Thursday, October 15, 2009

Cải tổ y tế: “ Ông Obama đã bước chân phải vào lịch sử, đang muốn thò thêm chân trái…!”

*Đặng thiên Sơn

Một trong bốn bài hát được trình bày trong buổi lễ đăng quang của tổng thống Obama, bài có ý nghĩa nhứt là bài At Last. Đây là bài hát do nhạc sĩ Mack Gordon và Harry Warren viết vào năm 1941, làm nhạc đệm cho phim Orchestra Wives. Bài này đã được nữ ca sĩ da đen Beyonce trình bày, khi ông Obama cùng vợ là bà Michelle bước ra sân khấu cùng nhảy để bắt đầu cho chương trình buổi lễ đăng quang vào ngày thứ Ba 21 tháng 01 năm 2009. Với giọng hát cất cao lanh lãnh, ca sĩ Beyonce đã diễn tả được tất cả ý nghĩa bên trong của bài hát. Mà ở đó, qua thuật ngữ, người nghe cảm nhận được sự thành đạt của con người sau một thời gian cố gắng.

Sự kiện thượng nghị sĩ Barrack Hussein Obama, dân da màu, thuộc giai cấp nô lệ. Hôm nay, nghiểm nhiên trở thành chủ nhân Tòa Bạch Ốc sau 223 (1776-2009) năm dựng nước của người da trắng, đã nói lên những gì bài At Last muốn diễn tả. Nhưng, ông Obama chưa ngừng tham vọng của mình tại đó. Ông còn muốn làm thêm một điều mà vị tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton không làm được để bước hẳn… chân trái vào lịch sử Hoa Kỳ một cách vẻ vang hơn. Để thực hiện điều này, vừa nhậm chức với thời gian chỉ hơn nửa năm, nói nôm na là chưa ráo mực. Ông Obama đã tạo ra “cơn sốt” cho nước Mỹ qua Kế Hoạch Y Tế (Obama's Health Care Plan).

Phải nói rằng, đưa ra vấn đề cải tổ y tế lúc này, hiển nhiên Obama đang dẫn dắt quốc hội và dân chúng đi về một hướng khác. Đó là hướng Obama muốn mọi người quên đi đáp số bài toán kinh tế đang suy sụp như lời hứa lúc ra tranh cử, sau khi ông đã chi ra hết mấy ngàn tỷ đô la trong quỷ tiết kiệm, tiền hưu, tiền già của người dân.

Kế hoạch cải tổ y tế của tổng thống Obama không phải là đề tài mới, mà thuộc loại rượu cũ của tổng thống Bill Clinton, nhưng ông tổng thống này không làm được trọn vẹn để đem ra bán ngoài thị trường. Nay, Obama muốn chế biến lại và đựng trong một bình mới.

Với tình trạng thất nghiệp tràn lan, kinh tế suy thoái không biết đến chừng nào mới phục hồi. Nếu mọi người có được một bảo hiểm sức khỏe, thì còn gì bằng (?) Sự bén nhạy, tinh khôn của Barrack Obama là nhìn ra chỗ tâm lý này của con người. Tuy nhiên có bảo hiểm bằng cách nào, làm sao mà có và món hàng này của tổng thống Obama là hàng “Free” hay là hàng “On sale”? Muốn biết, xin hãy theo dõi những gì Obama trình bày.

Trong bài diễn văn đọc ngày 9 tháng 9 trước lưỡng viện quốc hội để kêu gọi sự ủng hộ của các nhà lập pháp, tổng thống Obama cho biết chính phủ sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm y tế cho những người chưa mua bảo hiểm hoặc những ai không có chương trình Medicare hoặc Medicaid. Kế hoạch này không làm giảm quyền lợi của những người đang hưởng Medicare, mà chỉ là sự ngăn chận lãng phí, lạm dụng và gian lận. Đây là một chương trình bắt buộc, như lái xe phải mua bảo hiểm xe cộ. Người nào có lợi tức trên mức ấn định nghèo mà không mua bảo hiểm, thì sẽ bị phạt 950 đô-la một người và 3,8000 đô-la cho cả gia đình. Kế hoạch cải tổ y tế này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các hãng xưỡng mua bảo hiểm cho nhân viên mình với giá rẻ. Kế hoạch sẽ đem lại cho hầu hết 45 triệu người không có bảo hiểm trở thành có bảo hiểm. Nếu dự luật được thông qua sẽ có khoảng 97% phần trăm dân Mỹ có bảo hiểm y tế. Chi phí thực hiện kế hoạch là 1,000 tỷ USD trong vòng 10 năm. Và cuối cùng ông Obama nhấn mạnh và khẳng định kế hoạch cải tổ không có ý tạo phúc lợi cho di dân bất hợp pháp trong mục đích chính trị như những kẻ xấu miệng, bảo thủ loan tin.
Trong bài diễn văn, ông Obama đã đem tên tuổi hai vị tổng thống tiền nhiệm ra vừa làm tấm chắn, vừa ngụ ý so sánh mình với hai vị tổng thống lỗi lạc kia. Đó là tổng thống thứ 32, Franklin Delano Roosevelt, thuộc đảng dân chủ. Ông Roosevelt là vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất đã tại chức hơn hai nhiệm kỳ từ năm 1933 đến năm 1945. Tổng thống Roosevelt được xem là một trong ba tổng thống kiệt xuất của Hoa Kỳ đứng bên cạnh các ông George Washington, vị tổng thống đầu tiên, một người không đảng phái và tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là ông Abraham Lincoln thuộc đảng cộng hòa.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái của thập niên 1930, Roosevelt đã lập ra chương trình “New Deal” để cứu trợ thất nghiệp, cải tổ hệ thống kinh tế. Nhưng đáng kể nhứt trong di sản của ông là lập ra hệ thống an sinh xã hội và cuộc chỉnh lý thị trường tài chính “Wall Street”. Người thứ hai Obama đem ra làm bình phong trong bài diễn văn là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, ông Ronald Wilson Reagan thuộc đảng cộng hòa . Vị tổng thống này đã nỗi tiếng ngay trong bài diễn văn nhậm chức của mình ngày 20/1/1981. Ông Reagan đã nói: “Chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta; mà chính phủ mới chính là vấn đề.” Là một tài tử đóng phim hạng B, ông Reagan bị coi là hoang tưởng khi đặt thành vấn đề “Stars War”. Nhưng trên thực tế, hiện nay, ý tưởng này của Reagan đã làm thay đổi toàn bộ cái nhìn trong chiến tranh, và cách hành xử của phần lớn thế giới. Ngoài ra, tổng thống Reagan còn đóng góp vào việc giải quyết chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản, khiến ông trở thành một trong những tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ. Ông Obama nhắc tới ông Roosevelt và Reagan là sự gián tiếp so sánh kế hoạch y tế của mình có giá trị lịch sử chẳng thua gì ai.
Cuối cùng, ông Obama đã không ngại ngùng dứt điểm bài diễn văn bằng những lời lẻ gay gắt, nẩy lửa: “Xin hiểu rõ, tôi sẽ không làm mất thì giờ vì những kẻ tính toán muốn hủy diệt kế hoạch này thay vì tán đồng nó…Tôi không đứng yên để đợi những kẻ chỉ vì đặc quyền đang xử dụng chiến thuật cổ điển để duy trì tình trạng y tế cũ”. Rồi Obama hằn học bồi thêm : “Nếu quí vị cố tình suy diễn sai lạc nội dung chương trình, tôi sẽ mời quí vị ra ngoài lề”. Và ông đã không ngần ngại nói thẳng, đối với những khuynh hướng cải cách xã hội này. Không phải ông là người đầu tiên bị chỉ trích, mà trước đó tổng thống Roosevelt đã từng bị kết án là có tư tưởng cộng sản.
Qua sự trình bày của ông Obama. Câu hỏi đặt ở đây là lấy ở đâu ra để có 1,000 tỷ đô la để thực hiện kế hoạch khi ngân khố trống rỗng, chính phủ đang in tiền không ngừng ? Để trả lời, ai cũng nhìn thấy muốn có 1,000 tỷ, chỉ còn cách duy nhứt là móc túi người dân bằng cách gia tăng các sắc thuế mà thôi. Đây cũng là lý do giải thích sự dằn co, trả treo tại quốc hội cả tháng nay và người dân xuống đường biểu tình phản đối tại nhiều nơi.
Người Mỹ là một dân tộc thích hàng “Free” và hàng “On sale”. Bảo hiểm do nhà nước quản lý với giá rẻ là giá hàng …“On sale”. Nhưng “On sale” bao nhiêu phần trăm? Kế hoạch của Obama không đưa ra được con số dù là… ước đoán. Nên đã khiến nhiều người chán ngấy và ngờ vực, đặc biệt là dân nghèo hồ nghi về miệng lưỡi của con người. Hơn nữa, lại là một người được khen là có tài ăn nói.
Phải nói rằng, hiện nay trên thế giới hệ thống y tế của Mỹ luôn đứng hàng đầu. Hàng năm chính phủ đài thọ 2 ngàn 200 tỷ đô la để lo việc chăm sóc y tế cho người dân. Con số này đã chiếm tỷ lệ 16% trong tổng số GDP quốc gia. Với số chi phí lớn lao như vậy, nhưng vẫn còn có gần 50 triệu người không có khả năng mua bảo hiểm y tế. Trong khi ấy những người có bảo hiểm, họ chỉ được hưởng một số dịch vụ nhất định không quá 25 triệu người. Như vậy thử hỏi, phải chăng kế hoạch y tế của Obama trong 10 năm tốn 1,000 tỷ để đem đến bảo hiểm đến cho mọi người là chuyện nói vậy nhưng không phải vậy? Nói vậy nhưng không phải vậy hàm ý đề cập đến việc không đúng với sự thật. Lý thuyết cộng sản đưa ra “làm theo năng xuất, hưởng theo nhu cầu” nghe qua rất hấp dẫn, nhưng là cái bánh vẽ. Vì nếu là bánh thực, thì không còn có ai cố gắng để làm việc.

Bánh vẻ lúc nào trông cũng ngon, đẹp mắt. Lời nói đường mật bao giờ nghe cũng bùi tai cho dù là lời nói dối, nhưng người ta vẫn thích nghe. Rồi đây, kế hoạch y tế của tổng thống Obama nếu được quốc hội thông qua có tốt đẹp như ý muốn của mọi người, hay chỉ là bánh vẻ thì thời gian sẽ trả lời. Nhưng nhìn hình ảnh gia đình bốn người da màu đứng trước một toà nhà trắng toát, người ta không thể phủ nhận đó là tấm gương phản chiếu hình ảnh mầu nhiệm, tuyệt vời của thể chế dân chủ, tự do. Đây là giá trị tuyệt đối trong tương đối mà mọi sắc dân đang cư ngụ tại Hoa Kỳ cần học hỏi, trong đó có thế hệ thứ hai của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại.

• Đặng thiên Sơn (14/10/09)

Sunday, October 11, 2009

Từ nghị quyết cờ vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Wasington đến nghị quyết 36 của Việt Cộng

•Đặng thiên Sơn

Người ta còn nhớ vào ngày 05 tháng 2 năm 2004, ông Pam Roach, Thượng nghị sĩ tiểu bang Washington đã đưa ra thảo luận tại thượng viện tiểu bang này hai nghị quyết. Nghị quyết thứ nhất, công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản. Nghị quyết thứ hai, ủng hộ dự án xây tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền dưới thời chính phủ VNCH.

Trước quyết định này, ngày 10-2-2004, đại sứ VC là Nguyễn Tâm Chiến đã vội vả viết một văn thư dài hai trang đánh máy gởi đến văn phòng Thượng nghị Sĩ Pam Roach để phản đối. Những luận cứ Nguyễn Tâm Chiến đưa ra đã chứng tỏ sự hiểu biết nông cạn của một cán bộ ngoại giao cao cấp VC về các thể chế chính trị trên thế giới. Trong thư phản đối, Nguyễn Tâm Chiến nói lòng vòng về quan hệ Mỹ - Việt và kể những thiện chí sau ngày hai nước thiết lập bang giao. Trong thư phản đối đó có ba điểm đáng chú ý, xin tóm lược như sau:

Thứ nhứt, Nguyễn Tâm chiến nói sau 30 năm cờ vàng ba sọc đỏ không còn là biểu tượng của chính quyền nước Việt Nam Cộng Hòa nữa, nên tiểu bang Washington công nhận cờ vàng và xây dựng tượng đài là hành động phủ nhận nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - một nước có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, Nguyễn Tâm Chiến cho biết từ khi có bang giao Mỹ -Việt, Việt Nam đã làm hết sức mình để quên quá khứ, nhìn về tương lai. Vì vậy, tiểu bang Washington vinh danh cờ vàng và cho xây tượng đài là dấu hiệu khơi lại quá khứ đau buồn và làm sống dậy hận thù giữa Mỹ và Việt Cộng.

Và điều thứ ba, trơ trẽn và sống sượng hơn khi Nguyễn Tâm Chiến nham nhở nói : “Với một chính sách vững chắn, Việt Nam hoan nghênh các hoạt động tham gia của người Mỹ gốc Việt trong việc mở rộng quan hệ qua lại có lợi giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và sự hội nhập thiết thực của họ vào giòng chính trị chính của đời sống Hoa Kỳ. Việt Nam hy vọng mạnh mẻ rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt với khoảng gần 50 ngàn người đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, cũng sẽ tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác (As a consistent policy, Vietnam welcomes active participation by Vietnamese Americans in expanding the mutually beneficial relationship between Vietnam and US and their effective integration into the mainstream of the US life. It is Vietnam's strong hope that the community of Vietnamese Americans, about nearly fifty thousand of whom have chosen your State as their new home, will also adopt the spirit of friendship and cooperation.). Đoạn thư này, đã cho thấy Nguyễn Tâm Chiến không biết ngượng ngùng và sống sượng khi cho rằng những người Việt tỵ nạn CS - những kẻ đã bị Việt Cộng hành hạ, bắt bớ, giam cầm và cướp đoạt tài sản đến nỗi phải bỏ nước ra đi, là một bộ phận của nước Việt Nam Cộng Sản.

Hai tuần lễ sau, ngày 23-2-2004, từ văn phòng Thượng nghị sĩ Pam Roach, ông Terrell A. Minarcin viết thư trả lời Nguyễn Tâm Chiến. Với lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng đanh thép như cha dạy con, ông Terrell A. Minarcin đã dạy tên cán bộ ngoại giao cao cấp VC một bài học đích đáng. Và cảnh cáo VC đừng can thiệp vào nội bộ của tiểu bang Washington.

Với tư cánh là một cư dân tiểu bang Washington, ông Terrell A. Minarcin cho Nguyễn Tâm Chiến biết người dân tại tiểu bang Washington không thể nào chấp nhận lá cờ máu của VC, vì đó là lá cờ đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, là lá cờ mang tinh thần diệt chủng. Ông Terrell A. Minarcin còn nhấn mạnh, vinh danh cờ VC là đồng lõa với tội ác và chống nhân loại nên dân tiểu bang Washington không thể làm điều này. Còn đối với việc xây tượng đài kỷ niệm, là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những người đã cống hiến sự hy sinh cao quý cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Riêng lá cờ vàng với ba sọc đỏ, ông Terrell A. Minarcin nhận xét chẳng những tiêu biểu cho chính nghĩa quốc gia của VNCH mà còn là biểu tượng đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Cuối cùng ông Terrell A. Minarcin cảnh cáo đại sứ VC đừng xen vào vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington và của những người Mỹ gốc Việt đã đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng cho tiểu bang.

Thư trả lời của ông Terrell A. Minarcin là một cái tát nẩy lửa vào mặt Nguyễn Tâm Chiến, cũng như dạy cho tập đoàn VC biết thêm về nền chính trị Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được chính quyền Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ hay còn gọi là chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, là một nước cộng hoà được thành lập bởi các tiểu bang, thì Nguyễn Tâm Chiến đã không lôi cái gọi là “bang giao Mỹ-Việt” ra … “làm việc’ với Thượng nghị sĩ Pam Roach . Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được trên bình diện quốc tế Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hay nói cách khác chính quyền Hoa Kỳ chỉ là nhân tố chủ đạo của hệ thống chính quyền quốc gia, nhưng sự tự trị của từng tiểu bang là quyền Hiến định, thì không có vụ lôi vấn đề “bang giao Việt -Mỹ” ra làm căn bản để … “khiếu kiện”. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu “cái chung” của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một nước theo chủ nghĩa tự do, dân chủ, nhưng “cái riêng” là người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nền hành chánh với ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp của tiểu bang, quận hạt và thành phố, thì không ngu ngốc đến độ phản đối việc làm của các nghị sĩ tiểu bang khi dựa vào các quyết định của chính quyền trung ương. Sự phân quyền giữa trung ương và địa phương trong chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, đã giải thích tại sao trên đất Mỹ nơi nào có Ban Đại Diện CĐVN là nơi đó có nghị quyết vinh danh cờ vàng, và những ngày lễ nêu cao chính nghĩa quốc gia VNCH đều được chính quyền địa phương tham gia, hổ trợ.

Thất bại trước việc ngăn cản nghị quyết cờ vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Wasington, Việt Cộng vội vả tung ra kế hoạch gây rối loạn, phá hoại sức mạnh của CĐVNHN. Kế hoạch này gọi là “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Đây là “Nghị quyết 36” của VC được thứ trưởng Phan Diễn ký ngày 26/3/2004. Cái gọi là “Nghị quyết 36” đã chính thức chỉ thị cho VC nằm vùng tìm cách… “thôn tính” cộng đồng người Việt hải ngoại qua các lãnh vực Văn Hoá, Xã hội, Kinh tế và Chính trị.

Để thực hiện điều này, về phương diện Văn hóa, VC đã tạo ra hàng loạt những website internet, giao lưu văn hoá, văn nghệ , phát thanh, truyền hình nữa nạc nữa mở để tuyên truyền. Đối tượng VC nhắm đến là thế hệ thứ hai của người Việt tỵ nạn CS để phổ biến những văn hoá phẩm xuyên tạc lịch sử, thần tượng hóa Hồ Chí Minh, đồng thời bôi lọ cuộc chiến chính nghĩa mà quân dân VNCH đã tham dự vào. Về xã hội, VC cho “đẻ” ra thêm bằng cách tách ra làm hai các hội tương tế, hội ái hữu đồng hương, các hệ phái tôn giáo, nhà thờ mới, chùa mới để tạo ra sự chia rẻ, mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau trong cộng đồng. Về chính trị, VC cày người vào các cơ quan chính quyền địa phương qua hệ thống du học sinh tốt nghiệp xin ở lại làm việc, kết hôn với con cái những nạn nhân cộng sản để tạo ra sự tranh chấp trong gia đình người Việt quốc gia chân chính. Mặc khác VC tung cán bộ các cấp từ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ tưởng đến tép riu ra nước ngoài vừa du hí, rữa tiền vừa để tổ chức các buổi hội thảo nối nhịp cầu thông cảm trong và ngoài nước gây rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Về kinh tế, VC dùng tiền ăn cắp trong ngân khố quốc gia, tiền cướp đoạt tài sản của người dân đem ra nước ngoài đầu tư cạnh tranh với những cơ sở thương mại của người Việt tỵ nạn đã mồ hôi, nước mắt trong mấy mươi năm cực nhọc mới có được. Với số tiền kếch sù tư bản đỏ VC muốn khống chế kinh tế của người Việt quốc gia hải ngoại. Trong khi ấy , VC kêu gọi người hải ngoại về nước đầu tư xây dựng lại đất nước là một sự trớ trêu, mâu thuẩn không thể nói hết được.

Sau hơn 5 năm cái gọi là “Nghị quyết 36” của VC ra đời, kiểm điểm lại Việt Cộng đã thu lượm được kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi này, thì một điều không thể phủ nhận là Việt Cộng chẳng thu lượm được kết quả khả quan nào trên 4 lãnh vực như ý họ mong muốn.

Đến nay, khi cờ máu VC xuất hiện nơi đâu là bị hạ xuống ngay lập tức. Đến nay, các tên VC Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đi đến đâu cũng phải cúi mặt trước rừng cờ vàng, ngoại trừ bọn người buôn dân, bán nước này sang triều cống Tàu Cộng phải đi khom lưng. Đến nay, với hơn trên 130 nghị quyết vinh danh cờ vàng tại Hoa Kỳ, và việc xây dựng tượng đài vinh danh chính nghĩa VNCH nhiều nơi trên thế giới từ Âu châu, Mỹ Châu và Úc Châu mỗi ngày mỗi gia tăng, đã chứng minh cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa về sự thất bại của VC trong việc muốn nhuộm đỏ CĐVNHN qua cái gọi là “Nghị quyết 36”. Nhưng, điều quan trọng hơn hết là hình ảnh “trăm hoa đua nở” với sự hiện diện của thế hệ thứ hai bên cạnh cha, anh trong các Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam lưu vong, đã làm mạn lưới chống cộng của người Việt quốc gia tại hải ngoại thêm vững mạnh.

Đặng thiên Sơn
(07/10/09)