Thursday, April 9, 2009

Vài nét về sự hình thành:Cộng Đồng Việt Nam Miền Bắc California

Vài nét về sự hình thành:
Cộng Đồng Việt Nam Miền Bắc California
* Đặng thiên Sơn
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thương đau, hàng triệu đứa con của mẹ Việt Nam phải bỏ nước ra đi tìm tự do trên khắp bốn phương trời. Nghe nói, vào những năm cuối thập niên 70, những người Việt lưu vong đầu tiên trên đất Hoa Kỳ đã có mặt tại thành phố San Jose. Thành phố này, lúc ấy là một thành phố thưa thớt người Việt và buồn hiu.
Vào năm 1990, khi làn sóng anh, chị, em gia đình Cựu Tù Nhân Chính Trị sang định tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O, đặc biệt là tại San Jose càng ngày càng đông đã làm cho sinh hoạt cộng đồng của người Việt tại thung lũng điện tử - “Thủ đô chính trị” của người Việt tỵ nạn cộng sản khởi sắc hơn.
Nhận thấy sau gần 20 năm định cư, người việc đã trở thành một cộng đồng đáng kể tại địa phương và là một thực thể không thể phủ nhận. Nên vào năm 1993, chúng tôi và một số anh em Cựu TNCT, chiến hữu, bạn bè, những người quốc gia chống cộng đã ngồi lại thảo luận và quyết định thành lập một Ban Vận Động để bầu Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Miền Bắc Cali. Những buổi họp đầu tiên anh em gặp nhau tại trụ sở văn phòng Hội Người Việt Cao Niên địa chỉ số 842 South First Street thành phố San Jose. Sau đó, văn phòng làm việc của Ban Vận Động được đặt tại Khu Hội CTNCT/BCL tọa lạc tại số 722 N. 10th ST.
Sau gần nửa năm làm việc, vào tháng giêng năm 1994, một phiên họp của hơn 50 tổ chức, đoàn thể , phong trào, đảng phái sinh hoạt tại miền Bắc Cali và với sự tham dự của hơn 250 đồng hương, báo chí, truyền thanh, truyền hình được tổ chức tại phòng họp của quận hạt Santa Clara số 500 West Heding, Hội Đồng Bầu Cử Cộng Đồng VN Bắc Cali đã được bầu ra. Thành phần Hội Đồng Bầu Cử CĐVN/BCL gồm có:
Ủy Ban Điều Hành:
Đặng thiên Sơn (Chủ tịch), Trần quang Trí (P.Chủ tịch nội vụ), Nguyễn vạn Bình (P. Chủ tịch ngoại vụ), Nguyễn Châu (Tổng thư ký), Trần mạnh Hòa ( P.Tổng thứ ký) và bà Lam Lương (Thủ quỹ)
Ủy Ban Giám Sát:
Hoàng đắc Cương, Hà hữu Kiều, Nguyễn Cúc, Vũ viết An, Nguyễn thành Long.
Ban Cố Vấn:
Gồm có các nhân sĩ, trí thức khắp miền Bắc California. Cho đến nay kẻ còn, người mất như các vị sau đây:
Cụ Trần hữu Phúc, cụ Phan viết Phùng, cụ Võ phi Hổ, cụ Nguyễn gia Liên, cụ Trương đình Sửu, cụ bà Phạm Trương, cụ Nguyễn bích Liên, cụ Lê văn Cao, cụ Võ Toàn, cụ Lê hữu Dãn, cụ bà Minh Hà, Tiến sĩ Nguyễn văn Canh, Bác sĩ Nguyễn tôn Hoàn, Luật sư Nguyễn tường Bá, ông Bùi huy Hải, ông Cao thiện Chánh.
Và một Ban Vận Động hùng hậu với các vị:
Ông Ngô ngọc Anh, Ô. Nhuận Bằng, Ô. Vũ thế Cường, Ô. Phạm Cương, Ô. Đỗ văn Chấn, Ô. Đỗ đình Chương, Ô. Hoàng thế Duyệt, Ô. Nguyễn tái Đàm, Ô. Nguyễn quang Định, Ô. Đinh văn Tuyên, Ô. Trương Hàm, Ô. Nguyễn chung Quân, Ô. Đỗ Hùng, Ô. Thomas Nguyễn, Ô. Cao văn Hùng, Ô. Vũ đình Huy, Ô. Nguyễn mạnh Hùng, Ô. Hoàng văn Hữu, Ô. Phạm văn Hùng, Ô. Nguyễn tiến Khai, Ô. Vương Lực, Ô. Nguyễn hữu Lục, Ô. Nguyễn văn Minh, Ô. Trương Nghĩa , Ô. Nguyễn thiếu Nhẫn, Ô. Nguyễn thành Nhơn, Ô. Triệu Phổ, Ô. Bảo Tố, Ô. Trần Quân, bà Huỳnh thị Quang, Ô. Võ văn Sĩ, LS. Lê Duy San, Ô. Kỳ Sơn, Ô. Nguyễn anh Tùng, Ô. Trần hữu Thành, Ô. Chu Tấn, LS. Ngô văn Tiệp, Ô. Phạm quang Trình, LS. Nguyễn Thành, Ô. Chu Tấn, Ô. Thomas Nguyễn Thông, Ô. Trương bổn Tài, Ô. Zone Liêu Trai , Ô. Trần Minh Xuân, Ô. Nguyễn Ngọc.
Tôi ghi lại tên từng vị ở trên từ Ủy Ban Điều Hành, Ủy Ban Giám Sát, Ban Cố Vấn, Ban Vận Động, thứ nhứt, như một lời cám ơn chân thành vì lợi ích chung, chúng ta đã cùng sánh vai đóng góp công sức, tiền bạc và tâm huyết để hình thành một Ban Đại Diện Cộng Đồng Chính Danh của CĐVN tại miền Bắc Cali đại diện cho đồng hương Việt Nam của 12 thành phố: San Jose, Milpitas, Campbell, Mountain View, Hayward, Monterey, Oakland, San Fransico, Modesto, Livermore, Sacramento. Thứ hai, để mọi người cùng nhận rõ đến nay chỉ có một số ít người, rất ít trong danh sách nêu trên vì một nguyên nhân nào đó đã tách ra làm thành một Ban Đại Diện Cộng Đồng thứ hai mà người ta thường gọi là “Cộng Đồng Tiếm Danh”. Điều này đã cho thấy mầm móng sự chia rẽ đã có sẵn nhưng qua sự kiện họ binh vực, bảo vệ những việc làm sai trái, phản dân chủ của bà Nghị viên phản bội Madison Nguyễn khu vực 7, với những hành động và lời nói chỉ có thể thấy ở những nước độc tài cộng sản, thì chân tướng quan điểm chính trị của những cá nhân, hội đoàn, đảng phái ủng hộ bà ta đã lộ diện.
Sau khi được thành lập, Hội Đồng Bầu Cử Ban Đại Diện nhiệm kỳ I đã soạn thảo Nội Quy và Điều Lệ Sinh Hoạt cho Ban Đại Diện Cộng Đồng VN/BCL. Nội Quy gồm có 5 chương và 18 điều. Trong đó với lời mở đầu như sau: “Chúng tôi là những người Việt Quốc Gia cư ngụ tại Miền Bắc California, Hoa Kỳ đồng tâm theo đuổi mục tiêu tương thân, tương trợ; duy trì và phát huy Văn Hóa Việt Nam tại hải ngoại; tranh đấu và bảo vệ những quyền lợi của tập thể người Việt trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ; yểm trợ các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam đồng ý thành lập CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM MIỀN BẮC CALIFORNIA.”
Tôn chỉ và mục đích sinh hoạt cộng đồng của CĐVN/BCL gồm những điểm chính như:
- Không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản và các chế độ độc tài.
- Duy trì và phát huy văn hóa Việt Nam
- Tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của tập thể người Việt tại miền Bắc Cali.
- Tôn trọng nguyên tắc dân chủ và luật pháp Hoa Kỳ.
- Cộng tác với các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
- Yểm trợ cho các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam.
- Liên lạc và thân thiện với các sắc dân khác tại Hoa kỳ.
Với tôn chỉ và mục đích rõ ràng như trên, và với sự vận động tích cực của Ban Vận Động nên cho đến ngày hết hạn nhận đơn ứng cử, Hội Đồng Bầu Cử nhiệm kỳ I đã nhận được hồ sơ của 6 liên danh xin ứng cử vào Ban Đại Diện Cộng Đồng. Mỗi liên danh gồm có 7 người. Như vậy có tất cả 42 vị tham gia ứng cử. Thật là một cuộc bầu cử hào hứng, sôi nổi có một không hai trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Điều này đã trở thành sự khích lệ, là tấm gương cho việc thành lập Ban Đại Diện CĐVN khắp nơi trên Hoa Kỳ và hải ngoại nơi có nhiều người Việt cư ngụ.
Tới đây, tôi xin mở dấu ngoặc là với tư cách Chủ Tịch Hội Đồng Bầu Cử, đích thân tôi đã đến Văn Phòng IRCC của ông Vũ văn Lộc tọa lạc trên đường San Carlos. Tôi đã gặp và đã đề nghị với ông VVL tham gia vào cuộc bầu cử và Liên Hội Người Việt Quốc Gia nên lập một Liên danh để ra tranh cử. Đây là cơ hội nếu Liên danh của Liên Hội đắc cử thì sự làm việc sẽ thuận lợi hơn. Nhưng lúc ấy, ông Vũ văn Lộc từ chối vì lý do cần thảo luận với các Ủy viên khác trong Liên Hội. Sau đó, trong một bài báo ông Vũ văn Lộc viết đăng trên tờ Thời Báo của ông Vũ bình Nghi bày tỏ quan điểm liên quan đến vấn đề bầu Ban Đại Diện Cộng Đồng Chính Danh tại miền Bắc Cali với “hai không”, là Liên Hội NVQG/BCL “Không chống - Không tham gia bầu cử”.
Cho tới nay, khi Ban Đại Diện Cộng Chính Danh Miền Bắc Cali ra đời, thì danh xưng Liên Hội Người Việt Quốc Bắc Cali đã tan vào hư vô, đã chìm vào sự quên lãng của mọi người. Có chăng, khi nhớ đến, thì trong lòng người Việt miền Bắc Cali chỉ còn lại cái danh xưng thoang thoáng, mơ hồ là “Liên Hội Lời Ăn, Lỗ Chịu”. Đây là thành tích của LHNVQG/ BCL gặt hái được trong mấy mươi năm nhờ tổ chức Hội Tết tại Fairground nằm trên đường Tully Road.
Các Liên Danh ra tranh cử trong kỳ bầu cử Ban Đại Diện Cộng Đồng Bắc Cali nhiệm kỳ đầu tiên như sau:
Liên danh I: Do ông Nguyễn tái Đàm làm Thụ Ủy lấy danh hiệu Đoàn Kết và dấu hiệu là Đàn Chim Việt với 6 ứng cử viên khác là các ông : Ô. Nguyễn thiếu Nhẫn -Lương trung Nghị - Nguyễn văn Thông - Lương viết Phi -Nguyễn văn Lợi - Phạm quốc Mỹ
Liên danh II: Do ông Huỳnh Khuê làm Thụ Ủy lấy danh hiệu Xây Dựng và dấu hiệu là Năm Viên Gạch với 6 ứng cử viên khác là các ông: Ô. Phan viết Phùng - Hồ Liêm - Nguyễn văn Khái - Huỳnh Văn - Trần văn Loan - Trần ngọc Hải.
Liên danh III: Do ông Vũ thế Khanh làm Thụ Ủy lấy danh hiệu Bông Mai và dấu hiệu Bông Mai với 6 ứng cử viên khác là các ông: Ô. Hà thúc Trạch - Đặng kim Toàn - Trần văn Hoa - Bà Lan Nguyễn Caderon - Lê hòa Hiệp - Trần anh Tông.
Liên danh IV: Do ông Hồ văn Khởi làm Thụ Uỷ lấy danh hiệu Đuốc Việt và dấu hiệu Cây Đuốc với 6 ứng cử viên khác là các ông: Bà Angelena Hà Thúc - Nguyễn tấn Đức - Bùi hữu Vị - Trần Quân - Trần việt Sơn - Quản đức Me.
Liên danh V: Do ông Đỗ Hùng làm Thụ Ủy liên danh lấy danh hiệu Thế Hệ Phục Vụ và dấu hiệu Quyển Sách với 6 ứng cử viên khác là các ông: Ô. Lê hữu Phú - Nguyễn anh Tùng - Dương văn Phước - Vũ đình Huy - Dương quang Thanh - bà Nguyễn thúy Loan.
Liên danh VI: Do ông Đặng vĩnh Mai làm Thụ Ủy liên danh lấy danh hiệu Cựu Tù Nhân Chính Trị và dấu hiệu dấu hiệu Trái Tim Việt Nam Tự Do với 6 ứng cử viên khác là các ông: Ô. Nguyễn quý Nhượng - Đỗ văn Trảng - Nguyễn đình Hoè - Phan quang Nghiệp - Nguyễn Hiền và cụ Nguyễn Phụng.
Sáu Liên danh kể trên sau đó đã làm lễ ra mắt đồng hương tại nhà hàng Phú Lâm với sự tham dự của 500 quan khách, dưới sự điều hợp chương trình của Luật sư Nguyễn Thành.
Để cho cuộc bầu cử được thành công, HĐBC đã kêu gọi sự hỗ trợ tài chánh của đồng hương. Lời kêu gọi của HĐBC đã được đồng hương nhiệt liệt ủng hộ với số tiền lên đến 15.000 đồng. Số tiền nói trên đã được dùng vào các việc sau đây:
- In hàng ngàn poster màu khổ lớn cho các Liên danh để dán tường nơi tập trung người Việt qua lại như chợ và nhà hàng VN.
- In trên 50 ngàn plyers tâm thư, chương trình làm việc của các Liên danh.
- In 15 ngàn thẻ cử tri và lá phiếu bầu các liên danh.
- In hàng chục ngàn cẩm nang hướng dẫn đi bầu, cách bầu bằng thư, bầu trực tiếp và các địa điểm bỏ phiếu.
- Vận động bầu cử trên các báo, trên truyền thanh và truyền hình địa phương. Và đặc biệt HĐBC có giờ phát thanh “Bầu Cử Cộng Đồng” và ấn bản báo “Bầu Cử Cộng Đồng” phát hành hàng tuần 4 - 8 trang để phổ biến tin tức bầu cử..
- HĐBC đã xử dụng 10.000 con tem (lúc ấy 23 cent)
- 10 ngàn bao thư.

Ngoài ra, Hội Đồng Bầu Cử Nhiệm Kỳ I đã thuê mướn truyền hình để tổ chức 6 buổi trực tiếp truyền hình trên đài truyển hình VN Tự Do của ông Nguyễn Mạnh và cô Đỗ Mùi cho các Liên danh trình diện cử tri và trình bày quan điểm lập trường của mình và những buổi nói chuyện của HĐBC được đài VNTD phỏng vấn. Song song đó, HĐBC đã tổ chức hàng chục buổi phát thanh cho các Liên danh tranh luận để đồng hương theo dõi. Ngoài báo chí Việt ngữ trong vùng, việc tổ chức bầu Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali đã làm chấn động dư luận các sắc dân tại địa phương. HĐBC và các Liên danh đã được ký giả Ken MCLaughlin báo San Jose Mercury thường xuyên theo dõi, tiếp xúc viết bài tường thuật và Chủ Bút báo này đã mời Ban Điều Hành HĐBC đến tòa soạn dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt.

Ngoài khu vực thành phố San Jose, Hội Đồng Bầu Cử đã thiết lập nhiều văn phòng đại diện để ghi danh bầu cử, ứng cử, bỏ phiếu tại các thành phố như Monterey/Marina, Oakland-SF, Modesto, Livermore và Sacramento. Văn phòng Đại diện HĐBC tại các địa phương đã tổ chức những buổi nói chuyện cho 6 liên danh trước cử tri. Số nhân sự tham gia vào việc tổ chức bầu cử BĐDCĐ/BCL nhiệm kỳ I đã lên đến 300 người.
Với những nỗ lực làm việc vừa kể, kết quả bầu cử đã đạt đến con số vào phút đầu trên 10 ngàn cử tri ghi danh, đến phút cuối có gần 14 ngàn cử tri ghi danh và kết quả sau cuộc kiểm phiếu có 13 ngàn 523 cử tri tham dự khắp các thành phố tại miền Bắc Cali. Trong đó được chia ra bầu bằng thư 7.929 phiếu và trực tiếp trong hai ngày 25 và 26/9/94 là 5.594 phiếu hợp lệ và 257 phiếu bất hợp lệ.
Cuộc kiểm phiếu tại văn phòng HĐBC nằm trên lầu building 722 N. 10 St. (tức đền Vọng Bái Quốc tổ do ông Quản đức Me quản thủ) với sự chứng kiến của các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình Việt - Mỹ (báo Mỹ có ký giả Ken McLaughlin (SJMN). Liên danh với danh hiệu Tuổi Trẻ Phục Vụ dấu hiệu Quyển Sách do Tiến sĩ Đỗ Hùng Thụ Ủy đã dẫn đầu được số phiếu cao nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% phiếu bầu, đã đắc cử Ban Đại Diện CĐVN/BCL nhiệm kỳ I. Ông Đỗ Hùng đã trở thành vị Chủ tịch Ban Đại Diện CĐVN/BCL đầu tiên, ông Huỳnh Khuê Phó Chủ tịch Nội vụ, ông Nguyễn anh Tùng Chủ tịch Ngoại vụ và ông Lê hữu Phú Tổng thư Ký.
Sau đó, việc bầu Ban Đại Diện CĐ nhiệm kỳ II, III được tổ chức bởi các ông Nguyễn vạn Bình, Lý Tuấn và nhiệm kỳ IV được tổ chức bởi Lý Tuấn, Cao Thị Tình và Thomas Nguyễn. Và các vị Chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng tiếp nối nhau là các ông Nguyễn tái Đàm, Phạm quốc Hùng, Phạm hữu Sơn và Chủ tịch BĐD đương nhiệm là ông Nguyễn ngọc Tiên.
Hiện nay, việc tổ chức bầu Ban Đại Diện nhiệm kỳ V đang do Tiến sĩ Lê Hữu Phú Chủ tịch HĐBC và Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali do Kỹ sư Lê Lộc lãnh đạo đang phối hợp thực hiện sẽ diễn ra vào tháng 6/ 2009. Hy vọng với thành phần nhân sự của Ủy Ban Bầu Cử và Liên Đoàn Cử Tri sẽ tạo được thành tích đáng kể.
Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Miền Bắc California là một tổ chức bất vụ lợi làm việc có giấy phép của tiểu bang - một thực thể được chính quyền địa phương công nhận vì tư cách pháp nhân của nó.
Là một thành viên trong cộng đồng VN, mọi người trong chúng ta có thể tự hào về sự đóng góp của cộng đồng mình vào sự phồn thịnh của thành phố khi người Việt có mặt tại nơi đây. Những ý tưởng gây chia rẽ cộng đồng, những tin đồn nhảm nhí nhằm bôi lọ Ủy Ban Bầu Cử và Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali để làm giảm sức mạnh của cộng đồng, là ý đồ đen tối của bọn Việt Cộng nằm vùng, của bọn Việt gian, của bọn đón gió trở cờ cần phải được đập tan, phải được mọi người mạnh dạn lên tiếng để phơi bày ra ánh sáng.
Mọi người trong chúng ta phải nhìn về một hướng để thấy rằng, sức mạnh cộng đồng hôm nay, không phải tự nhiên mà có, không phải từ trên trời rơi xuống mà đó là công khó, sức lực, tiền bạc của gần 14 ngàn đồng hương cư ngụ khắp miền Bắc Cali đi tiên phuông đã dựng nên Ban Đại Diện Cộng Đồng Chính Danh trong 15 năm qua. Cho nên, những điều cần nói phải nói, khi tôi trình bày về sự thành lập Ban Đại Diện Cộng Đồng để chúng ta phải thấy Ban Đại Diện Cộng Đồng là một “di sản” quí báu của thế hệ hôm nay dành cho thế hệ mai sau noi theo và cần được nuôi dưỡng. Do đó, những người Việt quốc gia chân chính không bao giờ “cho phép” Việt Cộng và tay sai hủy diệt hay làm hoen ố danh xưng chính danh này.
Để chấm dứt, xin mời quí đồng hương, chúng ta hãy cùng cất tiếng hát “Rủ Nhau Đi Bầu”. Đây là lời ca của đoản khúc “Rủ Nhau Đi Bầu” mà ca nhạc sĩ Bảo Tố, Triệu Phổ, ông Cao văn Hùng và chúng tôi đã hợp soạn vào năm 1994 đang được phát thanh hàng ngày trên làn sóng Việt Nam AM 1430 của ông Huỳnh Hớn, để chúng ta cùng cổ võ và tham gia bầu cử Ban Đại Diện Cộng Đồng nhiệm kỳ V vào tháng 6/09 sắp tới cho thật đông. Nội dung bài hát như sau:
“Đồng bào ơi! Rủ nhau nào cùng nhau, cùng nhau đi bầu Cộng Đồng Miền Bắc Cali.
Đồng bào ơi! Rủ nhau nào cùng nhau, cùng nhau đi bầu đi bầu Cộng Đồng Việt Nam.
Bầu người hiền đức, tài ba! Bầu người yêu nước thương nhà thương nhà Việt Nam.
Bầu ai liêm khiết vì dân! Hy sinh cương quyết diệt loài Cộng nô.”
Đặng thiên Sơn
(9 tháng 4/ 2009)

Wednesday, April 8, 2009

Đừng để Việt Cộng ngồi rung đùi !

Đừng để Việt Cộng ngồi rung đùi!

* Đặng thiên Sơn

Đa số người Việt tại thành phố San Jose đều chán ngấy bà nghị viên khu vực 7, nhưng họ vẫn chưa đủ sức để lật đổ bà nghị viên phản bội này. Lý do thật dễ hiểu, là vì bà ta có chính quyền và thế lực các tổ chức, đảng phái địa phương bao che, đùm bọc, hỗ trợ. Tuy nhiên, sự chán ngấy đã thúc đẩy niềm tin ra đời của tổ chức mang tên: “Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc California ”. Sự ra đời của “Liên Đoàn Cử Tri…” đã cho thấy việc xây dựng cộng đồng không phải chỉ là vấn đề “Đi” hay “Ở” của một nghị viên mà còn nhiều thứ khác mà mọi người cần quan tâm.

Tại hải ngoại bất cứ một tổ chức chống cộng mới hay cũ của người Việt quốc gia đều gặp phải sự đánh phá, thọc gậy bánh xe của kẻ thù. Kẻ thù ở đây là những cá nhân, đoàn thể, tổ chức, đảng phái đã xoay chiều tư tưởng trong ý thức chống cộng. Đây là những thành phần mang danh tỵ nạn đã chấp nhận sự mua chuộc của Việt Cộng và đang được Việt Cộng sai khiến, giựt dây.

Trong vai trò tiền đồn của một thành phố mang tên Thủ Đô Chính trị của người Việt tỵ nạn CS tại hải Ngoại, cộng đồng VN tại San Jose trong hơn 30 năm qua đã trải qua nhiều phong ba, bão táp và đã ngậm đắng, nuốt cay với nhiều sự vùi dập từ mọi phía. Cho đến hôm nay cộng đồng này vẫn giữ vững ngọn cờ vàng trong tay. Đây là sự kiện làm Việt Cộng nhức nhối, điên đầu. Việt Cộng tưởng rằng sau ngày bầu cử đặc biệt 3/3/09 thì đã hết chuyện, chúng sẽ thoải mái tính toán những trò quỷ quái khác để tiếp tục tìm cách khống chế cộng đồng, nhưng sự ra đời của “Liên Đoàn Cử Tri người Việt Bắc Cali” đã trở thành cái cái gai mới trong mắt Việt Cộng. Việt Cộng và đồng bọn đang bày mưu, lập kế để nhổ cái gai chướng mắt này.

Là người Việt Nam quốc gia chân chính chúng ta phải hiểu rằng, Việt Cộng không bao giờ muốn người Việt hải ngoại đoàn kết lại. Việt cộng không bao giờ muốn cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một cộng đồng mạnh được chính quyền địa phương nể trọng. Trái lại, Việt Cộng luôn luôn muốn người Việt hải ngoại là một đống cát rời, là một tập thể ô hợp thiếu lãnh đạo chỉ huy.

Là những người Việt Nam quốc gia chân chính chúng ta cũng phải hiểu rằng, Việt Cộng biết đại đa số người Việt tại hải ngoại là những người không thích chế độ cộng sản. Nhưng, VC cũng hiểu từ chỗ không thích đến chỗ mọi người tích cực tham gia vào các tổ chức chống cộng là hai chuyện khác nhau. Sự khác nhau này là khoảng cách giữa những cá nhân và hoạt động cộng đồng. Khoảng cách này là điều kiện, là cơ hội VC chen chân vào để thổi những làn hơi độc phao tin đồn thất thiệt để phân hoá cộng đồng vốn đã rời rạc thiếu gắn bó thành phân năm, xẻ bảy.

Để hỗ trợ cho sự phá hoại chia rẽ cộng đồng ở phương diện khác, Việt Cộng dùng chiêu bài “giao lưu văn hóa”, chiêu bài “lấy tình thương xóa bỏ hận thù”, chiêu bài “nhịp cầu cũ mới”, chiêu bài “tôn giáo”, chiêu bài “cứu trợ, cứu đói - một miếng khi đói bằng gói khi no” và chiêu bài “kêu gọi mọi người về nước làm ăn” vân vân…Những chiêu bài nêu trên đã đem đến cho Việt Cộng thành công không nhỏ trong việc dẹp tan ý chí chống cộng trong lòng người tỵ nạn tự cho mình là kẻ thầm lặng. Một số người tỵ nạn do lòng tham thúc đẩy đã đem tiền về làm ăn hợp tác với Việt cộng và cũng vì do lòng ham muốn quyền lực, một số đảng phái xôi thịt đã thực hiện việc hòa giải, hòa hợp với VC đã nói lên sự thành công âm mưu chia rẽ cộng đồng của VC. Dù vô tình hay cố ý thì những hành động của những hạng người vừa kể là một trong những động lực chính đã góp phần không nhỏ làm trì trệ công cuộc đấu tranh chống cộng, diệt cộng của người hải ngoại và người trong quốc nội trong hơn 30 năm qua.

Nếu mọi người trong chúng ta quan niệm một cách đúng đắn và có trách nhiệm về nguyên nhân đã đưa đẩy mình có mặt nơi đất khách quê người, thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được nhiều việc hữu ích đối với dân tộc trong giai đoạn lịch sử vô cùng đen tối như hiện nay, VC đang hiến đất, dâng biển thêm cho Tàu cộng.

Con đường cứu nước ra khỏi sự thống trị ngu dốt của Việt Cộng hay việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh tại địa phương mình đang sống là con đường dài đầy chông gai, đầy thử thách đòi hỏi sự tiếp tay của nhiều người. Nếu ý thức được như vậy, chúng ta dễ sẵn sàng gạt bỏ những đố kỵ, nghi ngờ ra ngoài và nồng nhiệt tham gia vào việc chung. Sự sốt sắng của mỗi cá nhân sẽ làm khoảng cách giữa các tổ chức và quần chúng thu ngắn lại. Còn như chúng ta cứ mãi vùi đầu vào những vị kỷ và trốn tránh trách nhiệm, thì khoảng cách giữa quần chúng và các lực lượng chống cộng mỗi ngày mỗi dài thêm khiến cho VC dễ trà trộn quấy phá.

Hãy bình tâm, tỉnh trí để phát giác kịp thời bẫy ly gián của Việt Cộng đã, đang và sẽ tiếp tục giăng ra sau ngày lịch sử 3/3/09. Bình tâm để không phủ nhận giá trị xuất sắc của từng cá nhân như các ông: Nguyễn ngọc Tiên ( Chủ tịch BĐDCĐ/BCL), Đỗ Hùng (Phát ngôn Viên PTCTSJ đòi dân chủ), Thomas Nguyễn, Lê Lộc, Hồ Vũ và các cô Lưu Phương, Mỹ Phương và các thành viên trong Ủy Ban Bãi Nhiệm nghị viên Madison Nguyễn. Và tỉnh trí để không quên đề cao và khẳng định vai trò sức mạnh của tập thể trong những ngày sắp tới.

Lịch sử dân tộc đã chứng minh giai thoại về các thiên hùng ca đời nhà Trần với Hưng đạo Vương, với 10 năm kháng chiến của Lê Lợi, với Quang Trung Nguyễn Huệ là những tấm gương nói lên tinh thần kết hợp giữa những cá nhân xuất sắc và tập thể lãnh đạo trong thời kỳ dựng nước, giữ nước của dân tộc VN. Do đó, hôm nay con đường đấu tranh giải phóng đất nước ra khỏi tay bạo quyền Việt cộng và việc xây dựng một cộng đồng VN tại San Jose cũng không thể thoát ra khỏi quy luật sức mạnh của đoàn kết.

Là một thành viên của cộng đồng, nếu mỗi cá nhân không làm được một “việc nhỏ” thì cũng đừng tạo thêm những luận điệu phản bác qua lại, tự tôn về ý thức chống cộng hay xây dựng cộng đồng của mình một cách độc đoán. Đặc biệt là không nên dùng phương tiện riêng là “cái miệng” để thổi luồn dư luận một chiều. Điều này có thể gây ảnh hưởng hoang mang, ngờ vực trong lòng những người có nhiệt tâm khiến họ chán nản mất tin tưởng lẫn nhau. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến số người tham gia sinh hoạt cộng đồng từ lâu đã thưa thớt lại càng thưa thớt hơn. Trong khi ấy việc cộng đồng là việc mà một số ít người khó lòng gánh vác nổi. Yêu tố nầy, là mục tiêu Việt Cộng mong đạt tới và biết đâu cũng là điều bà nghị viên khu vực 7 mong đợi để bà có cơ hội “sang sông” thoát nạn lần thứ hai vào năm 2010.

Vì vậy, việc bầu cử Ban Đại Diện Cộng nhiệm kỳ 5 diễn ra vào tháng 6/09 và sự ra đời của “Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali” là các công tác bức thiết của cộng đồng. Và cũng là lúc một số cá nhân chủ động trong sinh hoạt cộng đồng, trong sinh hoạt đoàn thể nên vén màn lên để nhìn sự thật những điều cần làm, những điều không nên làm. Và cũng là lúc mọi người không nên tụm 3, tụm 7 để to nhỏ rồi quyết đoán sai lầm mà cứ tưởng đúng. Xin hãy gạt ra ngoài ý niệm mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ để dấn thân sinh hoạt với tập thể.

Để cho sinh hoạt tập thể được vững bền và phát triển, từng cá nhân nên hiểu rõ quyền tự do căn bản của cá nhân và những điều căn bản của sinh hoạt tập thể.

Quyền tự do căn bản của cá nhân là tự do mưu cầu sự sống, tự do tư duy, tự do tín ngưỡng, tự do di động và kết hợp.

Và khi sinh hoạt tập thể phải hiểu có cá nhân rồi mới có tập thể, chính vì vậy không có tập thể cá nhân vẫn sống. Do đó, không thể nhân danh tập thể để hủy diệt cá nhân, vì nếu cá nhân bị tiêu diệt thì tập thể không có lý do tồn tại.


Khi đã đồng ý và quyết định sinh hoạt chung trong tập thể thì nhu cầu điều hành là điều kiện phải được đặt ra. Một tổ chức phải có người lãnh đạo. Người lãnh đạo tập thể là người được chọn lựa trong số cá nhân theo sự ưng thuận và quyết định chung theo nguyên tắc dân chủ đa số nên cá nhân phải tôn trọng.

Khi đã đồng ý tham gia sinh hoạt hội đoàn nói riêng và tập thể nói chung, nếu mọi người nắm vững những nguyên tắc căn bản vừa nói và biết tôn trọng hai điều kiện tự trọng và tương kính lẫn nhau thì chắn sinh hoạt tập thể ngày càng vững mạnh.

Một người biết tự trọng là biết giới hạn trình độ hiểu biết của mình khi phát biểu trước tập thể và đúng giờ ấn định. Ngược lại, một người thiếu tự trọng sẽ phát biểu trước đám đông những điều quái gở, lạc đề, làm mất thời giờ của tập thể.


Người biết tương kính trong sinh hoạt tập thể, là người biết lắng nghe ý kiến kẻ khác, trước khi tới phiên mình được chỉ định phát biểu. Ngược lại, kẻ thiếu tự trọng thường cắt ngang lời người khác trong khi chưa tới phiên mình.

Muốn xây dựng một cộng đồng vững mạnh, nhưng chúng ta cứ triền miên sinh hoạt bằng tấm lòng thành, bằng những cảm tính của bản ngã, không chóng thì chày chính chúng ta sẽ thối lui vì chán nản trước những rạn nứt thiếu sự phân tách minh bạch. Điều này sẽ làm cho Việt cộng ngồi rung đùi vì chưa có đối thủ.


*Đặng thiên Sơn
(ngày 02 tháng 4 n ăm 2004)