Tuesday, October 28, 2008

4.775 chữ ký của cử tri khu vực 7

4.775 chữ ký của cử tri khu vực 7
đã đi vào lịch sử thành phố San Jose

*Đặng thiên Sơn

Vào lúc 2 giờ chiều ngày 29/8/08, Ủy Ban Bãi Nhiệm đã đệ nạp 5.181 chữ ký của cử tri khu vực 7 xin bãi nhiệm bà Madison Nguyễn lên văn phòng Thơ Ký thành phố. Đến 10 giờ 30 sáng ngày 14/10/08, đúng hạn định 30 ngày, Thư Ký thành phố mời Ủy Ban Bãi Nhiệm đến để trao văn thư xác nhận có 4.775 chữ ký hợp lệ. Số chữ ký hợp lệ này, đã chiếm tỷ lệ trên 150% theo phương thức chọn lựa ngẫu nhiên trong số 5.181 chữ ký. Cũng trong ngày này, văn phòng Thư Ký xác nhận là chỉ có 8 chữ ký hợp lệ trong số 147 chữ ký xin rút tên bãi nhiệm do nhóm ủng hộ bà Madison đưa ra.

Một tuần lễ sau, vào lúc 7 giờ tối thứ Ba 21 tháng 10 năm 2008. Hội Đồng Thành Phố đã nhóm họp để chính thức tiếp nhận văn bản xác nhận 4.775 chử ký hợp lệ từ văn phòng Thư Ký thành phố chuyển sang. Trong dịp này, hàng trăm người tham dự bên trong phòng họp đã lên diễn đàn yêu cầu HĐTP, nên tổ chức bầu bãi nhiệm và người thay thế trong cùng một lần, để tiết kiệm công quỹ thành phố nhưng HĐTP vẫn quanh co, chưa đưa ra một quyết định dứt khoát nào. Với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào theo dõi phiên họp qua màn ảnh TV bên ngoài đã cho ông Chuck Reed, bà Madison và những nghị viên chống bãi nhiệm thấy được sự quyết tâm, đoàn kết một lòng của cộng đồng Việt Nam.
Trước đó, trong ngày gặp gỡ UBBN, ông Phụ tá Thư ký thành phố Dennis Hawkins cho biết sau ngày công nhận số chữ ký hợp lệ, HĐTP sẽ có phiên họp vào ngày 4/11/08, để ấn định ngày tổ chức bầu cử bãi nhiệm bà Madison được dự trù vào tháng 3 năm 2009.
Nếu cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 3/09, dựa theo Hiến chương thành phố đang áp dụng. Thì đây là cuộc bầu cử có một mục đích duy nhứt, là hỏi ý kiến tất cả cử tri trong khu vực 7 có “đồng ý” hay “không đồng ý” bãi nhiệm bà Madison mà thôi. Nếu số cử tri “đồng ý” bãi nhiệm nhiều hơn. Dù chỉ là một phiếu, thì sự nghiệp chính trị của bà Madison kể như chấm dứt từ ngày đó. Để rồi một cuộc bầu cử kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 7/09 chọn người thay thế bà Madison. Nhưng nếu trong cuộc bầu cử này không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu 50%, thì sẽ dẫn đến cuộc bầu cử chung kết diễn ra vào tháng 11/2009. Nói chung tiến trình sẽ kéo dài khoảng 8 tháng.
Còn như ngược lại, tức số cử tri “không đồng ý” bãi nhiệm bà Madison nhiều hơn, thì bà Madison sẽ tiếp tục ngồi trên lầu 18 City Hall nhìn xuống để gọi đồng hương VN đấu tranh cho công lý và dân chủ là một gánh xiệc. Chẳng những vậy, bà Madison còn có cơ hội để tiếp tục lừa dối đồng bào, tiếp tục phục vụ cho thế lực đen, thế lực đỏ, thế lực xám nào đó và các đại gia giàu có cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 6 năm 2010. Vì vậy, điều cần thiết trước hết, là cử tri khu vực 7 chính bản thân mình và nên tích cực vận động các cử tri Mỹ, Mễ bạn bè lối xóm phải “YES” khi việc bãi nhiệm được đưa lên trên phiếu bầu để bãi nhiệm bà nghị viên bất xứng ngay tức khắc, dù dưới bất cứ hình thức nào.
Sự kiện một Nghị viên trong Hội Đồng Thành Phố bị “tống cổ” (to be ousted) ra khỏi văn phòng làm việc của họ khi chưa hết nhiệm kỳ, không phải là điều chưa xảy ra tại thành phố San Jose. Nhưng việc một nghị viên có nguy cơ bị “đuổi cổ” ra khỏi chức vụ, do mấy ngàn chữ ký của cử tri theo luật định như trường hợp của bà Madison Nguyễn. Thì đây là lần đầu tiên xảy ra tại thành phố này. Như vậy, giá trị của con số 4,775 chữ ký ở chỗ là nó đã đi vào lịch sử bầu cử của thành phố.
Người ta còn nhớ vào năm 1994, bà Nghị viên da đen Kathy Cole, đại diện tại khu vực Evergreen District tức khu vực 8, đã bị bay chức vì có những cử chỉ bất nhã và lời nói hàm ý sĩ nhục dân Latinos, Asians và những người đồng tính luyến ái. Bà Kathy Cole là người Nghị viên đầu tiên của thành phố phải rời khỏi văn phòng trước nhiệm kỳ. Và sau đó, vào năm 2005, nam Nghị viên Terry Gregory, đại diện khu vực 7 cũng ra đi trước nhiệm kỳ vì tội tham nhũng. Nhân cơ hội này, bà Madison Nguyễn đã may mắn đắc cử nghị viên thay thế ông Terry Gregory trong cuộc chạy đua với nữ Luật sư Linda Hàn Nguyễn.
Nhưng với sự làm việc luôn luôn “vượt rào” như: “vi phạm luật pháp”, “nói láo luôn miệng”, “phục vụ người giàu” và tư cách “thiếu văn hóa, đạo đức ” không biết tôn trọng lễ, nghĩa. Bà Madison đang đối diện trước một cuộc bai nhiệm mà kết quả từng bước, từng bước, đã cho thấy mọi nỗ lực “vùi dập bãi nhiệm” của tập đoàn Chuck Reed đang phải nhận nhiều sự ngỡ ngàng.
Với lòng dạ hẹp hòi, cố chấp, không chấp nhận lỗi lầm và đặc biệt là coi thường công lý, phủ nhận giá trị dân chủ của tập đoàn chống bãi nhiệm trong HĐTP do ông Chuck Reed cầm đầu, đã có những dấu hiệu cho thấy họ sẽ vùi dập bãi nhiệm trên phiếu bầu bằng cách này hay bằng cách khác để mong rửa những vết nhơ đang dính trên mặt họ do kết quả của 5,181 chữ ký gây ra.
Ông Chuck Reed với tư cách là một Thị trưởng, ông ta đã long trọng tuyên bố chống bãi nhiệm, và sẽ đánh bại bãi nhiệm trên phiếu bầu vào chiều ngày thứ Sáu 30/05/08 tại quán cà phê Paloma. Cho thấy Thị trưởng Chuck Reed đã đặt UBBN, đặt cộng đồng Việt Nam vào nghịch cảnh phải đối đầu với “nhà cầm quyền” địa phương. Hay nói đúng hơn là “bạo quyền” Chuck Reed.
Theo dư luận phản ảnh trong dân chúng và báo chí Mỹ- Việt, thì với con số 4,775 chữ ký hợp lệ vượt xa con số ấn định là 3,162, thì con số này không những là nỗi kinh hoàng của cặp bài trùng Madison - Chuck Reed, mà còn là bài học cho đám nghị viên mù quáng khác. Đây là những người trong tập đoàn phản dân chủ đang thao túng tại HĐTP San Jose. Hàng ngày những người này đến City Hall làm việc. Những bước chân của họ không phải là những bước chân phục vụ cử tri, không phải là những tiếng nói công bằng của chính nghĩa. Trái lại là những bước chân đang làm dơ những nấc thang dân chủ, những tiếng nói bất công đang hủy hoại biểu tượng công lý của tòa cao ốc nguy nga, tráng lệ 18 tầng, tòa cao ốc mà trong đó nó đã nhuốm mồ hôi, tiền bạc của người Việt Nam tha hương.
Với sự bảo vệ bà Madison một cách cuồng nhiệt, quái đản và có vẻ mù quáng của ông Thị trưởng Chuck Reed. Đã không tránh khỏi những lời thị phi đang nổi lên như sóng cồn. Người ta hình dung về sự gắn bó giữa một nam và nữ đang tựa nhau mà sống. Đây là hình ảnh được ông Hoàng Thế Dân, một đảng viên gạo cội của đảng Việt Tân gọi là “căn bản thực tế chính trị”.
Cái “ căn bản thực tế chính trị” của ông Hoàng Thế Dân ra sao thì người ta không biết. Nhưng thông thường trên cõi đời này thì một nam, một nữ tựa nhau mà sống chỉ có hai lý do. Thứ nhứt là vì Tình. Thứ hai là vì Tiền.
Ông Chuck Reed và bà Madison Nguyễn, người nào cũng có gia đình đàng hoàng, thì chắc chắn họ tựa nhau không phải vì Tình. Do đó, họ tựa nhau mà sống chỉ vì Tiền mà thôi.
Tiền ở đây, là tiền lương vừa thơm, vừa ngon và vừa bổ mà ông Chuck Reed, bà Madison cũng như các nghị viên khác đang lãnh hàng tháng. Điều này phù hợp với việc bảo vệ nồi cơm của họ là một điều thực tế, hữu lý.
Tiền ở đây, là tiền thuế của dân. Với số tiền này, trong tư cách là đại diện dân như ông Chuck Reed, bà Madison hay những nghị viên khác. Họ phải có trách nhiệm bảo quản, tiêu xài cho những lợi ích chung của người dân, là điều hiển nhiên không có gì đáng nói.
Và cuối cùng tiền ở đây, là tiền mà những nhà tư bản trong nước hay nước ngoài đổ vào với số vốn đầu tư khổng lồ nằm trong kế hoạch phát của triển thành phố. Do đó, với vai trò là Thị trưởng, là nghị viên trong HĐTP họ phải tựa nhau để tính toán làm sao cho hợp tình, hợp lý và đặc biệt là phải thuận tiện cho những nhà đầu tư, khiến họ vui vẻ chịu bỏ ra những số tiền lớn để phát triển thành phố. Như việc ông Tăng Lập đã bỏ ra hàng trăm triệu để xây cất khu VietNam Town trên đường Story là một thí dụ điển hình. Khi khu shopping của ông Tăng Lập xây cất xong, thì đây là hình ảnh phát triển kinh tế đã khiến bà Madison, ông Chuck Reed và HĐTP phải thay đổi liên miên các nghị quyết liên quan đến việc đặt tên cho khu thương mại VN nằm trên đường Story, mà quên không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của người dân.
Những thay đổi liên miên của hai ông, bà Chuck Reed, Madison nói riêng và của HĐTP nói chung, đã làm cử tri khu vực 7 và cộng đồng VN điêu đứng, khổ sở, buồn phiền . Cho đến bây giờ, hôm nay, cộng đồng VN nhỏ bé, hiền lương, siêng năng, cần cù trong công việc vẫn còn khổ sở vì những quyết định của bà Madisson và ông Chuck Reed.
Đây đúng là
“Một ngày lạ thói sai nha.
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
(Trích trong Thi phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du)
Không ai quên được trong một phiên họp với đồng hương, bà Madison đã long trọng tuyên bố: “Nếu cô bác cảm thấy cháu làm không được thì cháu sẵn sàng không làm nữa.” Với câu nói này chứng tỏ bà Madison hiểu rằng, bà đắc cử Nghị viên là nhờ lá phiếu cử tri của đồng hương VN của chớ không phải nhờ những cộng đồng nào khác. Đến hôm nay, những người bầu cho bà Madison đã “thấy cháu làm không được” thì “cháu nên sẵn sàng không làm nữa”, để chứng tỏ “cháu” còn là người có văn hóa biết trọng danh dự và liêm sĩ.
Với số chữ ký trên 7 ngàn của cử tri khu vực 7 mà UBBN đã thu nhận được, là một thông điệp gởi cho bà Madison biết bà không còn chỗ đứng trong lòng cử tri. Bà Madison chắc chắn biết điều này, nhưng bà vẫn gắng gượng ngồi trên chiếc ghế nghị viên đang lung lay, với hy vọng mua chuộc và gạt gẫm được những cử tri các sắc dân khác trên phiếu bầu trong tháng 3/09 sắp tới. Như vậy, cuộc chiến bãi nhiệm đã chuyển hướng sang giai đoạn tuyên truyền, mà mục tiêu của hai phía là các cử tri người Mỹ, người Mễ vân vân. Do đó, UBBN sẽ cần phải gởi thật nhiều mailers, nhiều thư, nhiều truyền đơn, cũng như qua báo chí, truyền thanh đến các sắc dân khác trong khu vực 7 để giải thích những việc làm sai trái của bà Madison cho cả thành phố hiểu rõ.
Đây là việc làm cấp thiết mà UBBN cần sự đáp ứng yểm trợ tài chánh của tất cả đồng hương.
Đặng thiên Sơn
22/10/08