan công quyền từ Sài Gòn ra tới Hà Nội yêu cầu giải quyết việc họ bị chính quyền địa phương cướp đất, cướp nhà. Thanh niên, sinh viên, học sinh đã mạnh dạn biểu tình trước tòa đại sứ Tàu Cộng lên tiếng phản đối, tố cáo Tàu Cộng chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Và hàng trăm ngàn giáo dân giáo phận Vinh xuống đường để cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình. Đây là những sự kiện mà trong mấy chục năm qua chưa hề xảy ra.

Những tiếng nói đấu tranh đòi tự do tôn giáo của LM. Nguyễn văn Lý, của Hòa thượng Quảng Độ, và đòi quyền làm người của BS. Nguyễn đan Quế, LS. Lê chí Quang, BS. Phạm hồng Sơn, LS. Nguyễn văn Đài, LS. Lê công
Định, LS. Lê thị Công Nhân, nhà báo Nguyễn vũ Bình, nhà văn Trần khải Thanh Thủy v.v… đều bị Việt Cộng bịt miệng bằng cách bắt bỏ tù và kết án nhiều năm. Những người dân, sinh viên, học sinh xuống đường đòi công lý, đòi chủ quyền đất nước thì bị công an đánh đập, gây thương tích đỗ máu thật là tàn bạo.

Kết quả các sự phản kháng dù có thế nào đi nữa, cũng đã thổi một luồn sinh khí mới vào sinh hoạt đấu tranh chống cộng của người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại cảm thấy không còn cô đơn, vì đã có những người đồng hành trong nước.

Sự phản kháng trong nước tuy không mạnh mẻ, nhưng đã chứng tỏ người dân không còn sợ Việt Cộng như trước kia. Điều này đã dấy lên niềm tin, một biến cố có tầm vóc xoay chuyển cuộc diện có thể xảy ra vì “tức nước vở bờ”. Hầu hết những người Việt hải ngoại đều ủng hộ những phản kháng vừa kể. Nhiều tổ chức, đoàn thể quốc gia đã tìm cách nối kết với bên trong để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Đây là sự hỗ trợ cần thiết, chính đáng.

Không ai nghĩ những phản kháng là giả tạo, nhưng cũng không ai biết được mức độ phản kháng thật, chống đối thật, đấu tranh thật như thế nào, vì sự gian trá quỷ quyệt của Việt Cộng. Nếu không đắn đo suy nghĩ để nhận định, phân tách, chúng ta sẽ không có được yếu tố căn bản tối thiểu của lòng tin thì khó dẫn đến thành công. Tin cậy nhau là điều kiện cần thiết phải có, để người trong và ngoài nước có cùng một mẫu số chung, là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương.

Quan sát những thành phần phản kháng, người ta không thể phủ nhân sự thật. Đó là hầu hết những người đã lớn lên và thành danh dưới chế độ VC. Và đặc biệt, đáng chú ý hơn nữa, là thành phần đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN khát máu.

Nhìn tổng quát, nhân sự phản kháng trong nước có hai thành phần:

Thứ nhứt, là những người trẻ không có bề dày tuổi đảng. Họ là những người trí thức không có địa vị trong chính quyền VC và họ là tu sĩ, nhà báo, nhà văn.

Thứ hai, là những công thần của đảng CSVN có tuổi đảng dày cộm, là đồng chí của quốc tặc HCM, là những người có thành tích, có chiến công hiển hách trong cuộc chiến Quốc - Cộng. Nay họ đã về hưu hay còn giữ những vai trò khá quan trọng trong chế độ.

Với tinh thần đấu tranh ôn hòa nên không có tổ chức nào, cá nhân nào lên tiếng sách động, kêu gọi người dân đứng lên lật đỗ chế độ đang tàn hại đất nước. Trong chừng mực, họ chỉ muốn VC thay đổi đường lối cai trị, chấp nhận đa đảng, cho người dân tự do để bớt khổ.

Trong số những nhà phản kháng mà quá khứ là đảng viên cao cấp từng giữ những vai trò then chốt trong đảng CSVN, nay được gọi là phản tỉnh. Người ta chưa thấy ông nào bị cầm tù, bị đánh đập hay bị tra khảo dã man như Việt Cộng đã đối xử với LM. Nguyễn văn Lý, LS. Lê chí Quang, BS. Phạm hồng Sơn, nhà báo Nguyễn vũ Bình, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ... Do đó, đem lên bàn cân để đánh giá đặt lòng tin, thì mọi người tin tưởng vào sự trong sáng của những bàn tay chưa nhuốm máu của tuổi trẻ trong nước, của các vị tu sĩ, hơn là đối với các đảng viên cao cấp Việt Cộng mà người Việt hải ngoại nhắc đến như các ông Hoàng minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang, Võ nguyên Giáp, Bùi Tín và những người khác mà đến nay có kẻ đã mất, người còn.

Trước hành động bạo quyền VC đàn áp các thành phần phản kháng mỗi ngày càng thô bạo. Và trước việc Tàu Cộng chiếm đất, chiếm biển, bắn giết, đánh đập bừa bãi ngư phủ Việt Nam, Việt Cộng chỉ im lặng trơ mắt nhìn. Người ta nghĩ rằng vận nước đã tới. Suy nghĩ này có hai nghĩa.

Một, là sự bi quan trước viễn ảnh đen tối đất nước sẽ lọt vào tay Tàu Cộng do sự hèn nhát, tham quyền cố vị của của các tên đầu xỏ VC như Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn văn An.

Hai, là đứng trước mưu đồ xâm lăng của Tàu Cộng, là cơ hội người dân trong và ngoài nước đoàn kết lật đổ bạo quyền Việt Cộng để chống ngoại xâm.

Không ai loại ra suy nghĩ người Việt trong và ngoài nước đoàn kết bảo vệ tổ quốc. Nhưng đoàn kết bằng cách nào để đem lại kết quả chân chính là điều mọi người cần phải dứt khoát. Vì chúng ta không thể vội vả, hồ đồ đoàn kết với những kẻ trá hình do Việt cộng giàn dựng.

Sự lầm lẫn về đối tượng đoàn kết là một tai họa, là cơ hội để cho Việt Cộng tiêu diệt hàng ngũ người Việt quốc gia, mà trong hơn 30 năm qua chúng muốn làm điều này. Lịch sử đã cho thấy, người Việt quốc gia không bao giờ đoàn kết được với VC. Đừng nghĩ đến chuyện hợp tác cho dù là giai đoạn để chống Tàu Cộng, vì hiện tại Việt Cộng không muốn chống Tàu Cộng, mà chúng chỉ muốn làm thái thú cho Tàu Cộng để được vinh thân phì gia.

Không phải bây giờ, người ta mới nói đến hai chữ đoàn kết. Mà đã hơn 30 năm qua, người Việt hải ngại đã làm điều này với mạng lưới Ban Đại Diện Cộng Đồng VN khắp nơi. Người Việt hải ngoại đã xác định lập trường, thế đứng của mình đối với quốc tế . Lập trường, thế đứng này là nơi nào có cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, thì nơi đó không cho phép cờ đỏ của Việt Cộng xuất hiện. Nhiều tiểu bang, thành phố tại Hoa Kỳ và trên thế giới đã chính thức lên tiếng ủng hộ vị trí vừa nói của người Việt hải ngoại bằng những nghị quyết công nhận cờ vàng.

Trong hai ngày 11 và 12 tháng 7 /09 vừa qua, Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Nam Hoa Kỳ diễn ra tại thành phố Fort Worth, Dallas, Texas. Đại hội đã quyết định thay đổi danh xưng của tổ chức từ “Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ” thành “ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ ”. Thay đổi là sự gạn lọc và tái khẳng định lằn ranh Quốc - Cộng, chẳng những để đối phó với nghị quyết 36 của VC, mà còn cho thấy cần phải tiêu diệt Việt Cộng trước, rồi mới tới việc chống ngoại xâm. Trong khi ấy với sự xuất hiện của Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali, của Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng khắp nơi từ Mỹ châu, Úc châu, Âu châu, đã nói lên thế hệ trẻ VN hải ngoại đang đứng dậy thay thế cha anh trong sự nghiệp xây dựng cộng đồng và đấu tranh cho một Việt Nam không Cộng sản.

*Đặng thiên Sơn (30 tháng 7 năm 2009)

Phá hoại sự đoàn kết cộng đồng là tiếp tay với tội ác, có tội với quốc gia dân tộc

*Đặng Thiên Sơn
Là người Việt lưu vong sống trên những phần đất tự do của thế giới, chúng ta được hưởng nhiều quyền làm người mà nhiều dân tộc khác không được hưởng. Trong số những dân tộc kém may mắn này, có hơn 80 mươi triệu đồng bào của chúng ta tại quê nhà.

Sống ở nước tự do - một nơi mà nhân vị con người được tôn trọng. Chúng ta được tự do đi lại và tạo sự nghiệp ở bất cứ nơi nào mình muốn, mình thấy thoải mái về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta còn được tự do phát biểu ý kiến công khai trước chính quyền. Và đi xa hơn nữa còn được quyền tự do lập hội, lập đoàn, lập đảng và tụ tập biểu tình để đạo đạt nguyện vọng lên chính quyền cũng như phản đối những điều mà chúng ta cho rằng bất công, thối nát, thiếu dân chủ. Và nhiều thứ khác chúng ta được hưởng trong khuôn khổ luật định.

Những hình thức tự do vừa nói, là sự biểu lộ bản năng phản kháng ôn hòa trong một thể chế tôn trọng nhân bản. Phù hợp với sự phát triển tự nhiên của con người trong đời sống. Những biểu lộ này là điều kiện cần thiết trong tiến trình tạo nhịp cầu thông cảm, đồng thuận, hài hòa giữa người dân và chính quyền.

Ở những nước theo chủ nghĩa tự do, người dân và chính quyền coi những sự kiện nêu trên là cơ hội để mọi người từ bình dân tới trí thức, từ giàu sang đến nghèo khó. Giai cấp nào cũng có dịp đóng góp phần trí tuệ của mình vào việc xây dựng đời sống, phát triển xã hội, phát triển đất nước. Nhưng ngược lại, đối với các nước theo chủ nghĩa độc tài, chuyên chính vô sản, thì những hiện tượng phản kháng biểu lộ tự do, nhân quyền của con người được xem là một thứ “xa xí phẩm” ảnh hưởng đến đường lối cai trị của nhà nước. Tập đoàn Cộng Sản Việt Nam đang thực hiện điều này qua việc khủng bố tư tưởng, làm khó dễ, bắt bớ giam cầm những nhà đấu tranh cho quyền làm người. Cũng như Tàu Cộng đang áp dụng qua các cuộc đàn áp đẩm máu chết người tại Tân Cương, liên tục trong những ngày đầu tháng 7 năm 2009 vừa qua.

Sau ngày đau thương 30 tháng 4 năm 1975, người Việt hải ngoại có được cuộc sống tự do hôm nay không phải tự nhiên mà có. Mà đây là sự đơm hoa, kết trái của một quá trình đánh đổi bằng mồi hôi, nước mắt lẫn máu xương của những người đã nằm xuống, mà mỗi cá nhân và gia đình người Việt hải ngoại đã trả khi phải rời xa nơi chôn nhau cắt rún, xa nơi có quá nhiều kỷ niệm thân thương của một đời người.

Nhìn lại hoàn cảnh đất nước VN ngày nay, người Việt hải ngoại không ai tránh khỏi những xót xa, lo sợ cho vận mệnh đất nước trước hiểm họa xâm lăng của Tàu Cộng. Người ta không khỏi oán hờn tập đoàn CSVN chỉ vì quyền lợi cá nhân, mà bọn chúng đã khiếp nhược làm ngơ để cho Tàu Cộng mặc sức hoành hành.

Một sự thật người Việt hải ngoại cần hiểu, cần biết, là chúng ta sở dĩ biết được nhiều chuyện xảy ra trong nước đều nhờ vào các hãng thông tấn ngoại quốc và nhờ hệ thống mạn lưới toàn cầu do những tổ chức, cá nhân đấu tranh trong nước lén lút chuyển tải ra ngoài. Sự kiện này, đã cho thấy 80 triệu đồng bào trong nước có miệng mà không nói được, có mắt mà như không thấy gì. Vì sự thật đã bị tập đoàn Việt Cộng bưng bít.

Tàu Cộng đã đưa hàng chục ngàn lính chiến đấu ngụy trang trong lớp áo công nhân khai thác quặng Bauxite tại vùng Tây Nguyên, đã cho thấy dã tâm chiếm đất của họ. Sự bắt bớ, bắn giết bừa bãi các ngư phủ Việt Nam trên Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam đã cho thấy hành vi ngang ngược và tàn bạo của Tàu Cộng.

Trước những hành động trắng trợn này, người Việt hải ngọai nghĩ thế nào về sự im lặng, sự khiếp nhược của tập đoàn CSVN?

Người ta có thể hiểu được phần nào về sự thờ ơ, không quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng của nhiều người Việt hải ngoại là do lòng ích kỷ, ham mê vật chất, nên họ muốn thoát ly với quá khứ. Nhưng đối với những vấn đề liên quan tới tiền đồ đất nước, thì không ai chấp nhận được thái độ bàng quang này. Bởi vì một người bình thường có lương tri, không thể làm ngơ trước những biến chuyển dẫn tới sự sinh tồn của dân tộc mình.

Người ta có thể làm ngơ trước những sinh hoạt trong phạm vi của một hội đoàn, nhưng người ta không thể làm ngơ đến những sinh hoạt liên quan đến sự vinh nhục, mất còn của đất nước. Người Việt hải ngoại chúng ta có thể làm ngơ trước một cuộc gặp gở mùa hè để hàn huyên tâm sự của một hội ái hữu. Nhưng không nên bỏ qua sự quan tâm đến những sinh hoạt đấu tranh phơi bày tội ác Việt Cộng và vấn đề sôi bỏng như hiện nay là Tàu Cộng đang chiếm đất, chiếm biển, chiếm tài sản nước Việt trước sự hèn nhát của tập đoàn buôn dân, bán nước Việt Cộng.

Để đối phó với tình hình nguy kịch trước viển ảnh xâm lăng của tàu Cộng. Tại hải ngoại cộng đồng người Việt đã tái phối trí nhiều hình thức hoạt động. Như cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose, Bắc California đã thành lập một tổ chức mang tên là Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali. Với danh xưng của nó, người ta có thể hình dung ra được sức mạnh của những lá phiếu mà người Việt có trong tay đối với các cuộc bầu cử, ứng cử.

Một cộng đồng có sức mạnh là cộng đồng có tiếng nói được chính quyền lắng nghe và nể trọng. Khi tiếng nói được lắng nghe, chắc chắn việc làm của cộng đồng đó không nhiều thì ít sẽ đem lại những kết quả mong muốn. Điều này, được Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh nói đến trong buổi ra mắt Hội Đồng Cố Vấn Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali vào ngày 19 tháng 6 năm 2009. Ông cũng đã đặc biệt hy vọng Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali là mô thức mẫu mực sẽ phát triển và được áp dụng nhiều nơi.

Không ai biết được sự đoàn kết dưới hình thứ này hay hình thức kia, sẽ đạt được kết quả như thế nào. Nhưng chắc chắn một điều mọi người không thể phủ nhận, nếu chúng ta biết rõ những điều mình muốn làm thì chúng ta sẽ không lo lắng những chuyện xảy ra chung quanh trong hiện tại. Việc biết rõ mục đích sẽ khuyến khích chúng ta can đảm vượt qua những trở ngại, khó khăn.

Người ta có thể tha thứ, bỏ qua những dị biệt để cùng ngồi bàn một giải pháp đối phó với bất công xã hội, chà đạp dân chủ. Nhưng người ta không thể ngồi đối diện với những kẻ chủ trương sẳn sàng làm nô lệ cho ngoại bang, làm tay sai cho đảng Việt Cộng hại dân, bán nước trong lúc quyền định đoạt vận mệnh đất nước phải là tiếng nói của toàn dân.

Chúng ta có thể khẳng định, không một người Việt quốc gia hải ngoại nào sợ sự “đoàn kết chân chính”. Chỉ có bọn Việt Cộng, Việt gian và đón gió trở cờ mới sợ điều này. Do đó, những kẻ có ý đồ và đang đánh phá sức mạnh cộng đồng người Việt hải ngoại là tiếp tay với tội ác, sẽ có tội với quốc gia dân tộc.

Đặng thiên Sơn (16/7/09)