Thursday, July 31, 2008

Nữ ca sĩ Thanh Loan từ “Vẫn Thương Màu Áo Trận” đến “Một Thời Binh Lửa”

Nữ ca sĩ Thanh Loan từ “Vẫn Thương Màu Áo Trận” đến “Một Thời Binh Lửa”

Đặng thiên Sơn

Sau một thời gian dài, tình cờ tôi gặp lại ca sĩ Thanh Loan trong buổi tiệc hội ngộ của các anh thuộc Khóa 5/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức/ QLVNCH. Vào những lần gặp gở trước, trong sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng, tôi thấy Thanh Loan xinh xắn, dáng vẻ kiêu hùng trong những bộ quân phục của “Màu Áo Trận”. Nhưng lần này lại khác, tôi thấy cô thướt tha, dịu dàng trong tà áo dài Việt Nam.

Trong buổi gặp gở, Thanh Loan nói với tôi về chủ đề CD cô đã thực hiện. Đó là hồi ký “Một Thời Binh Lửa” của Thiếu tá Bảo Định Nguyễn Hữu Chế. Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, tốt nghiệp Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Đơn vị cuối cùng của ông, là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Thanh Loan tặng tôi CD “Một Thời Binh Lữa”, muốn tôi nghe và muốn tôi nói lên cảm nghĩ của một người lính. Đó là nguyên do tôi viết những giòng này.

Khi phần nhạc mở đầu chìm vào hư không, giọng nói trầm ấm của người em, người yêu của lính từ xa xa vọng về: “Một danh dự lớn lao của Thanh Loan là được đem tiếng nói của mình ghi lại những trang chiến sữ hào hùng của QLVNCH. Bao nhiêu máu xương đã đỗ. Bao nhiêu chiến sĩ, kiện tướng ra đi không hẹn ngày trở về. Đó là những con người đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình để đổi lấy hạnh phúc của toàn dân… Xin dâng hết trái tim của người em nhỏ bé này đến với các anh hùng hào kiệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bằng tấm lòng tri ân vô bờ bến”.

Để rồi những thiên hùng ca thời chinh chiến, nói về những trận đánh cuối cùng, khốc liệt đã diễn ra với “Võ Đắc Trong Biển Lửa - Người Ở Lại Định Quán - Lui Binh và Đồng Nai Dậy Sóng” bắt đầu. Đây là những văn kiện lịch sử vừa oai hùng, vừa đau thương của cuộc chiến Quốc - Cộng, được con mãnh hổ Nguyễn Hữu Chế nhớ rừng, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ trời Việt Nam ghi lại:

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già.
Với tiếng gió gào ngàn
Với giọng nguồn thét núi
Với khi thét tiếng trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân trên sóng cuộn nhịp nhàng
Vượn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắt.
(Trong bài Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ)

Bằng hồi ức của một người lớn lên theo nghiệp đao binh, với trái tim như còn đang rướm máu, trên đôi mắt u buồn như còn những giọt lệ chưa khô, Bảo Định Nguyễn Hữu Chế đã ghi lại những hình ảnh dũng cảm, phi thường của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Quân Lực VNCH. Tất cả được Thanh Loan diễn đọc rõ từng chữ, từng chấm, từng phết, lúc trầm, lúc bổng, giữa tiếng đạn nổ, bom rơi khi chiến trường sôi động và im lặng rợn người khi màn đêm đổ xuống.

Nghe Thanh Loan nói và kể về “Một Thời Binh Lữa”, người ta cảm nhận được những hy sinh cao quí của những người mang “màu áo trận”. Nghe Thanh Loan diễn đọc “Một Thời Binh Lữa”, người nghe không khỏi ngậm ngùi, xót thương cho những chàng trai thế hệ. Và thương cho mẹ Việt Nam mấy mươi năm phải gánh chịu những đau thương ngập trời của lửa đạn.

Với những lúc khoan thai, những lúc vồn dập, những lúc lo âu muốn… ngộp thở trong vùng lữa đạn khi đối diện với quân thù, lúc chiến trường nổi sóng với những đợt tấn công của địch, lúc lui binh được an toàn, lôi cuốn của Thanh Loan, đã khiến tôi bàng hoàng, xót xa. Những lúc như vậy, hình như tôi đã thấy được từng nét bút của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế bị nhạt nhòa vì nước mắt. Trên những trang giấy kia, tôi đã thấy được xác người, nhận diện ra được những giọt máu đào, những giọt lệ rơi, không những đã tưới lên vùng đất hiền hòa Võ Đức, Đồng Nai, lên vùng đất khô cằn Định Quán, mà là khắp mọi miền của đất nước.

Tôi chợt nhớ đến bài viết “Lính nghĩ gì ” của tác giả Lê Quang ở tiểu bang xa xôi Detroit, Michigan, mà tôi đã đọc năm nào, chưa quên: “Xin cám ơn Huân, người đã cho tôi tạp chí KBC Hải Ngoại, CD Vẫn Thương Màu Áo Trận. Và cũng xin cám ơn ca sĩ Thanh Loan, ca sĩ Thanh Lập, nhạc sĩ Quốc Toản. Những người đã cho tôi, người lính VNCH cảm giác chưa bị lãng quên, cho dù có là mấy mươi năm đi nữa”.

Tôi nghĩ, rồi cũng như vậy, CD “Một Thời Binh Lửa” của Bảo Chế Nguyễn Hữu Định, sẽ mãi không phai mờ trong lòng người nghe. Như ở góc trời xa xôi, nơi đã có những giọt nước mắt, những giọt máu đào, những xác thân nằm xuống của các chiến binh Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mãi mãi như bây giờ và cho đến ngàn sau, vẫn là niềm kiêu hãnh của những người đã hy sinh vì tổ quốc.

Và cuối cùng, CD “Một Thời Binh Lửa” không phải là di sản của Thanh Loan, của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế để lại cho tôi, cho các bậc đàn anh, cho thế hệ đàn em, mà là cho thế hệ mai sau về một chứng tích oai hùng của một quân lực, như những chứng tích khác, nói về nguyên nhân cuộc di tản khổng lồ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, của một giai đoạn lịch sử đã qua.


Đặng Thiên Sơn
ĐĐ1/ Trinh Sát/ Sư Đoàn Nhảy Dù/ QLVNCH
San Jose, Cali đầu hè 2008

Thanh Loan
Phone: (408) 318-0519
Email: Nguyenmai59@yahoo.com
Website: www.mailoanmusic.com

Cờ máu hôi tanh của Việt Cộng bị hạ tại San Jose High School, thành phố San Jose

Cờ máu hôi tanh của Việt Cộng bị hạ tại San Jose High School, thành phố San Jose

San Jose (TS. 22/07/08): Vào chiều ngày 21 tháng 07 năm 2008, một thân hữu của ông Đặng thiên Sơn, thành viên Phong Trào Quốc Dân Xóa Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh cho biết, khi đưa các con đi học hè tại trường San Jose High School, tọa lạc tại ngã tư đường 24 St. và Julie, ông đã thấy cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng treo tại thư viện nhà trường nằm trên lầu một.

Sáng ngày hôm sau, ông Đặng thiên Sơn đã thông báo việc này đến ông Nguyễn Ngọc Tiên-Chủ tịch BĐDCD/BCL; ông Võ Đại -Chủ tịch LH/SQTB/QLVNCH; ông Lương Văn Ngọ - Trung Tâm Trưởng TTCS/QLVNCH/ Vùng Tây Bắc; ông Đỗ Văn Trảng -Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị BCL và một số thân hữu khác như ông Nguyễn Thông, Phúc Phở, Nguyễn Bửu, Phạm hữu Sơn vân vân. Đồng thời ông cũng thông báo đến Việt Nam Nhật Báo của ông bà Nguyễn Thiện Căn - Quỳnh Thi, Luật Sư Nguyễn Tâm, ký giả Du Phong của Sàigòn USA, ông Trường Kỳ báo Tiếng Dân và đài phát thanh Việt Nam AM1430 của Huỳnh Hơn, nhưng Huỳnh Hớn lúc đó không có mặt tại thành phố.

Sau khi đã phối hợp xong, mọi người được thông báo đã có mặt trước cổng trường San Jose High School vào l úc 12 giờ trưa. Tuy nhiên, vì là giờ nghĩ trưa nên trường đóng cửa, mọi người hẹn trở lại lúc 1giờ 15 PM.

Sau khi tiếp xúc và biết được nguyện vọng của phái đoàn cộng đồng VN, ông Roberts R. Perez, Hiệu Trưởng, đã hướng phái đoàn lên tầng lầu I. Tại đây, lá cờ máu Việt Cộng được treo chung với mấy lá chục cờ biểu tượng của các quốc gia khác trên thế giới. Đích thân ông Perz đã bắt ghế hạ cờ máu Việt Cộng xuống và cuốn lại. Phái đoàn có đem theo một cờ quốc gia để tặng nhà trường , nhưng ông Perez nói ông sẽ may một cờ vàng 3 sọc đỏ cùng size với các cờ đã treo, vì cờ do phái đoàn tặng có khổ lớn.

Trong phần nói chuyện tại văn phòng Hiệu trưởng, ông hiệu trưởng Perez nói rằng, cờ đỏ sao vàng của VC là biểu tượng của một quốc gia, và ông nói có thể ông sẽ treo hai lá cờ: cờ VNCH và cờ VC, nhưng phái đoàn không đồng ý. Phái đoàn đã đưa cho ông Perez bản sao nghị quyết cờ vàng được thị trưởng Ron Gonsalez ký 17 tháng 5 năm 2005, trong đó có điều khoản đặc biệt, là tại các trường thuộc thành phố San Jose chỉ được phép treo cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng quốc gia của người Việt tỵ nạn mà thôi.

Trước khi phái đoàn từ giả ông Hiệu trưởng Peresz, cho biết ông sẽ thông báo đến ông Lương Văn Ngọ, Trưởng phái đoàn những diễn biến kế tiếp như may một cờ vàng cùng khổ, tham khảo với khu học chính về nghị quyết cờ vàng. Và dĩ nhiên trong lúc chờ đợi cờ Việt Cộng được hạ xuống cất vào kho và không có cơ hội xuất hiện tại thư viện lần thứ hai.

Trong phần tiếp xúc với ông Đặng Thiên Sơn, luật sư Nguyễn Tâm cho biết ông sẽ viết một văn thư gởi đến các khu học chánh trong thành phố để giải thích, trường học không phải là cơ quan ngoại giao để lập luận như ông Hiệu trưởng Perez đã nói.

Trong ngày hạ cờ máu tại trường San Jose High School ngoài sự có mặt những nhân vật được nói ở trên, còn có mặt của ông Nguyễn Vũ Trụ, ông Nguyễn Ruộng và bà Trần Ánh Tuyết - Chủ tich hội Phụ Nữ VNHN/BCL. Tưởng cũng nên nhắc lại, vào ngày 16 tháng 07/08, Cộng đồng VNBCL cũng đã hạ một cờ máu của VC treo tại tại khách sạn Fairmont tọa lạc tại ngay trung tâm thành phố SJ.

(T.S tường thuật/ Hình ảnh của VNNB)

Đàng Sau Những Lá Phướn Mang Tên “Little Sàigòn”

Đàng Sau Những Lá Phướn Mang Tên “Little Sàigòn”

. Đặng thiên Sơn

Từ ngày nghị quyết “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNAGE BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD” tạm gọi là “nghị quyết lá phướn 25/3/08” ra đời cho đến nay, sau gần bốn tháng làm việc không ngừng, Little Sàigon San Jose Foundation (LSSF) vừa ra một thông báo ngày 28/7/08, cho biết Sở Kế Hoạch thành phố đã chấp thuận cho treo 18 lá phướn có tên “Little Sàigòn” trải dài trên đường Story từ đường McLaugghlin đến gần đường Senter, không như trước đó vài ngày họ chỉ cho phép treo túm rụm tại ngả tư McLaughlin và ngả tư đường Roberts. Đây là kết quả việc làm đổ mồ hôi, ứa nước mắt, đầy uất ức, nghẹn ngào của TS. Đỗ Hùng, bà Lê thị Cẩm Vân và quí vị khác trong LSSF. Một tin vui, nhưng thật tình mà nói sự hớn hở, háo hức trong lòng mọi người đã không còn sôi nổi, vì những lá phướn để lâu đã ngả mùi ê… ẩm.
Chỉ là việc thi hành và áp dụng một nghị quyết đã được chấp thuận, đã khó khăn như vậy với sự giải thích quanh co của Sở Kế Hoạch dựa vào điều lệ 9-3 của thành phố, đã cho mọi người thấy rõ những lá phướn mang tên “Little Sàigòn” đã bị ông thị trưởng Chuck Reed và bà nghị Madison thay phiên nhau kẻ “đì” người “đè”.
Hôm nay, mọi thỏa thuận về lá phướn đã tạm ổn. Phần còn lại là ngày giờ thực hiện. Nhưng nội dung điều 9-3 đã được Sở Kế Hoạch đưa ra để làm khó dễ với LSSF trong mấy tháng qua, nó ra làm sao? Thiết tưởng, mọi người cần biết để chuẩn bị cho những tình huống xảy ra sau này.
Sau đây, tôi xin tóm lược những ý chính trong điều 9-3. (City Council Policy, page 1 of 5, policy number 9-3 Title Community Identification Signs and Architectural/Gateway Monuments).
“Theo điều 9-3 của thành phố kể từ ngày 3/27/72, sau đó HĐTP sửa đổi và phê chuẩn ngày 6/5/03, cho phép các dấu hiệu cộng đồng, kiến trúc, cổng vào đài kỷ niệm (Community Identification Signs and Architectural/Gateway Monuments.) được đặt ở những nơi thuộc đất tư hay công cộng và các khu vực lớn trong thành phố, phù hợp với những điều kiện trong kế hoạch tái thiết San Jose thành thành phố vĩ đại vào năm 2020.
Tên các bảng hiệu, dấu hiệu đưa ra thực hiện phải được Cơ Quan Tái Phát Triển, Sở Kế Hoạch Xây dựng và Cơ Quan Thi Hành Luật Pháp phối hợp chấp thuận về:
- Địa điểm, nơi chốn và trên vĩa hè đường.
- Những dấu hiệu cộng đồng không phải là đặc trưng để xác định ranh giới khu dân cư.
- Việc đặt các dấu hiệu cộng đồng có thể do chính quyền đề nghị thực hiện. Trong trường hợp này, tài chính do chính quyền đài thọ.( Ghi chú của người viết(*): Nếu HĐTP San Jose thật tâm muốn vinh danh cộng đồng Việt Nam như ý định tiên khởi, thì họ sẽ dùng ngân sách thành phố làm những bảng hiệu, dấu hiệu, cổng, sửa đổi bản đồ, khi chấp nhận tên “Little Sàigòn” cho khu thương mại nằm trên đường Story, là ý muốn của đa số người Việt).

- Việc đặt các dấu hiệu, bảng hiệu cộng đồng có thể do tư nhân là cá nhân hay đoàn thể, tổ chức thực hiện, nhưng phải nộp đơn xin phép(Ghi chú (*): Như Ban Đại Diện Cộng Đồng đã nộp đơn xin phép treo các lá phướn dựa theo nghị quyết ký ngày 25/3/08). Trong trường hợp này, người nộp đơn xin phải chịu hoàn toàn mọi phí tổn. Phí tổn gồm có: Tiền làm dấu hiệu, làm phướn, làm cổng, tiền công lắp ráp (Ghi chú(*): Chính quyền sẽ chỉ định một công ty chuyên môn đã có hợp đồng với thành phố làm việc này), tiền ký quỹ bảo trì, tiền tổ chức các buổi họp điều trần với công chúng. Nói chung tổ chức đứng đơn phải chịu chi phí từ A tới Z.
Những dấu hiệu, bảng hiệu, cổng vào đài kỷ niệm cộng đồng phải theo tiêu chuẩn thành phố qui định như:
- Về mẫu mã, kích thước: Sở Kế Hoạch Xây dựng và Cơ Quan Thi hành Luật Pháp hay Cơ Quan Tái Phát Triển Thành Phố sẽ phối hợp cứu xét tiêu chuẩn này trên căn bản không làm mất thẩm mỹ thành phố, gây trở ngại lưu thông, không làm áng tầm nhìn của nhãn quang .
- Phải có khả năng tài chánh, khả năng bảo trì để hoàn tất công trình.
- Phải có buổi hội thảo để giải thích về dự án với các cư dân, những cơ sở thương mại, các chủ đất và những hiệp hội khác trong vòng bán kính 2,000 foot.
Và cuối cùng các dấu hiệu cộng đồng có thể bị thành phố hay Cơ Quan Tái Phát Triển dẹp bất cứ lúc nào, vì lý do hư hỏng, kém bảo trì, an toàn công cộng. Tuy nhiên, việc dẹp bỏ này chỉ xảy ra sau khi được thông báo và sau khi đã cho cơ hội để các chủ nhân sửa chữa , tu bổ, thay thế. Ngoại trừ, khi Cơ Quan Giao Thông, Tái Phát Triển hay Thi Hành Luật Pháp xác nhận sự hiện diện của các dấu hiệu gây nguy hiểm cho sự an toàn sẽ bị dẹp luôn.” Hãy đọc bài phỏng vấn giám đốc Sở Kế Hoạch của T.S Nguyễn Thiện Căn trên mạng lưới toàn cầu ở địa chỉ Vietnamdaily.com để hiểu thêm.
Qua những điều kể trên, chắc mọi người đã thấy những lá phướn mang tên “Little Sàigòn” mặc dù đã đạt được kết quả sau nhiều tháng thương thuyết của LSSF, nhưng vẫn là những miếng xương gà. Do đó, có thể khẳng định đàng sau “nghị quyết lá phướn”, là âm mưu trả thù thâm độc của Chuck Reed và Madison. Hai kẻ phản bội đã bị sức mạnh đoàn kết của cộng đồng Việt Nam, bắt họ phải “chổng mông liếm lại những gì họ đã nhổ ra”.
Họ đã “nhổ” ra những gì? Xin thưa, là sau khi “nhắm mắt” biểu quyết chấp thuận tên Sàigòn Business District ngày 20 tháng 11 năm 2007, Chuck Reed sau đó mạnh miệng trả lời báo San Jose Mercury News rằng, những người đòi hỏi tên “Little Sàigon” chỉ là một “thiểu số to mồm”. Cùng lúc ấy, Madison còn bồi thêm “đó chỉ là yêu sách của một số người rảnh rỗi, ăn không ngồi rồi”. Đây là những gì cặp bài trùng Chuck Reed - Madison đã “nhổ” ra.
Nhưng họ đã “liếm” vào ra làm sao? Xin thưa, là họ đã ký tên vào nghị quyết “thừa nhận tên Little Sàigòn là tên đa số người Việt mong muốn”. Đó là những gì Chuck - Ma và đồng bọn đã “liếm” vào.
Với hành vi “nhổ rồi liếm” của Chuck Reed và Madison một cách tỉnh bơ như vừa kể, đã cho thấy tư cách của một thị trưởng và một nghị viên. Từ đó, chúng ta “có quyền” nghi ngờ về mức độ thành thật đối với những lời họ thốt ra, những gì họ đã ký.
Chúng ta “có quyền” nghi ngờ về mức độ đứng đắn, công minh trong việc hành xử quyền lực của một thị trưởng khi ông xuống quán cà phê Paloma uống rượu chát và tuyên bố những câu động trời, rồi sau đó gia nhập vào Ban Chống Bãi Nhiệm để cho người đi “rình mò” phạt những bảng Recall của Ban Bãi Nhiệm đã bị mất cắp… rồi ai đó…đem “cắm bậy”. Hay sự “khả ố” của một nghị viên không lên tiếng đính chính khi có người phao tin hù dọa rằng, những người cho chữ ký bãi nhiệm bà, sẽ bị mất nhiều quyền lợi về an sinh xã hội vì đã làm mất uy tín của bà. Nhưng thật ra, bà này có còn uy tín đâu để mà mất.
Từ những thái độ bất thường đó của hai vị dân cử, chúng ta cũng “có quyền” hình dung ra trường hợp sau khi cộng đồng đã bỏ ra 2, 3 chục ngàn treo những lá phướn trên đường Story, chưa được bao lâu thì chỉ với “một cơn gió thoảng” một, hai lá phướn rơi xuống đất do sự sắp xếp trước . Thì ngay sau đó, các phướn còn lại sẽ bị hạ xuống để kiểm tra an toàn. Như trong một hãng điện tử bất ngờ người phụ trách phát giác sự bảo đảm chất lượng (quality assurance) của món hàng không đúng tiêu chuẩn, thì tất cả mặt hàng đó phải được kiểm tra lại. Như cà chua, thịt bò trong các chợ khi phát giác có nhiễm vi khuẩn hại cho sức khỏe, thì số còn lại sẽ bị recall. Như vậy, thay gì hạ cờ máu hôi tanh Việt Cộng, thành phố sẽ ra tay hạ cái biểu tượng “Little Sàigòn” chống cộng của cộng đồng. Nên chúng ta“có quyền” nghĩ những gì họ đã thỏa thuận, là bước lùi để chuẩn bị cho một âm mưu thâm độc mới, khốc liệt hơn.
Trước viễn ảnh có thể xảy ra như vậy, đề nghị Ban Đại Diện Cộng Đồng và Ủy Ban Little Sàigòn Foundation thận trọng xét lại về xương gà lá phướn “Little Sàigòn”.
Phải nhận ra rằng không có gì vui, khi sống trong cảnh bất hòa, hồi hộp vì sự xung đột “sinh tử” giữa thành phố và cộng đồng nay đã hết thuốc chữa. Việc này không cần nói thêm hay giải thích nhiều, nhưng ai cũng hiểu là ngày đêm Chuck Reed, Madison tựa nhau mà sống theo kiểu “thực tế chính trị” của Hoàng Thế Dân, để nghiền ngẫm, nghĩ cách triệt hạ, vùi dập cho tan nát cộng đồng Việt Nam. Một cộng đồng chống cộng đã có mặt tại San Jose mấy chục năm qua là một âm mưu bên trong.
Nếu chúng ta cùng xác định sự “nhổ ra liếm vào” của ông Chuck Reed, của bà Madison, là chiến thắng của cộng đồng đạt được sau những ngày đấu tranh gian khổ, thì sự hiện diện của những lá phướn để chứng minh cho sự thành công đã không còn cần thiết. Bởi thật ra, điều mà cộng đồng muốn, là tinh thần thực thi dân chủ của HĐTP qua việc đặt tên “Little Sàigòn” cho khu thương mại Việt Nam, chớ không phải là những lá phướn tạm thời hay cổng “Little Sàigòn” khi Chuck Reed và Madison còn ngồi chình ình trong HĐTP.
Hãy trả lại cho Chuck Reed, cho Madison những miếng xương gà đã lên men, sau khi Lillte Sàigòn San Jose Foundation đã chứng tỏ khả năng làm việc qua thông báo ngày 28/7/08. Thái độ này, là hành động “tiên hạ thủ vi cường”. Phải để cho bọn họ hổng giò. Phải chận ngay và dập tắt những thủ đoạn bỉ ổi kế tiếp từ trong trứng nước. Để dạy cho Chuck Reed và Madison cũng như tập đoàn phản dân chủ đang chiếm đa số trong HĐTP bài học về tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất của một dân tộc có mấy ngàn năm lịch sử. Để rồi sau đó, dồn tài chánh và sức mạnh vào hai việc cần thực hiện trước mắt là: Recall Madison Nguyễn và theo đuổi việc kiện thành phố vi phạm luật Brown Act. Thành công một trong hai điều này. Chúng ta sẽ có tất cả trong vĩnh viễn lâu dài.
Do đó, có thể nói lần này sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sẽ được chứng minh qua cuộc trắc nghiệm lấy lại“danh dự cộng đồng” về lòng tin của cử tri khu vực 7, đặc biệt là cử tri Việt Nam qua những điểm sau đây:
1.- Cử tri khu vực 7 có thể nào lại tiếp tục ủng hộ một nghị viên có hành vi phạm pháp như:
- Lợi dụng chức quyền lấy 100 ngàn tiền thuế của dân cung cấp cho thương gia Tăng Lập, để trang trí cho khu thương mại riêng của ông này, theo như Mailer tố cáo của UBBN là bằng chứng.
- Vi phạm luật Brown Act bằng cách vận động trước với nghị viên Forrest William xin phiếu cho tên Sàigòn Business District, lời thố lộ của ông này được báo Mỹ, Việt đăng tải là bằng chứng.
2.- Mọi người có thể nào tiếp tục ủng hộ một nghị viên mở miệng ra là nói láo. Nói rồi chối bai bãi không ngượng mồm, ngượng miệng. Những cuốn băng của Luật sư Đỗ Văn Quang Minh, L. S. Nguyễn Tâm, những bài báo đăng trên San Jose Mercury News là bằng chứng.
Sau hết, việc bãi nhiệm Madison của cộng đồng VN thành công, thì điều này sẽ cho các thế lực đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa và những người ngấm nghé muốn ra ứng cử Giám Sát Viên hay Thị trưởng trong tương lai, thấy rằng cử tri người Việt tại thành phố San Jose là một thực thể mà họ cần phải nể trọng nếu muốn thắng cử. Đó là chưa kể đến việc 3,200 chữ ký cử tri của một khu vực được kiểm nhận chính xác sẽ đi vào lịch sử bầu cử tại thành phố,. Và là bài học, là mẫu mực, là tấm gương cho các nghị viên khu vực 1, 2, 3, 4, 5,6 ,8 ,9 ,10 đối với vai trò đại diện dân của họ.
Cử tri khu vực 7 còn 4 tuần lễ để cho chữ ký bãi nhiệm Madison. Đây là việc làm lịch sử. Vậy thì, quí đồng hương chưa cho chữ ký bãi nhiệm Madision, xin vui lòng liên lạc các số điện thoại sau đây để được hướng dẫn:
- Thomas Nguyễn: (408)206-2605
- Trần Hạnh: (408)387-9644
- John Nhân Nguyễn (408)224-4800

*Đặng Thiên Sơn
30/7/2008

Thương phế binh VNCH, nghị viên Madison và cờ đỏ, cờ vàng.

Thương phế binh VNCH, nghị viên Madison và cờ đỏ, cờ vàng.

*Đặng thiên Sơn

Nghe đài phát thanh Việt Nam AM 1430 của Huỳnh Hớn, Radio Bolsa buổi sáng của Huỳnh Lương Thiện hay đọc trên các báo, trên mạng lưới toàn cầu Thư Mời đồng hương tham dự buổi nhạc hội Hoa Tình Thương gây quỹ yểm trợ “Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” do các hội đoàn quân đội trong Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Trung Tâm Tây Bắc Hoa Kỳ, Khu hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, Ban Đại Diện Cộng Đồng VN/BCLvà của nhiều nhân sĩ tổ chức. Tôi thấy lòng mình không tránh khỏi xót xa, ngậm ngùi.

Ba mươi ba năm qua, có lúc tôi nhắm mắt cố quên quá khứ, để hướng về tương lai như nhiều người đề nghị. Nhưng thử hỏi, nếu chúng ta thừa nhận ký ức là bộ nhớ của máy vi tính con người, thì quá khứ rõ ràng là một phần của đời sống. Như vậy, phủ nhận dĩ vãng, quên quá khứ là phủ nhận giá trị của đời sống. Nên thú thật, tôi không thể nào quên dĩ vãng cho được! Vì vậy, với tôi, quá khứ là thời gian bất tử cho đến khi lìa đời, còn tương lai là chuổi ngày còn lại của đời sống phải đi tới.

Trong đời, ai cũng có kỷ niệm của những ngày đã qua, nhưng chưa nghe ai nói có kỷ niệm của những ngày sắp tới. Cho nên, khi nói đến những gì liên quan đời lính, tôi thấy lòng buồn man mác. Tôi không hiểu tại sao như vậy! Có lẽ đây là tâm trạng của một người lớn lên trong thời binh lữa .

Là người lớn lên trong thời chinh chiến, tôi không tránh khỏi những tháng năm ôm súng ngoài sa trường. Trong những ngày tháng này, tuy không bị mất đôi tay, đôi chân, đôi mắt, hay những nặng nề trên thân thể như các chiến hữu trong Lục quân Việt Nam Cộng Hòa , nhưng tôi tự hào là đã đóng góp máu xương, da thịt để vung bồi phần đất tự do miền Nam yêu dấu.

Hàng năm, vào ngày Quốc hận 30 tháng 4, ngày Quân lực 19 tháng 6, tôi ngậm ngùi nhớ về quá khứ. Tôi âm thầm một mình, ngồi nhỏ lệ trong căn phòng nhỏ. Tôi nhớ về quảng đời binh nghiệp. Tôi nhớ bạn bè trong đơn vị, hình dung lại những hình ảnh tang thương, đổ nát của quê hương, mà trên đường hành quân từ tam biên Hạ Lào đến Kampuchia và những tỉnh miền Nam đã đi qua…Tôi tham dự những ngày lễ kỷ niệm, vừa để nhớ về dĩ vãng vừa góp phần với các anh, chị trong QLVNCH và đồng bào để hô to, nói lớn cho nhân loại nghe về một quân lực anh dũng, thiện chiến bị bức tử trên quả địa cầu.

Khi tôi đặt bút viết những giòng này, thì cuộc chiến Quốc - Cộng đã chấm dứt từ lâu. Tất cả đã đi vào dĩ vãng, nhưng những hậu quả khốc hại của nó vẫn còn tồn tại. Đó là cuộc đời của những người lính còn ở lại quê nhà. Nhưng đây không phải là sự ở lại của một nhảy dù Nguyễn Văn Đương tại đồi Charlie. Không phải là sự ở lại của không quân Phạm Phú Quốc trên vùng trời Bắc Việt. Và cũng không phải là sự ở lại của hải quân Ngụy Văn Thà tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông, mà là cuộc đời các thương phế binh quân lực VNCH. Đây là sự thật, chúng ta, những người hải ngoại không thể phủ nhận để lãng quên.

Riêng tôi, làm sao quên được những chiến hữu thương binh của mình thuộc Đại Đội I Trinh Sát, Sư Đoàn Nhảy Dù (thời Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng làm Đại Đội Trưởng, Trung tướng Dư Quốc Đống làm Tư Lệnh Sư Đoàn), đang sống lầm than và có người nay đã chết. Tôi không vui khi nghĩ đến điều này. Hình như đây là món nợ vô hình, tôi chưa giải quyết xong.

Tôi viết những giòng này, kêu gọi sự tham gia đông đảo của đồng hương trong ngày nhạc hội 27 tháng 7/08 tại G.I Forrum như ý nghĩa của nó, để đền bù phần nào sự thiếu sót. Và mong quí đồng hương đến với nhạc hội bằng tấm lòng rộng mở “Tôi không quên anh”.

Với cuộc sống ấm no nơi xứ người chỉ có những kẻ vong bản, những người vô tình mới quên quá khứ, để phủ nhận giá trị sự hy sinh của những chiến sĩ QLVNCH, những người đã vĩnh viển ra đi hay những người còn sống đã đổ xương trắng, máu đào tưới lên hai chữ tự do, tô thắm cờ vàng. Những người đã lót đường, để cho chúng ta đi qua có mặt ngày hôm nay nơi đất khách, quê người.

Viết đến đây, tôi muốn chia sẽ với đồng hương, những người Việt quốc gia chân chính về hiện tượng một chuyên viên nói láo - người đã ngăn cản nghị quyết cờ vàng.

Có lẽ lúc miền Nam Việt Nam lọt vào tay bạo quyền Việt cộng, bà Madison Nguyễn, nghị viên khu vực 7 mới sanh ra đời. Khi bà mở mắt ra thì chung quanh bà, là màu máu đỏ của lá cờ hôi tanh. Bà không có một ấn tượng nào về cờ vàng, về sự xung đột chủ nghĩa giữa hai miền Nam Bắc từ ngày đó. Hơn nữa, vì đã từng là “thiếu nhi quàng khăn đỏ”, là “cháu ngoan bác Hồ”, bà Madison có ấn tượng sâu sắc, thân tình với cờ đỏ sao vàng hơn là cờ vàng ba sọc đỏ quốc gia, là điều dễ hiểu.
Cho nên mặc dù đang hưởng bổng lộc do thuế của những người quốc gia tỵ nạn cộng sản đóng góp, bà Madison vẫn thấy cờ máu là lá cờ bà quen thuộc hơn. Đây có thể là nguyên do đã dẫn đến quyết định ngăn cản nghị quyết cờ vàng, để dành lại cho nghị quyết cờ đỏ của bà Madison , lúc bà chỉ mới là một ủy viên học chánh tầm thường.

Chỉ trong vòng một tuần tại thành phố San Jose, trong cộng đồng đã xảy ra hại vụ hạ cờ máu của Việt Cộng, đã cho thấy phảng phất việc thi hành nghị quyết 36 của Việt Cộng đang được khai triển mạnh. Lần thứ nhứt ngày 16 tháng 7 năm 2008, tại khách sạn Fairmont nằm ngay trung tâm thành phố trên đường Market.
Lần thứ hai ngày 22 tháng 7 năm 2008, tại lầu 1 thư viện trường San Jose High School tọa lạc tại ngả tư đường 24 St và Julian. Với chiến thắng hạ cờ máu VC là một tin vui, nhưng đồng bào tỵ nạn cộng sản chân chính không nghe đài phát thanh Quê Hương, truyền hình Quê Hương , báo Tin Việt News, tổ chức No Recall của ông “Ao dòi” Hoàng Thế Dân là những thành phần luôn luôn binh vực bà Madison là người quốc gia chân chính, là người chống cộng chân chính và bản thân bà Madison cũng không lên tiếng nói một lời về sự kiện quan trọng xảy ra trong thành phố, thuộc phạm vi sinh hoạt chống cộng của người Việt hải ngoại trong đó có bà. Thì chẳng lẽ hạ cờ đỏ VC, đối với họ, với bà là một tin buồn ?.

Với thái độ im lặng của bà Madison dành cho cộng đồng, dành cho những người quốc gia quí trọng biểu tượng cờ vàng, thương mến tên Littlsàigòn, đã khiến mọi người không khỏi nghi ngờ về hiện tượng cúp đèn hơn 4 tiếng đồng hồ trong ngày Tuần báo Tiếng Dân mừng 6 tuổi và ra mắt hai quyển sách Thế Lực Đen và Sài Gòn Business District: Hồi chuông báo tử. Nếu những nghi vấn đặt ra quanh vụ cúp điện là đúng, thì chẳng những vụ cúp điện liên quan đến thế lực đen, thế lực đỏ… mà còn liên quan đến thế lực vùi đập của đôi trai tài, gái sắc Chuck Reed - Madison.

Để chấm dứt bài viết, tôi Xin liệt kê một số thành tích triệt hạ cờ máu Việt Cộng trong những năm gần đây, dựa theo văn khố lưu trữ của Ban Đại Diện Cộng Đồng miền Bắc California .

Năm 2001:

- Vào ngày 16 tháng 11 năm 2001, khi hay tin một trường học ở Fresno treo cờ Việt Cộng. Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali, đã gọi điện thoại cho nhà trường giải để yêu cầu hạ cờ của VC xuống. Một đồng hương VN đã đại diện BĐD đã đến trường treo cờ vàng lên thay thế.

- Ngày 4 tháng 12 năm 2001, VC nằm vùng vẻ hình cờ đỏ sao vàng trên tường chắn âm thanh gần Exit 101 S. và Tully Rd. BĐD cộng đồng đã đến nơi lấy vôi xóa sạch tàn tích cờ máu này.

Năm 2002:

- Vào ngày 01 tháng 2 năm 2002, tại thành phố Hyward trường Cherry Land treo cờ Việt Cộng. BĐD/CĐ/BC đã phối hợp với đồng hương địa phương đến gặp ban giám đốc nhà trường. Sau đó cờ máu VC bị hạ, cờ vàng quốc gia được treo lên thay thế.

- Ngày 26 tháng 2 năm 2002, trường tiểu học Ratchell Carson, San Jose, treo cờ Việt Cộng. BĐD và một số đại diện hội đoàn đã đến trường hạ cờ đỏ xuống và thay thế bằng cờ vàng ba sọc đỏ. Cờ máu của VC bị tịch thu.

- Vào ngày18 tháng 10 năm 2002, tại trường Mission College, trong khu Foreign Langue treo cờ máu VC. CBDD/CĐ đã đến nơi tịch thu cờ máu và thế vào đó là cờ vàng VNCH.

Năm 2003:

- Lúc 10 giờ sáng, ngày tháng 8 năm 2003, các Phụ huynh học sinh người Mỹ trường tiểu học Linewood View ở Milpitas, phát túi đựng dụng cụ học sinh có in hình cờ Việt Cộng. BĐDCĐ và nhiều đại diện hội đoàn đã đến gặp giám hiệu nhà trường, đề nghị tịch xin thu các túi có cờ VC đem đốt. Nhà trường đồng ý, cộng đồng đã tặng lại nhà trường một cờ vàng ba sọc đỏ.

Năm 2004:

- Ngày 12 tháng 3 năm 2004, khi hay tin VC nằm vùng treo cờ đỏ tại trường tiểu học Santa Rita, Los Gatos . Ban Đại Diện CĐ/BCL đã phối hợp với một số đoàn thể đến nơi tịch thu cờ đỏ, thay tvào đó là cờ vàng VNCH.

- Lúc 2 giờ 15 chiều ngày 24 tháng 8 năm 2004, trường Middle High School ở Oakland treo cờ VC. BĐD đã nhờ ông Hoàng, một đồng hương sống tại Oakland đến tịch thu lá cờ máu của VC và tặng lại nhà trường cờ quốc gia

Năm 2005:

- Ngày 4 tháng 5 năm 2005, trường tiểu học Bouder Mlt treo cờ VC. Ban Đại Diện đã đến nơi đề nghị nhà trường bỏ cờ máu và thay thế vào đó là cờ quốc gia VNCH.

- Cũng trong tháng 5/2005, túi dựng hàng của hãng Macy có in logo cờ đỏ sao vàng VC. BĐD/CĐBC đã liên lạc ban điều hành hãng yêu cầu thay thế. Công ty Macy đã đồng ý hủy bỏ.

Năm 2008:

- Ngày 16 tháng 7 năm 2008, khi phát giác tại khách sạn Fairmont tại downtown SJ treo cờ VC. Tập Thể Chiến Sĩ QLVNCH đã phối hợp với BĐD/CD, nhóm Tinh Thần Ngụy Văn Thà, Khu hội Cựu Tù Nhân BCL, Phong trào Nô Hồ đến tận nơi hạ cờ máu của VC xuống và cờ vàng ba sọc đỏ đã được treo lên thay thế.

- Ngày 22 tháng 7 năm 2008, khi được tin tại thư viện trường trung học San Jose , SJ treo cờ máu VC. Ban Đại Diện CD, Tập Thể Chiến Sĩ QLVNCH, Phong trào Nô Hồ, nhóm Tinh Thần Ngụy Văn Thà, Khu hội Cựu Tù Nhân BCL và một số đồng bào đến gặp hiệu trưởng nhà trường. Sau đó, đó cờ đỏ sao vàng của VC đã bị hạ xuống.

Dĩ nhiên những vụ hạ cớ máu VC có nhiều hơn những sự kiện đã được ghi nhận ở trên. Điều này, đã nói lên tinh thần người Việt quốc gia hải ngoại không bao giờ chấp nhận lá cờ máu đỏ hôi tanh của Việt Công. Vậy mà bà Madison đã ra tay ngăn cản nghị quyết cờ vàng của thành phố, nhưng ý đồ của bà bất thành.

Với vai trò nghị viên thành phố như hiện nay, bà Madison sẽ là người nguy hiểm cho cuộc đấu tranh chống cộng của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Hành động bà ngăn cản tên Little Sàigòn cho khu thương mại, và những khó khăn cho tên Little Sàigòn trên lá phướn, mà theo bà là cái tên mang âm hưởng chống cộng đã nói lên điều này. Vậy thì đồng bào khu vực 7 ơi!
Hãy sốt sắng ghi tên cho chữ ký bãi nhiệm thật nhiều, thật đông và đồng bào các khu vực khác hãy tham gia yểm trợ tinh thần UBBN bằng yểm trợ tài chánh, bằng cách gia nhập các toán đi xin chữ ký của UBBN hàng ngày tại khu vực 7.
Đặng thiên SÖn
23/ 07/08

Từ Nghị viên Madison đến Hồng Y Phạm Minh Mẫn: Hai hình ảnh một vấn đề .

Từ Nghị viên Madison đến Hồng Y Phạm Minh Mẫn: Hai hình ảnh một vấn đề .
. Đặng thiên Sơn

Trong một thư ngỏ của Hồng Y Phạm Minh Mẫn gởi cho 3 vị Giám mục Việt Nam tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Hải Ngoại tổ chức tại Sydney, Úc Châu từ ngày 15 đến 20 tháng 7 năm 2008, với chủ đề “Ngàn nhân chứng, một niềm tin” có đoạn liên quan đến lá cờ. Nguyên văn như sau: “Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chử nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia. Có lúc chỉ biểu trưng cho một thói đời mang tiếng đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tính hữu và bản thân tôi bài học lịch sử nầy: Người mẹ Việt Nam, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ)…”

Lời lẽ đoạn thư trên rất tượng hình, đọc qua ai cũng hiểu được ý H.Y Phạm Minh Mẫn muốn gì, vì việc ông đi thăm viếng con chiên thì có liên quan gì đến cờ xí đâu, mà ông lại nói như vậy.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy người Việt hải ngoại khắp nơi, đã lên tiếng phản đối lời nói này. Trong bài viết có tựa đề “Hiện tượng Hồng Y Phạm Minh Mẫn”, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, đã viết: “Vai trò Mục Vụ của Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong những chuyến thăm viếng theo đúng nghĩa là đem an bình và hợp nhất đến cho đàn chiên. Nhưng trong lần tham dự ĐHGTTG sắp tới tại Sydney, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Hồng Y Phạm Minh Mẫn chẳng những không mang lại được cho đàn chiên Công Giáo tại Úc Châu sự hợp nhất và bình an, mà còn có thể gây ra sự phẫn nộ, chia rẽ và rối loạn trong Cộng đồng người Việt tị nạn tại quốc gia này”.

Đúng như lời LM. Nguyễn Hữu Lễ nói, chuyến đi của H.Y. Phạm Minh Mẫn chẳng những không làm cho đàn chiên của Chúa bình an tại Úc châu, mà còn lan rộng ra khắp nơi có người Việt cư ngụ. Sự kiện này đã nói lên tinh thần người Việt quốc gia hải ngoại trước và sau như một. Nghĩa là, cho dù thời gian có là bao nhiêu năm đi nữa, thì người Việt hải ngoại vẫn là những người luôn luôn mặc “áo vàng” chớ không mặc “áo đỏ” như ý H.Y. Phạm Minh Mẫn nói quanh co với nhiều ẩn dụ.

Những lời nói của H.Y. Phạm Minh Mẫn, chẳng những là “biểu trưng mang thói đời đối kháng” cờ vàng ba sọc đỏ, mà còn chuyên chở tư tưởng muốn “xóa lằn ranh quốc - cộng” trong lòng ông. Với tư tưởng “bất bình thường” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, đã khiến ông có những bước chân đến âm thầm, rồi cũng ra đi âm thầm. Những bước chân bất bình thường này, rồi sẽ được người Việt hải ngoại xóa sạch vì sự nghịch lý của nó.

Nghĩ đến những lời của Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Nhớ lại những việc làm của nghị viên Madison Nguyễn liên quan đến lá cờ vàng. Người Việt quốc gia hải ngoại không khỏi ngậm ngùi, cay đắng với những điều, mà bà Madison đã dành cho lá cờ thân yêu của họ.

Qua cuộc phảng vấn giữa đài phát thanh Việt Nam AM Radio của ông Huỳnh Hớn và ông Mạc văn Thuận, đã cho thấy bà Madison dị ứng với cờ vàng ba sọc đỏ nặng. Vì dị ứng với lá cờ, nên bà đã có những “biểu trưng mang tính đối kháng” với nó rõ rệt.

Theo lời kể của ông Mạc Văn Thuận, thì trong một lần gặp bà Madison, ông đã ân cần và trịnh trọng trao cho bà lá cờ vàng bằng giấy loại cầm tay. Bà Madison nhận lấy, nhưng tíc tắc ngay sau đó, bà bỏ lá cờ trên mặt bàn kế bên và quay lưng đi. Thái độ này của bà Madison đã làm cho ông Thuận thấy buồn trong lòng, thấy ân hận vì đã trao lầm người, khiến biểu tượng quốc gia bị khinh miệt.

Có nhiều người binh vực cho thái độ của bà Madison đã nói: Nếu bà Madison không tôn trọng cờ vàng ba sọc đỏ, thì tại sao vẫn thấy bà đi tham dự những hội hè có cờ VNCH. Xin thưa, hình thức khác với tư tưởng. Hình thức là cái võ, bộ áo bên ngoài che cho cái ruột bên trong. Còn cái ruột bên trong là tư tưởng, là tim óc. Hình thức thì người ta dễ nhận ra và thấy ngay. Còn tư tưởng thì sẽ thể hiện phơi bày theo thời gian qua lời nói việc làm. Chuyện bà Madison “không ưa” lá cờ vàng được chứng minh tiếp theo đây.

Trung tá Võ Đại, Chủ tịch Liên Hội Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể rằng: Vào năm 2005, lúc bà Madison chỉ là Ủy viên học chánh khu 7, thời gian ông Ron Gonzales làm thị trưởng. Khi hay tin ông Dave Cortese, nghị viên khu vực 4, nay là phó thị trưởng, đề nghị đưa vấn đề Nghị quyết cờ vàng ra trước phiên họp của HĐTP để cứu xét và biểu quyết, thì bộ ba “Vũ Đức Vượng, Nguyễn Xuân Ngãi và Madison Nguyễn” tuần tự gọi điện thoại vào văn phòng Ủy ban định chế (Rule Committee) xin tạm ngưng đưa nghị quyết ra phiên họp, với lý do là bản Nghị quyết chỉ có hai, ba câu cần phải có thời gian nghiên cứu lại.

Theo lời Trung tá Võ Đại, thì bản Nghị quyết cờ vàng ông Dave Cortese đưa ra phiên họp, là văn bản dựa theo Nghị quyết cờ vàng của tiểu bang Massachusetts - tiểu bang đầu tiên trên đất Mỹ có Nghị quyết cờ vàng. Nội dung nghị quyết này với những chi tiết đầy đủ, chặt chẻ thể hiện tinh thần người Việt quốc gia lưu vong, đã được giáo sư Nguyễn Văn Canh nghiên cứu, đọc qua và Trung tá Võ Đại là người đã chuyển giao nghị quyết này đến tay ông Dave Cortese. Như vậy, trước đó chỉ có ba người là giáo sư Nguyễn Văn Canh, Trung tá Võ Đại và ông Dave Cortese là những người đã đọc nội dung nghị quyết mà thôi. Tuy nhiên như đã nói, với lập trường dị ứng cờ quốc gia, qua tư cách một Ủy viên Học chánh bà Madison gọi điện thoại vào Ủy ban Định chế thành phố ngăn cản việc đưa vào chương trình phiên họp. Việc làm này, đã tố cáo tư tưởng “không ưa” cờ quốc gia trong tim óc bà Madison.

Thêm vào đó, như đã nhắc tới nhắc lui nhiều lần, vì có vi trùng nói láo trong máu, nên mặc dù không thấy, không đọc một chữ trong bản nghị quyết và không biết nội dung nghị quyết ngắn, dài ra sao. Bà Madison đã tỉnh bơ nói rằng nghị quyết chỉ có vài câu. Nhưng mọi nổ lực chống phá, ngăn cản nghị quyết cờ vàng của Vũ Đức Vượng, Nguyễn Xuân Ngãi và đặc biệt là của bà Madison Nguyễn đã thất bại hoàn toàn.

Với sự làm việc nhiệt tình của ông Dave Cortese, các thân hữu và 14 hội đoàn quân đội cũn như dân sự trong cộng đồng Việt Nam, Nghị quyết Cờ vàng San Jose ra đời một cách vinh quang. Chẳng những vậy, mà nghị quyết này còn có điểm đặc biệt trội hơn Nghị quyết cờ vàng Massachusetts và các nơi khác, là chỉ cho phép cờ vàng ba sọc VNCH được treo tại các trường học trong phạm vi thành phố San Jose mà thôi.

Chỉ còn 7 tuần lễ nữa là thời hạn lấy chữ ký bãi nhiệm chấm dứt. Không biết tới giờ này, bà thư ký thành phố Lee Price đã nhận được bao nhiêu thơ xin rút chữ ký của cử tri theo lời hướng dẫn của bà Madison ?. Trong khi ấy, một nguồn tin cần được phối kiểm, là khi những nỗ lực vùi dập rẽ tiền của ông Chuck Reed thất bại , thì ông ta sẽ bỏ rơi người mà ông đã từng ôm nhau để sống, trong cái gọi là “thực tế chính trị” được ông Hoàng Thế Dân mô tả với nhiều chi tiết trên đài truyền hình của ông Nguyễn Mạnh.

Một tin khác cũng cần phối kiểm, là tin trước tình trạng nguy kịch, bà Madison muốn “deal” với cộng đồng để giữ lại chiến ghế chỉ còn một chân cho đến hết nhiệm kỳ.

Và cuối cùng chỉ có một tin, hình như không cần phối kiểm, là với lối làm việc khoa học, cho đến nay việc thu thập chữ ký của Ủy Ban Bãi Nhiệm đã diễn ra tốt đẹp, mặc dù có những luận điệu, những thủ đoạn hạ cấp của bên chống bãi nhiệm đưa ra nhằm gây trở ngại, khó khăn cho UBBN. Nhưng nói chung, xin bà con yên tâm và xin đề nghị
đồng hương khu vực 7 chưa có cơ hội cho chữ ký hãy nhín chút tời giờ đến Thanh 39 Gift Shop trên đường Senter và khu Shoping Paloma nằm trên đường King/Aborn để cho chữ ký trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần cho đến hết tháng 8/08, và vui vẻ tiếp đón các toán làm việc của UBBN đến từng nhà. Riêng quí đồng hương ngoài khu vực 7 hãy tích cực yểm trợ tài chánh cho UBBN, để có phương tiện truyền bá chính nghĩa bãi nhiệm của CĐVN đến các cộng đồng bạn bằng Anh ngữ và tiếng Mễ trên các cơ quan báo chí và truyền thanh.

Khi đề cập đến việc bãi nhiệm bà Madison, những người chống bãi nhiệm thường nói lời nhân nghĩa: “Cùng là người Việt Nam với nhau, chúng ta phải thương yêu nhau và tha thứ cho nhau.” Tôi không đồng ý quan điểm này, vì thử hỏi Hồ Chí Minh cũng là người Việt, nhưng chúng ta có thể nào thương và tha thứ nổi cho tội ác tày trời của tên quốc tặc này không? Riêng đối với hiện tượng Madision, tôi miễn cưỡng đồng ý với câu nói trên ở vế thứ nhứt, nhưng hoàn toàn không đồng ý ở vế thứ hai. Vế thứ nhứt, tôi nghĩ là không có ai ghét bà Madison. Nhưng ở vế thứ hai, không ai chấp nhận sự man trá, mở miệng ra là nói láo một cách chuyên nghiệp của bà Madison, nên không ai đồng ý để cho bà ta tiếp tục ngồi lâu hơn nữa để tiếp tục nói láo.

• Đặng thiên Sơn
16 tháng 7/08

Bà Madision, ông Chuck Reed đứng chỗ nào trong lòng người Việt tại SJ?

Bà Madision, ông Chuck Reed đứng chỗ nào trong lòng người Việt t ại SJ?

*Đặng thiên Sơn

Bà Madison Nguyễn với gương mặt hớn hở, với tràng pháo tay nồng nhiệt, khi nghe thị trưởng Chuck Reed tuyên bố“ đánh bại bãi nhiệm” tại quán cà phê Paloma ngày 30/5/08, đã xác định vị trí của bà đối với cộng đồng Việt Nam tại San Jose. Vị trí này, là chỗ bà đứng xa đồng hương để bám vào sự bao che của Chuck Reed, Sam Licarrdo, Forrest William, Pete Constant, Judy Chirco vân vân và vân vân.
Ngồi xem lại, nghe lại và nghiền ngẫm lại những gì ông Chuck Reed nói, được Việt Nam Nhật Báo ghi nhận qua băng video trên mạn lưới toàn cầu. Sau đó, được Hoàng thế Dân thêm mắm, thêm muối, thêm tiêu , thêm hành, thêm tỏi, thêm ớt, biến nó thành khủng khiếp rằng: Ông Chuck Reed sẽ dùng quyền lực “vùi dập” Bãi Nhiệm tơi bời, tới bến. Mọi người mới thấy tập đoàn Chống Bãi Nhiệm đã bất chấp luật lệ và đang dùng quyền lực để khủng bố tinh thần cử tri người Mỹ gốc Việt tại San Jose. Đặc biệt, là thị trưởng Chuck Reed đang thể hiện tinh thần “kỳ thị chính trị”. Vì thử hỏi, nếu Ủy Ban Bãi Nhiệm là một cộng đồng Mỹ, cộng đồng Mễ, ông Chuck Reed có dám mạnh miệng, to mồm như đối với cộng đồng Việt Nam không? Nhưng bây giờ thì còn quá sớm, để khẳng định thất bại hay thành công sẽ về phía nào, trước sự hăm he của ông thị trưởng này.
Trong hoàn cảnh hiện tại, cho dù việc bãi nhiệm Madison có bị ông Chuck Reed “vùi dập” tan tành giữa đường đi nữa. Thì những quan hệ quá xấu của bà ta với cộng đồng vẫn còn đó. Những quan hệ này, sẽ lót đường cho sự nghiệp chính trị của bà lồng trong một tương lai thê thảm, bi đát. Viễn ảnh đen tối kia được chứng minh hùng hồn qua hiện tượng, bà Madison xuất hiện nơi đâu trong sinh hoạt cộng đồng, thì nơi đó người ta đã đảo đứng lên xa lánh bà, như sợ dính hơi hám của một thứ gì ghê tởm.
Hình ảnh mới nhứt là trong ngày lễ kỹ niệm Quân Lực 19/6, do Liên Hội Cựu Quân Nhân đứng ra tổ chức tại tiền đình quận hạt Santa Clara nằm trên đường Hedding ngày 15/6/08 vừa qua. Ngày hôm đó, số người tham dự buổi lễ vốn đã thưa thớt, đã vậy, khi thấy có sự xuất hiện của bà Madison nhiều người tham dự đã đứng lên bỏ ra về, khiến hiện trường thưa thớt lại càng thưa thớt vắng vẻ như cảnh chợ chiều. Sự kiện trên dẫn đến việc Ban Tổ Chức phải cho bế mạc chương trình sớm hơn như đã thông báo, mặc dù giờ khai mạc trễ. Hình ảnh kia đã nói gì? Câu trả lời, là nơi nào có sự hiện diện của bà Madison thì nơi đó mọi người sẽ lánh xa. Và nói lên tổ chức nào, hội đoàn nào mời bà Madison đến tham dự cho “danh giá” để “lãnh bằng khen” thì tổ chức đó sẽ gánh lấy thất bại thảm khóc, cho dù ý nghĩa của buổi lễ có là gì đi nữa. Thành ra mọi cố gắng chống lại cộng đồng, chống lại bãi nhiệm của bà Madison vào lúc này, chỉ là sự vùng vẫy của một tâm hồn bịnh hoạn.
Trong phần ca sáu câu vọng cổ của ông Chuck Reed tại cà phê Paloma được ông Việt Tân Hoàng thế Dân mô tả là để “cứu một đồng viện đang lâm nguy”, để “cùng ôm nhau mà sống”, để “cùng nhau phủ nhận giá trị đạo đức”, để cùng nhau “không công nhận là công bộc dân”. Ông Chuck Reed đã hùng hồn nói to: “Madison không phải chỉ phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng Việt Nam, mà phục vụ cho tất cả cư dân trong khu vực 7”. Câu này ông Chuck Reed nói rất đúng, không sai chút nào hết. Nhưng ông ta quên nói thêm là “không phục vụ” không đồng nghĩa với “không biết lắng nghe” để khuyên, để chỉ dạy bà Madison “phải biết lắng nghe tiếng nói của cử tri”. Rồi khuyên bà Madison nộp đơn xin từ chức cho khỏi tốn hao công quỹ thành phố đang thiếu hụt, và khỏi làm phiền lòng hàng xóm, cũng như nhân viên nhà nước.
Nhưng ở đây, ông Chuck Reed không làm vậy. Ngược lại thái độ, lời nói của ông thay vì là hành động của người chữa lữa, ông ta trở thành kẻ chế dầu vào lữa. Sự việc này đã làm mọi người nghĩ rằng, ông Chuck Reed cố ý đốt cháy cộng đồng chống cộng cho một mưu đồ chính trị được tính toán, được thỏa thuận trước với một thế lực đen tối nào đó. Vì theo như lẽ thường với tư cách là một thị trưởng , thì không ai lại đến một quán cà phê nhỏ bé, tối tăm như một quán nhậu, để nói ra những lời chẳng liên quan gì tới chức năng của một thị trưởng. Những lời nói chẳng những không làm tăng uy tín, mà còn làm giảm tư cách con người.
Với sự hăng say, cuồng nhiệt, bất chấp hậu quả và tương lai sự nghiệp với những “favor” mà ông Chuck Reed đã dành cho Madison. Người ngoài cuộc đứng ở vị trí khách quan nhận xét, thì đây là một “favor” hết sức bất thường. Sự bất thường đã dẫn đến một câu hỏi rất lớn trong đầu mọi người là: “Không hiểu tại sao ông Thị trưởng lại “cưng” bà nghị viên Madison dữ vậy?”.
Trong danh sách những dân cữ, những tổ chức và những lãnh đạo cộng đồng ủng hộ và phản đối việc bãi nhiệm được liệt kê trong website của bà Madison, người đọc thấy đây là danh sách 30 người vừa là cá nhân vừa là hội đoàn toàn là người ngoại quốc. Trong danh sách này còn kèm thêm 5 văn bản, trong đó có phần lên tiếng của dân biểu Mike Honda thuộc khu vực 15 của tiểu bang đề ngày 18/6/08; thư ca tụng Madison của ông Gus Colgain, Chủ tịch công ty sản xuất nhà Mobil Home tại Calfornia; thư vinh danh Madison của bà Richard E. De La Rosa, Chủ tịch Hội Thương Gia trên đường Story; thư bày tỏ lòng ngưỡng mộ Madison của ông Robert Sandoval, Chủ tịch Hội Xóm Tây Evergreen.Và cuối cùng là nghị quyết 10 tháng 01 năm 2008 của chi bộ đảng Dân chủ tại quận Santa Clara của ông Clark Williams
Nội dung các văn thư hay nghị quyết nói trên, hầu hết đều lên tiếng ca tụng công lao trời biển, tưởng như có một không hai của bà nghị viên Madison, tưởng như trong ba năm qua nếu không có bà nghị viên Madison thì cư dân khu vực 7 đã thê thảm về các vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà cửa , an ninh, trật tự và thất nghiệp …Ngoại trừ, văn thư của dân biểu Mike Honda với những lời tương đối nhả nhặn, chừng mực, vừa phải, không nhắm mắt nói bừa.
Ở phần mở đầu, ông Mike Honda viết: “Tôi quan tâm về việc bãi nhiệm nghị viên Madison Nguyễn sẽ mang tai hại đến cho cư dân San Jose, vừa là cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Bãi nhiệm là phương pháp cử tri truất phế các dân cử ra khỏi văn phòng làm việc vì có những hành động phi pháp , hạnh kiểm xấu xa trong lúc tại chức. Đây là phương pháp của ý định chỉ dùng vào những trường hợp trọng đại. Theo phối cảnh của tôi, những người đệ đơn thỉnh nguyện phải đưa ra những đặc trưng vững vàng và những sai trái căn bản cần thiết để dẫn đến bãi nhiệm (I am concerned about the recall efforts against Councilmember Madison Nguyen and the harm it will bring on San Jose’s resident, as well as the Vietnamese Ameican community. A recall election is a procedure by which voters can remove elected officials from office due to some form of malfeasance, or misconduct, while in office. This procedure is intended to be used only in grave situations. From my perspective, the recall petitioners have shown neither specific grounds nor wrongdoing that would rise to the standards necessary for the recall). Ở đoạn giữa bản văn, ông Mike Honda đề cao việc làm của Madison như bà ta đã kể lễ trong Thư Xin Tiền hay Thư Trả Lời Bãi Nhiệm. Cuối cùng, ông Honda kêu gọi cử tri xét lại việc bãi nhiệm và không đồng ý bãi nhiệm.
Nói chung, những văn thư trong “No Recall” của Madison đọc qua người ta không ngạc nhiên, vì đó là lý luận, lời lẽ của những con “gà nhà bảo vệ gà nhà, mèo khen mèo dài đuôi”. Trong các văn thư này, họ đều cố ý tránh né, không đá động gì tới nhân cách của bà Madison, nguyên nhân chính đã khiến cái thế lực của ông Chuck Reed phải cắn răng chấp nhận Thỉnh Nguyện Thư Bãi Nhiệm. Đó là: “hành động phi pháp và hạnh kiểm không tốt của một vị dân cử”. Như những điều then chốt đã được ông Mike Honda đề cập tới là “malfeasance” (hành động phi pháp) và “misconduct” (hạnh kiểm xấu). Bà Madison có đủ những yếu tố này để bà phải chấp nhận đối đầu với việc bãi nhiệm, nó không liên quan gì đến ý thức chính trị hay tình tự của cái tên “Little Saigòn” mà bà Madison cố tình gán ghép đưa ra để đánh lừa dư luận ngoại quốc. Những yếu tố bãi nhiệm chính đáng là:
- Về “malfeasance” tức “hành động phi pháp”, thì bà Madison đã vi phạm luật Brown Act của tiểu bang khi lén lút vận động Forrest William bỏ phiếu cho tên “Sàigòn Business District”.
- Về “misconduct” tức (hạnh kiểm xấu), thì bà Madison lợi dụng chức quyền làm việc riêng cho tài phiệt Tăng lập Thành, qua Email vận động Cơ Quan Tái Phát Triển Thành Phố những vấn đề tài chánh liên quan đến dự án xây cất khu chợ Việtnam Town, đã nói lên hạnh kiểm xấu của một nghị viên.
- Lừa gạt, nói láo cử tri VN về ngân khoản 2.8 triệu cho việc xây cất Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng và nói láo nhiều lần về quyết định đặt tên cho một khu thương mại v.v., đã nói lên đạo đức của một nghị viên.
Do đó, những bản lên tiếng của những người ủng hộ Madison, là những thứ giấy lộn, là những lời nói tái lập lại của những nỗ lực như đã làm trong vụ dân California bãi nhiệm Thống đốc Grey David vào năm 2003. Kết quả của những cố gắng vận động “quí báu” kia là sự thất bại. Lòng dân cử tri California đã đánh bại thủ đoạn chính trị của những thế lực ủng hộ ông Grey David. Để cuối cùng ông Grey David phải ra đi, nhường chổ cho ông thống đốc hiện tại là Arnold của đảng cộng hòa. Hình ảnh sự nghiệp chính trị của bà Madison trong những ngày sắp tới cũng như thế.
Rốt cuộc sự cố gắng chống đở bãi nhiệm của bà Madison và người đồng minh thân cận là ông Chuck Reed như hiện nay, là “hình ảnh của một nam và một nữ đang đeo càng máy bay trực thăng” để đi xa một nơi, mà trước đó họ được cộng đồng Việt Nam quí trọng và thương mến.
Đặng thiên Sơn

NHỮNG TIẾNG RÚ CỦA BẢN TÌNH CA VÙI DẬP

Những tiếng rú của Bản Tình Ca Vùi Dập

*Ðặng thiên Sơn

Càng ngày việc làm của thị trưởng Chuck Reed và nghị viên Madison đối với cộng đồng Việt Nam càng tệ, càng coi không được. Hình như hai người họ đã mất hết khả năng kiểm soát của lý trí khi phải đối diện với lương tâm con người. Lương tâm ở đây, là một người ăn ở có đạo nghĩa thì phải biết: “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Uống nước phải nhớ nguồn”. Phải biết giữ chừng mực cái đạo lý làm người.
Chuck Reed hôm nay, không còn là Chuck Reed mặc áo dài, khăn đống hay áo sơ mi với cà vạt cờ vàng ba sọc đỏ để kiếm phiếu thị trưởng. Và Madison hôm nay, không còn là Madison ngày nào đi gõ cửa từng nhà đồng hương để cầu khẫn, van xin sự ủng hộ. Hình ảnh một Chuck Reed hay một Madison gần gũi với cộng đồng Việt Nam ngày nào nay đã không còn nữa, đã nhạt nhòa trong tâm trí họ. Thế vào đó, là hình ảnh mới toanh của một Chuck Reed hùng hùng, hổ hổ, gân cổ nổi cộm và hùng hụt đi từ lầu 18 City Hall xuống quán cà phê uống rượu nho để tính chuyện - No recall - Anti recall - Support Madison. Và hình ảnh một Madison trâng tráo với những lời kể công không đúng sự thật, mặt mày dáo dác khi ra đường. Hai hình ảnh này, tạo thành chân dung một Mỹ, một Việt - một nam, một nữ - một rỗ, một rá . Một cao lêu khuê, một thấp lè tè, khắn khít dưới ánh đèn vàng để cùng “rú” bài “Tình ca vùi dập”, đã làm nỗi bật tinh thần “ôm nhau mà sống” của đôi nam, nữ này.
Với nỗ lực sáng tác nhịp điệu vùi dập, bà Madison lên hệ thống truyền thông Quê Hương cho biết - những cử tri đã ký tên bãi nhiệm, nay có thể thay đổi ý định. Bà kêu gọi người nào nghĩ lại thấy thương bà muốn rút lại chữ ký, thì có hai cách:
- Cách thứ nhứt, tự động viết thư xin rút tên gởi về văn phòng Thư ký thành phố.
- Cách thứ hai, vào mạng lưới toàn cầu No recall của bà lấy mẫu thư đã được soạn sẳn, điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa, rồi bỏ vào bao thư, dán tem, gởi cho bà Lee Price Thư ký thành phố thì mọi chuyện sẽ đẹp như mơ.
Tuy nhiên, như đã nói rất nhiều lần là bà Madison - người nữ nghị viên “cưng” của ông thị trưởng Chuck Reed và của các ông Sam Licarrdo, Pete Constant, Forrest William, bà Judy Chirco… là giống nữ nhi trong máu đã có sẳn vi trùng dối trá, nên những gì bà nói ra đều thiếu trong sáng, không rõ ràng. Dưới đây là bằng chứng.
Dựa vào điều lệ bầu cử (election code) 103 và 11303 trong Tiến Trình Bãi Nhiệm Các Viên Chức Tiểu Bang và Khu Vực ( Procedure for Recalling State And Local Officials) đăng nơi trang 20, bà Madison đã viết trên mạng lưới toàn cầu No Recall của bà như sau:
“Withdrawal of Signatures
Under California state law, any voter may withdraw his or her signature from the recall petition upon filing a written request with the appropriate elections official (103, 11303”).Tạm dịch là: “Dưới luật của tiểu bang California, bất cứ cử tri nào cũng có thể rút lại chữ ký trong thỉnh nguyện bãi nhiệm bằng cách viết thư yêu cầu nhân viên phụ trách bầu cử (103, 11303).
Tuy nhiên, theo nguyên văn điều 103, 11303 không phải như trên, mà như sau:
“Withdrawal of Signatures
Any voter may withdraw his or her signature from the recall petition upon filing a written request with the appropriate elections official prior to the day the petition section on which the signature appears is files (103, 11303)” Tạm địch là: “Bất cứ cữ tri nào cũng có thể rút lại chữ ký trong thỉnh nguyện bãi nhiệm bằng cách viết thư yêu cầu nhân viên phụ trách bầu cử trước ngày thỉnh nguyện với chữ ký đó được đệ trình .(103, 11303).”
Qua hai đoạn văn vừa trình bày, người đọc chắc hẳn đã thấy rõ được sự thiếu thẳng thắn của bà Madison. Bà Madison đã “tự ý đục bỏ” hàng chữ “prior to the day the petition section on which the signature appears is files” .
Mấy chữ “prior to the day the petition section on which the signature appears is files” (trước ngày thỉnh nguyện với chữ ký đó được đệ trình) là 14 chữ nói về thời gian hạn định cho việc rút chữ ký. Tại sao bà Madison lại “đục bỏ” như vậy? Trả lời ngay, là nếu để nguyên con như chính phủ ấn định thì cho tới giờ phút này việc bà Madison lên đài Quê Hương hô hào, khuyến khích rút chữ ký là chuyện tào lao, chẳng đi đến đâu vì không phải lúc.
Theo luật định, tiến trình ký tên trong Thỉnh Nguyện Bãi Nhiệm trải qua hai giai đoạn. Giai đạn I, là giai đoạn phải có những chữ ký tiên khởi đính kèm với Thỉnh Nguyện nêu lý do xin bãi nhiệm. Giai đoạn II, là giai đoạn sau khi Thỉnh Nguyện và chữ ký tiên khởi đã hợp lệ, Thư ký thành phố phụ trách hồ sơ cho phép UBBN đi lấy số chữ ký bãi nhiệm theo luật định.
Đối với giai đoạn I: Ủy Ban Bãi Nhiệm đã hoàn tất thủ tục. Nên không có vấn đề rút tên hay thêm tên trong Thỉnh Nguyện Bãi Nhiệm. Như vậy, trong giai đoạn này thời hạn rút chữ ký (Withdrawal of Signatures) đã khóa sổ. Vậy thử hỏi, bà Madison còn kêu gọi, khuyến khích cử trư rút chữ ký bãi nhiệm thì làm sao mà rút đây. Chuyện này, y như trường hợp tòa phán quyết xong rồi. Nhân chứng bất ngờ muốn phản cung và đòi hồi tố khi thời gian hạn định đã hết thì việc xét lại bản án chắc chắn sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Đối với giai đoạn II: Ủy Ban Bãi Nhiệm chưa hết hạn 120 ngày nộp danh sách 3,200 chữ ký (đây là con số thí dụ), thì nhân viên phục trách dựa vào đâu mà rút tên theo ý người viết thư yêu cầu?. Bà Lee Price, Thư ký thành phố - người phụ trách việc tiếp nhận những thủ tục trong tiến trình bãi nhiệm. Dù là người làm dưới quyền ông Chuck Reed, nhưng bà cũng không biết làm sao mà rút chữ ký của cữ tri khi chưa có danh sách do Ủy Ban Bãi Nhiệm đệ nạp trong tay. Thành ra, khi bà Madison không đề cập tới hạn định rút tên là một trò đánh lận con đen. Biết là không đúng, không có kết quả, nhưng bà Madison cứ hô hào ầm ỉ. Nên đây chỉ là một cách chữa cháy vụng về.
Đối với thủ tục hành chánh, chắc hẳn những người muốn rút tên cũng cần phải làm “appointment” để được tuần tự gọi đến văn phòng bà Lee Price trình ID hay Driver licenseso để xác nhận thực, hư. Vì thủ tục xin chữ ký của UBBN đòi hỏi sự chính xác, những người đã cho chữ ký biết rõ điều này, thì đương nhiên việc rút tên của họ cũng phải như vậy, để tránh trường hợp 92 chữ ký mà ông bánh mì thịt nguội Lê văn Hướng đã làm. Cho nên, ngay lúc này nếu bà Lee Price có nhận được thư xin rút tên thì cũng để đó mà chơi, ngồi mà ngó và người xin rút tên ngóng cỗ đợi làm hẹn .
Tóm lại, việc kêu mọi người viết thư để rút tên bãi nhiệm mà không nêu rõ thời gian hạn định, là một sự thiếu trong sáng của bà Madison. Điều này hiễn nhiên, thêm một lần nữa, làm nổi bật hạnh kiểm không tốt của bà Madison. Chính cái bản chất xấu xa này và thêm vào sự vi phạm luật Brown Act của bà, đã dẫn đến việc ông Chuck Reed phải ngậm đắng nuốt cay nhìn bà nghị viên mà ông ta ca tụng, tâng bốc tới trời xanh đang bị “Recall”. Đây mới chính là nguyên do, chớ không phải vì cái tên “Little Sàigòn” như các cơ quan truyền thông của bà Madison ra rả ngày này sang ngày nọ bóp méo sự thật.
Ngoài việc bà Madison “tự ý đục bỏ” thời hạn rút chữ ký theo luật định. Thiên hạ còn cho biết có người đến các khu nhà Mobile Home và nhà dân trong khu vực 7, chìa cái Nghị quyết ký ngày 25 tháng 3 năm 2008 của HĐTP tạm thời cộng nhận tên “Lillte Sàigòn” trên lá phướn, khoe đó là thành tích của bà Madison, rồi xin đồng bào thương dùm Madison, đừng ký tên bãi nhiệm.
Khi nhắc đến cái “nghị quyết lá phướn”. Mọi người nhớ đến phiên họp điều trần giữa Sở Kế Hoạch Thành Phố và Ban Thành Lập Little Saigòn (Little Saigon San Jose Foundation) ngày 26/6/08 tại Leninger, Kelley Park. Trong ngày này, không ai thấy sự hiện diên của bà Madison như người của bà đã kể công.
Mọi người ngạc nhiên, đã kể công như vậy. Tại sao bà Madision không có mặt để làm việc cho tới nơi, tới chốn, là nói với đại diện Sở Kế Hoạch Thành Phố là Debra Figone và Joe Horwedel rằng, số banner mà LSSF xin thực hiện là 20 cái như trong thư của ông Dave Cortese đã đề cập, chớ không phải chỉ có 7 cái hay 11 cái. Và tại sao bà không có mặt, để “chỉnh” Sở Kế Hoạch khi cơ quan này cho biết chỉ cho phép treo các baner từ ngã tư đường McLaughin/Story đến đường Roberts mà thôi. Điều này, trái với tinh thần nghị quyết TP có bà Madison ký tên ngày 25/3/08, mà người của bà cầm đi lấy điểm tùm lum. Vì theo nghị quyết này, các baner được phép treo trên các trụ đèn từ cầu freeway 101 đến đường Senter. Do đó, sự vắng mặt của bà Madison, một lần nữa đã tố cáo:
- Thứ nhứt, bà không quan tâm, ngó ngàng gì đến quyền lợi, nguyện vọng cử tri khu vực 7.
- Thứ hai, bà dị ứng với cái tên chống cộng “Little sàigòn” dù nó có treo… ở cột đèn.
Bên cạnh những lời kêu gọi rút chữ ký của bà Madison. Sự thể hiện sức mạnh
quyền lực của một ông thị trưởng cũng bắt đầu ló dạng. Tin mới nhất cho biết chính quyền thành phố sẽ tịch thu và phạt UBBN về vi phạm cắm và dán những bản “Recall Madison Nguyễn” tại những nơi công cộng. Như vậy là đèn xanh đã bật, tập đoàn vùi dập bắt đầu tiến lên.
Có lẽ mọi người chưa quên, cách nay hơn một tháng trên chương trình phát thanh Việt Nam Radio AM do ông Huỳnh Hớn phụ trách. Ông Thomas Nguyễn, thành viên UBBN, đã lên tiếng báo động trước chính quyền và công luận về vấn đề nhiều bảng “Recall Madision Nguyễn” cắm trong sân nhà cử tri đã bị kẻ gian lấy đi. Đồng thời UBBN đã kêu gọi đồng bào cố gắng ghi nhận lại hình ảnh thủ phạm như chụp hình, lấy số xe vân vân, gởi đến UB sẽ được trọng thưởng 500 đồng.
Với những việc làm có nghiên cứu, có phương pháp, nắm vững luật lệ. Chắc chắn UBBN sẽ không cho người đi cắm hay dán những bảng hiệu Recall Madison Nguyễn bừa bãi trên đất công do ông Chuck Reed “tạm thời quản lý” trong nhiệm kỳ của ông. Cho nên, hôm nay, những bảng “Recall Madison Nguyễn” nếu có xuất hiện bừa bãi trên đất công cộng của thành phố, sẽ không tránh khỏi người ta nghi ngờ đã đến lúc những tấm bảng bị mất cắp được đem ra xử dụng để vu oan, giá họa, làm mất uy tín và hao tốn ngân quỷ eo hẹp của UBBN khi bị phạt từ 100 - 250 đồng một cái.
Nếu UBBN bị chính quyền Chuck Reed phạt vì những bãng hiệu “Recall Madison Nguyễn” thì đây là điều bất thường. Đây là những trò áp dụng quyền bính vặt vãnh, hạ cấp, rẽ tiền, không xứng đáng là một thủ đoạn chánh trị của người lãnh đạo thành phố khi đứng về phía chống bãi nhiệm. Vì từ nhiều năm qua trong mùa tranh cử, các bảng hiệu quảng cáo tên tuổi ứng viên cắm đầy đường, từ đất tư cho đến ngoài công cộng. Nhưng chưa có báo nào đăng là các chủ nhân các bảng hiệu đó nhận được giấy cảnh cáo hay giấy phạt của chính quyền.
Có người thì thầm, có lẽ vì “quá cưng” cục cưng Madison, nên ông thị trưởng đã tuyên bố rất hùng hồn và rất “cứng cựa” đến nỗi quên cả quyền Bãi Nhiệm là một quyền hiến định.
Trò vùi dập của thế lực Chống Bãi Nhiệm đã bắt đầu nổi lên qua sự kêu gọi rút chữ ký quờ quạng của bà Madison, qua sự ông thị trưởng quờ quạng sẳn sàng cho người đi biên phạt các bảng “Recall Madison Nguyễn”. Đã cho thấy bản “Tình ca vùi dập bãi nhiệm” đã bắt đầu cất lên với những nốt nhạc khủng bố tinh thần. Những nốt nhạc này là những âm thanh kêu rú thảm thiết, quái đản trong nền dân chủ của một Hội Đồng Thành Phố đang trên đà phá sản.
Khi bài viết còn đang dở dang, thì một người bạn gọi điện thoại cho tôi, nói anh có người quen ở bên Thụy sĩ sang chơi. Và cho biết nhiều đồng hương bên đó cũng biết chuyện bãi nhiệm bà Mdision qua mạng lưới toàn cầu. Mọi người đều cho đây là việc làm chính đáng, hợp tình, hợp lý của cộng đồng người Việt tại San Jose. Rồi ông bạn tôi kết luận: “ Như vậy thì bà nghị Madison Nguyễn - một chuyên viên nói dối- sẽ không còn chỗ đứng trên quả địa cầu này”.

*Đặng thiên Sơn
8 tháng 7/2008