Wednesday, December 17, 2008

Hãy để mọi chuyện trôi theo giòng đời, xuôi theo lòng dân

Hãy để mọi chuyện trôi theo giòng đời, xuôi theo lòng dân
* Đặng thiên Sơn
Trong đời sống, khi đề cập đến tư cách của một người, người ta hay so sánh với câu chuyện của một quyển tiểu thuyết mà trong đó người phụ nữ thường là nhân vật chánh. Đối với một phụ nữ có nhân dáng bề ngoài khó coi, lại có tánh tình cà chớn, ăn nói bạt mạng, vô liêm sĩ, thì được ví như một quyển tiểu thuyết dở. Với quyển tiểu thuyết này, người đọc không muốn đọc hết để biết kết cuộc của câu chuyện ra làm sao. Còn đối với một người có vóc dáng đẹp, tánh tình nhu mì, đạo đức, thì được ví như là một quyển tiểu thuyết hay. Với quyển tiểu thuyết này, càng đọc càng thấy hấp dẫn hoài không hết, khiến người đọc muốn đọc mau tới trang cuối, nhưng lại mâu thuẫn là không vội vã, vì không muốn biết kết cuộc câu chuyện quá mau.
Tôi nghĩ, bà Madison thuộc vào loại một quyển tiểu thuyết dở, và chính những kẻ bu quanh bà ta từ ông Thị trưởng Chuck Reed đến các ông Hoàng Thế Dân, Lê Văn Hướng, Đoan Trang, Nguyên Khôi, Cao Sơn v.v…, và mới đây có thêm ông Đỗ văn Trọn lên tiếng ủng hộ, đã làm quyển sách vốn đã dở, thành dở thêm.
Chỉ còn hơn 2 tháng rưỡi nữa là tới ngày 3/3/09, cử tri khu vực 7 bỏ phiếu bầu cử bãi nhiệm bà Madisson, chớ không phải là Trưng Cầu Dân Ý như ông Hoàng thế Dân đã nói. Vì Trưng Cầu Dân Ý tiếng Mỹ gọi là “hold a referendum” còn bầu cử là “elect” là “vote”.
Thông thường, người ta nói trật một điều gì đó hay một việc gì đó có hai lý do. Một là dốt. Hai là cố tình nói trật để làm nhẹ đi thực chất của vấn đề. Tôi không nghĩ đảng Việt Tân có một đảng viên “cấp cao” như ông Hoàng thế Dân là người dốt. Cho nên, vì là người cùng nhóm phải ăn nói theo kiểu lươn lẹo của bà Madison, ông Hoàng thế Dân đã lái việc bầu bãi nhiệm thành Trưng cầu Dân Ý để trấn an nhóm mình, đầu độc tư tưởng cử tri, khi nhóm Anti Recall đã sợ hãi lên tới tận óc.
Trưng Cầu Dân Ý, là một khía cạnh của sự thăm dò, không mang tính quyết định, vì người ta chỉ dựa theo kết quả cuộc thăm dò này để có một quyết định chính thức. Chẳng hạn như RDA thành phố đã làm những cuộc thăm dò về việc chọn tên cho khu thương mại VN. Kết quả là tên Little Sàigòn đứng hạng nhứt, nhưng HĐTP quyết định không chọn tên nầy mà chọn tên Sàigòn Business District đứng hạng bét.

Còn bầu cử (vote), là một sự chọn lựa của một quyết định mà theo đó phải thi hành không được thay đổi vì nó đã được luật pháp, hiến pháp bảo vệ. Như bầu cử tổng thống, dân biểu, nghị viên vân vân. Nên vấn đền bãi nhiệm là một cuộc bầu cử YES hay NO, để BÃI NHIỆM bà Madison chớ không phải là một cuộc trắc nghiệm hỏi thăm ý kiến, không phải là Trung Cầu Dân Ý.
Ông Hoàng Thế Dân đã mập mờ khi gọi bầu cử bãi nhiệm ngày 3/3/09, là Trưng Cầu Dân Ý vì trong mấy tháng qua với một lực lượng Anti Recall “hỗn hợp Việt - Mỹ”, đứng đầu phía bên Mỹ là ông Thị Trưởng Chuck Reed, phía bên Việt là ông Hoàng thế Dân, những người Anti Recall đã thấy rằng câu chuyện “Đường đi không tới” đã đi tới “đít”.
Trước tiến trình bãi nhiệm “Đường đi đã tới” và trước nguy cơ công sức và tiền bạc, tiếng tăm của nhóm Anti Reacall đang trên đường trôi ra sông, đang từ từ đổ ra biển, đồng thời sẽ cuốn theo chiếc ghế nghị viên của bà Madidison vào ngày 3/3/09, ông Hoàng thế Dân phải tăng cường thêm tiếng nói của ông Trọn Đỗ. Hình ảnh này đã làm người ta nhớ lại trước đây chỉ có một mình đài Quê Hương múa gậy vườn hoang, hướng dẫn dư luận sai lạc chưa đủ nên nhóm Anti Recall sau đó đã cho tăng cường thêm chương trình Sóng Việt - Việt Tân, để rồi ngày nay tới “Bước đường cùng” lại có thêm ông Trọn Đỗ lên tiếng.
Song song với sự tăng cường về mặt truyền thông để chống bãi nhiệm, dư luận trong mấy ngày qua còn bàn tán là ban “tham mu” của bà Madison dự định áp dụng chiến thuật “vừa đánh vừa đàm” là dọn đường cho bà Madison… ra… xin lỗi cộng đồng, để xin cộng đồng ngưng bãi nhiệm bà, cho bà tiếp tục làm nghị viên đến hết nhiệm kỳ.
“Vừa đánh vừa đàm” là chiến thuật đánh lạc hướng, câu giờ, chia rẽ lòng người, phân tán lòng dân, gây hoang mang dư luận, tạo rối rắm cộng đồng. Nếu tin này đúng, thì lại là một màn trình diễn dỡ như màn ông Nguyễn Nho trao cờ vàng cho con mình trong ngày bà Madison ra mắt DVD “tiếm công” tại một quán cà phê. Bởi vì hậu quả của những màn trình diễn dở là những tiếng đời khinh bỉ.
Nhắc lại chuyện lá cờ vàng ông Nguyễn Nho tặng cho con gái, trong bữa tiệc gây quỹ của UBBN tại nhà hàng Bowtown trên đường Second St. Cựu Trung tá Nguyễn Mộng Hùng nói: “ Lá cờ ấy có mấy sợi dây may ở hai đầu là loại cờ lớn dùng để treo ở các cột cờ. Bố bà Madison đi vượt biên mà đem theo được lá cờ bằng … bàn tay, thì tôi đã phục sát đất rồi, nói chi lá cờ to như thế. Láo thật! Thảo nào cha và con cùng một loại “gen”.”
Riêng cựu Thiếu tá Cảnh sát QG, Trương Ngọc Mỹ khi nhắc đến DVD kể công thì cho rằng, những công lao bà Madison kể trong DVD và lời nói của bà trong một phiên họp tại trụ sở Ban Đại Diện Cộng Đồng trên đường Leo Ave. vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, lúc ấy vào khoảng 6 giờ 30 chiều, khi đối diện với sự thật qua những câu hỏi cử tri đặt ra bà Madison trả lời quanh co, không thông, nên đã gắt gỏng tuyên bố: “Nếu quí vị thấy cháu làm không được, thì cháu sẵn sàng không làm nữa”. Câu nói này, cho đến nay hai năm đã trôi qua bà không thực hiện. Bây giờ lại kể những công lao mình không tốn một chút sức, đã khiến sự trâng tráo, trơ trẽn của bà Madison tăng lên thành cấp 3.
Hai suy nghĩ trên của hai vị cựu sĩ quan QLVCH, đã chuyên chở sự chua cay về những điều dối trá từ bản chất của giòng máu trong gia đình. Điều này, đã khiến tôi nhớ lại hình ảnh phiên họp đêm 20/11/07 tại HĐTP.
Trong phiên họp của HĐTP ngày 20/11/07, mỗi người chỉ được phép phát biểu trong MỘT phút. Đêm đó một người đàn ông đã bồng đứa con gái khoảng 5, 6 tuổi lên máy vi âm. Cháu bé này cũng ghi tên phát biểu ý kiến như ai. Cháu đã nói trước mặt Thị trưởng Chuck Reed và 10 vị nghị viên khác là: “Cháu muốn tên Little Sàigòn. Xin bỏ phiếu cho tên Little Sàigòn”. Điều này, đã nói lên gì? Xin thưa, nó đã cho thấy trong xã hội có những người cha dạy cho con cái mình những điều thực tế, tôn trọng sự thật và theo xu hướng quyền lợi của đa số.
Trong khi ấy, thì một năm sau ngày 22/11/08, tại quán cà phê EM, ông Nguyễn Nho đã làm bình phong cho con mình bằng cách đưa ra điều gian dối về lá cờ vàng ba sọc đỏ mang theo lúc vượt biên, đưa ra những giấy tờ ông là một quân nhân của QLVNCH. Trong khi, lẽ ra, ông phải dạy con mình xin lỗi cộng đồng và từ chức, chớ không nên để bị bÃi nhiệm vào ngày 3/3/09, thì cái nhục sẽ tăng lên gấp trăm lần.
Đây là hai hình ảnh, một người cha có văn hoá và một người cha đã không thấy ngượng ngùng ra “đỡ đạn” cho con, đồng thời khuyến khích con tiếp tục làm những điều sai trái. Ông Nguyễn Nho đã lấy lại đứa con gái mà cuối năm 2005, ông long trọng tuyên bố giao cho cộng đồng như người ta trao một món đồ chơi là vật vô tri.
Là một người tốt nghiệp B.A Sử Học tại đại học Santa Cruz và M.S về Xã Hội Học tại Chicago, bà Madison ngoài việc học để biết các giai đoạn lập quốc của Hoa Kỳ, thiết nghĩ bà phải biết học thêm để biết các thời kỳ dựng nước, giữ nước của cha ông từ đời vua Hùng, phải biết về 1,000 năm Bắc thuộc, về 100 năm thực dân Pháp đô hộ VN. Và phải biết rõ nguyên nhân chiến tranh Nam - Bắc giữa những người theo chủ nghĩa Cộng sản và những người theo chủ nghĩa Quốc gia dân tộc trong suốt ¼ thế kỷ, để thấy rằng sự rời bỏ quê hương đi tìm tự do là niềm đau, nỗi mất mát của hàng triệu người Việt Nam, để bà khẳng định lập trường chính trị đối với hoàn cảnh Việt Nam trong vai trò đại diện. Đây là vai trò không đơn thuần chỉ rập khuôn theo sinh hoạt chính trị của Mỹ.
Bà Madison đã để lộ chân tướng. Do đó, vấn đề bãi nhiệm ở đây không phải CHỈ là việc đặt tên cho khu thương mại. Cũng không phải CHỈ là sự hỗn hào, thất hứa, tráo trở của một người phụ nữ. Cũng không phải bà Madison CHỈ biết phục vụ quyền lợi cho giới tư bản, vì những thứ vừa kề chỉ là yếu tố phụ. Mà ở đây, theo tôi nghĩ, là KHOẢNG CÁCH giữa bà Madison và người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản đã có sự cách biệt không thể lấp bằng, khi bà nhìn cái tên Little Sàigòn là cái tên có âm hưởng chống cộng bà không thích, trong khi cộng đồng thì coi đó là cái tên chống cộng họ rất thích. Chẳng những thích mà người tỵ nạn còn coi đó là biểu tượng thân thương, gắn liền với lá cờ vàng quốc gia ba sọc đỏ. Trong khi đối với bà Madison, thì cờ vàng là một cái gì cần phải đắn đo suy nghĩ, cần phải xét lại khi cầm nó trên tay, trong khi miệng hô lớn: “Đả đảo Việt Cộng - Đả đảo quốc tặc Hồ Chí Minh.”
Như vậy đã quá rõ ràng, quá minh bạch về lập trường chính trị giữa hai bên. Điều này cho thấy, người Việt tỵ nạn CS khó có thể chấp nhận một người đại diện có quan điểm chính trị khác với mình. Nói một cách hụych toẹt là bà Madison không đủ tư cách đại diện cho những người Việt quốc gia chống cộng triệt để, khi bà không phải là một người có lập trường chống cộng triệt để.
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của cựu Đại úy nhảy dù Nguyễn Cẩm Mậu như sau: “Trong cái chính có cái tà, trong cái tà có cái chính. Đó là quy luật của tạo hóa. Như có Âm thì phải có Dương. Thôi thì hãy để mọi chuyện trôi theo giòng đời, xuôi theo lòng dân….”
“Đành rằng là vậy! Nhưng, sự trình bày những điều đúng sự thật của các cơ quan truyền thông như đài phát thanh AM 1430 Huỳnh Hớn, của đài 1500 AM Hạ Vân, của San Jose có gì lạ của Hạnh Giao-Nguyễn Thuận và của các báo Tiếng Dân, Việt Nam Nhật Báo, Sàigòn USA, Ý Dân, để làm sáng tỏ chân tướng của bà Madison là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì, người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản ngoài nhu cầu miếng cơm, manh áo - ăn để mà sống - áo để đủ mặc. Mọi người còn có nhu cầu sinh hoạt chính trị để bảo vệ vùng đất tự do. Đối với vùng đất này, họ không để cho bọn Việt gian, bọn tay sai Việt cộng lũng đoạn, thao túng, khống chế... Bà Madison đã đi ngược lại nguyện vọng chung của đa số người tỵ nạn cộng sản, bà bị bãi nhiệm là điều tất yếu.”
Đặng thiên Sơn
17/12/08

Sunday, December 14, 2008

Thư không niêm của một thính giả gởi Huỳnh Hớn

San Jose ngày 12 tháng 12 năm 2008

Thư không niêm của một thính giả gởi Huỳnh Hớn
Giám đốc đài phát thanh ViệtNam AM 1430
San Jose, Bắc California


Huỳnh Hớn thân mến,

Bây giờ là mùa Đông và chỉ còn hai tuần nữa là ngày Chúa sinh ra đời. Nhân ngày Chúa giáng thế đem bình an đến cho muôn loài, chú thân chúc Huỳnh Hớn và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành đầy ơn phước. Nhân đây, mượn trang giấy này, chú cũng gởi lời chúc lành đến Hạ Vân và gia quyến.

Huỳnh Hớn ơi! Những khó khăn mà đài phát thanh AM1430 do Huỳnh Hớn điều hành đang gặp phải rồi sẽ qua đi. Những khó khăn Hùynh Hớn đang gặp phải chẳng những không làm Cộng Đồng Việt Nam tại San Jose nói chung và cử tri khu vực 7 nói riêng, chùn bước trước việc bãi nghiệm một nghị viên bất xứng, mà còn là động cơ thúc đẩy mọi người phải quyết tâm hơn, khi bản chất thực của người đại diện được phơi bày.

Có lẽ Huỳnh Hớn thừa hiểu, mỗi cá nhân trong cộng đồng ai cũng có chỗ đứng trong xã hội nên cá nhân của Huỳnh Hớn, của chú hay của bà nghị viên được mọi người đánh giá ra sao đã được trả lời. Nói chung là tư cách của con người. Đây là điều mà tiền bạc hay thế lực không thể đổi được.

Trong bửa tiệc gây quỹ của Ủy Ban Bải Nhiệm ngày 7 tháng 12/ 08 vừa qua tại nhà hàng BowTown, trong phần phát biểu Huỳnh Hớn có cho mọi người biết, là bà nghị viên Madison Nguyễn gọi lên tổng đài 1430 phàn nàn về chương trình của Huỳnh Hớn đã cho phát thanh những bài viết, bài bình luận và “on air” liên quan đến việc bải nhiệm một nghị viên và đặc biệt có nhắc đến tác giả Đặng thiên Sơn.

Với sự phàn nàn vừa kể, bà nghị viên khu vực 7 đã chà đạp lên nền dân chủ Hoa Kỳ, chà đạp lên đệ tứ quyền được ấn định trong điều 4 Hiếp pháp.

Có lẽ Huỳnh Hớn và đồng hương mình ai cũng biết mới đây, ông thống đốc tiểu bang Illinois Blagojevish bị Cảnh sát liêng bang (FBI) còng tay để điều tra về tội âm mưu bán chiếc ghế nghị sĩ bỏ trống khi ông Obama đắc cử Tổng thống, đã lên tiếng đòi bịt miệng các cơ quan truyền thông địa phương bàn tán, bình luận về chuyện thối tha này. Bịt miệng truyền thông là hành động “leo lề” của những kẻ không dám đối diện với sự thật. Đây là phản ứng què quặc, ngốc nghếch của ông thống đốc và bà nghị viên vì họ chẳng bịt miệng được ai khi con sông cái nào cũng có nhiều nhánh. Như vậy, bà nghị viên của CĐVN chúng ta không cô cơn đơn trong việc muốn bịt miệng các cơ quan truyền thông. Như vậy, bà nghị viên VN yêu quí của chúng ta sẽ hát bài tình ca “Đời Tôi Không Cô Đơn” chớ không phải là “Đời Tôi Cô Đơn” mà ca sĩ Tuấn Vũ thường hát.

Cho tới phút này, ai cũng thấy vấn đề đặt tên Little Sàigòn cho khu thương mại Việt Nam là chuyện nhỏ, nhưng từ “chuyện nhỏ” này đã bạch hóa, đã làm lộ ra những bộ mặt thân cộng, Việt gian đang khoát áo quốc gia sống trà trộn trong cộng đồng, nên đã trở thành “chuyện lớn” trong âm mưu khống chế CĐVN San Jose trên phương diện Kinh tế lẫn Chính trị của Việt cộng.

Những quyết định sai lầm của đời người trong đời sống về miếng cơm, manh áo, xe hơi, nhà lầu, việc làm… có thể thay đổi hàng ngày. Nhưng sự chệch hướng trong sinh hoạt chính trị của cộng đồng, của quốc gia sẽ đem đến hậu quả tại hại khốc liệt. Cho nên, quyết định bải nhiệm người đại diện đi chệch hướng chính trị, là một quyết định sáng suốt của cộng đồng người Việt tại khu vực 7.

Chắc Huỳnh Hớn cũng đã thấy do sự không đồng nhứt, không thống nhứt với nhau giữa các dân tộc trên mọi phương diện, đã tạo ra quá nhiều khổ đau cho nhân loại. Sự khổ đau này, dù lớn, dù nhỏ, dù ít, dù nhiều, trong đó ai cũng có cái giá phải trả. Nếu xã hội không có những xung đột, những áp chế, những khổ đau, thù hận, bất đồng thì không có giá trị của tự do, của hạnh phúc và hài hòa. Nếu CĐVN tại San Jose của chúng ta không có biến cố Little Saigon, không có biến cố bải nhiệm một nghị viên, thì các cộng đồng bạn không ai biết được trong lòng người Việt tha hương tỵ nạn CS nghĩ gì, và cũng không ai nghĩ đến giá trị của lá phiếu quan trọng như thế nào đối với đời sống và sinh mệnh chính trị của một dân tộc. Bải nhiệm một người mà trước kia mình thương mến là điều đớn đau, là cái giá cộng đồng phải trả do sự lầm lẫn vào năm 2005. Nhưng sự đớn đau này, cái giá này không đắt lắm khi nó dùng để đổi lấy sự nghiệp đấu tranh chống cộng của người Việt tại hải ngoại.

Là người dân thấp cổ bé miệng, là một cơ quan truyền thông bé nhỏ đang đối diện, đang đương đầu với thế lực, cường quyền, Huỳnh Hớn đã khôn khéo điều hành cơ sở của mình qua những câu chuyện thơ trào phúng của thi hào Pháp La Fontaine, những bài giảng răn đời của thầy Mạnh Tử... “Tránh voi chẳng xấu mặt nào!” Điều này đã chứng tỏ được cái Trí, cái Dũng của người làm truyền thông chân chính mà Huỳnh Hớn đang áp dụng. Thái độ khôn ngoan của Hùynh Hớn đã đóng góp tính cực vào việc đấu tranh cam go của cộng đồng, tinh thần dấn thân này hiển nhiên có giá trị xứng đáng nhận được sự thương mến, quí trọng của đồng hương dành cho.

Để chấm dứt thư này, chú muốn chia xẻ với Hùynh Hớn và đồng hương mình về lời nói của Mạnh Tử : “Người ta ở đời đối với kẻ ngang ngược, man trá, đê hèn thì nên coi như mình đi trong bụi rậm, vướng phải gai chỉ nên thong thả đứng lại gở dần ra thôi…”

Mến chào Huỳnh Hớn

Have a nice weekend!

Đặng thiên Sơn

20/11: Ngày “báo tử” sự nghiệp chính trị của nghị viên Madison Nguyễn khu vực 7.

20/11: Ngày “báo tử” sự nghiệp chính trị của
nghị viên Madison Nguyễn khu vực 7.
*Đặng thiên Sơn

Câu chuyện bắt đầu vào buổi tối định mệnh ngày 20 tháng 11 năm 2007. Trong ngày này, tại lầu hai City Hall bà Madison và HĐTP đã phủ quyết việc đặt tên “Little Sàigòn” đứng hạng nhứt cho khu thương mại người Việt nằm trên đường Story, để chọn tên “Sàigòn Business District” đứng hạn chót. Sự chọn lựa ngược đời, phản dân chủ, đã được nhà văn Nguyễn thiếu Nhẫn và Kiêm Ái kể rõ lại từng chi tiết trong quyển Tạp luận tựa đề "Sàigòn Business District: Hồi Chuông Báo Tử.”
Theo hai tác giả thì "Sàigòn Business District: Hồi Chuông Báo Tử” là “thông điệp báo tử” liên quan đến “sự nghiệp chính trị của bà nghị viên Madison và sự nghiệp phát thanh của đài Quê Hương.”
Với kết quả hội đủ chữ ký bãi nhiệm, trưa ngày 4 tháng 11 năm 2008, HĐTP San Jose đã long trọng công bố ngày 3 tháng 3 năm 2009 là ngày bầu bãi nhiệm bà Madison. Như vậy “Hồi chuông báo tử” của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn và Kiêm Ái sắp trở thành hiện thực. Trong khi ấy, sau hơn cả năm trời cặm cụi ghi ghi, chép chép, quyển hồi ký mang tên “Thế Lực Đen” của nữ chiến sĩ Nguyễn thị Ngọc Hạnh ra đời, đã làm rơi cái mặt nạ chống cộng vì tiền của đài phát thanh Quê Hương.
Đối tượng của Ủy Ban Bãi Nhiệm là bà nghị viên Madison.
Là một người ủng hộ việc làm của UBBN, nên đối tượng các bài viết của tôi cũng là bà Madison. Do đó, tôi ít khi đề cập đến những tổ chức, đoàn thể hay cá nhân mà bà Madison có nhu cầu cần họ nói mướn hay cần họ viết mướn, luôn cả “có thể” nói là chưởi mướn.
Tôi không chủ trương tranh luận để được hơn hay thua hoặc chứng minh thiệt hay giả với những người mà hai ông Nguyễn thiếu Nhẫn, Kiêm Ái cho là tay sai của bà chủ Madison, vì nó vô ích, mất thì giờ, sai mục tiêu. Chớ còn nói ngang, nói bừa, để trở thành vô tư cách thì một người bình thường, ai cũng có khả năng để đào sâu hố hận thù.
Trong đấu tranh với phương tiện là súng đạn, dao găm, mã tấu hay tranh luận bằng lời nói, chữ viết, người tham chiến ở vị trí bên này hay bên kia, ai cũng có cái giá phải trả cho dù là mình đúng hay mình sai. Như cái giá ông Đỗ Hùng, Lê Hữu Phú phải trả khi hiên ngang lãnh đạo Phong Trào Đấu Tranh Đòi Dân Chủ để chống lại quyền lực phản dân chủ của Thị trưởng Chuck Reed. Cái giá ông Lê Lộc, Thomas Nguyễn, Hồ Vũ phải trả khi lãnh đạo UBBN đối đầu với NV Madison Nguyễn, với Thị trưởng Chuck Reed và những NV có mặt tại quán Cà phê Paloma, với Đảng Dân Chủ Santa Clara, với Công Đoàn Lao Động Vùng Nam Vịnh, thậm chí với cả dân biểu Mike Honda. Và cái giá của ông Chủ tịch cộng đồng Nguyễn Ngọc Tiên phải trả khi yểm trợ các việc làm chính nghĩa của cộng đồng. Bên cạnh đó, đài phát thanh Việt Nam Am 1430 của ông Huỳnh Hớn, Việt Nam Nhật báo của ông bà Quỳnh Thi, Nguyễn Thiện Căn, báo Tiếng Dân của Nguyễn Thiếu Nhẫn, Kiêm Ái, báo Saigòn USA của LS. Tâm cũng không ngoại lệ khi phổ biến những tiếng nói công đạo, nhằm làm sáng tỏ tinh thần thực thi dân chủ “thiểu số phải phục tùng đa số” cũng phải trả giá cho việc làm của họ. Cái giá ra làm sao, chắc mọi người đã thấy.
Ngược lại, cũng như vậy, phía bên kia, cái giá bà nghị viên Madison phải trả cho hành động phản dân chủ, mạt sát cử tri, nói dối cử tri, vi phạm Brown Act, ngăn cản nghị quyết cờ vàng, từ chối tên “Little Sàigòn” vì cái tên này có “âm hưởng chống cộng” và nhiều chuyện khác, là bà đang đối diện với bãi nhiệm. Trong khi ấy, Thị trưởng Chuck Reed, một tên “thực dân mới” cũng không khá hơn với hình ảnh khó có địa vị thị trưởng ở nhiệm kỳ thứ hai. Mặt khác, đài phát thanh Quê Hương của cặp diễn viên Đoan Trang - Nguyên Khôi cũng không tránh khỏi sự hổ thẹn khi bị đồng hương xa lánh, kết án vì hành vì “ăn cháo đái bát” của họ. Và báo Tin Việt News của ông Cao Sơn cũng không thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của tiếng đời thị phi, là ký giả chỉ biết bò và lết bằng đầu gối chẳng qua vì tiền. Thêm vào đó, những tên bạ đâu sủa đó, thiếu chừng mực như Hoàng Thế Dân, Hoàng Thưởng, Uông tiến Thắng … cũng vậy.
Trong xã hội, thời gian là giai đoạn của thời kỳ, trong đó, những sự kiện xảy ra khác nhau. Đây là những dấu mốc lịch sử. Con người cũng vậy, ai cũng có một thời sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cái với những ấn tượng vui buồn. Đây là chuỗi dài những kỷ niệm.
Là con người, đời sống tôi cũng không thoát ra khỏi định luật này. Cho nên, dù cuộc chiến Quốc - Cộng đã qua từ lâu nhưng tôi vẫn tự hào mình đã đổ máu, xương để vun bồi vùng đất tự do Miền Nam trong màu áo hoa rừng của Đại Đội 1 Trinh Sát - huy hiệu con Đại Thử của SĐND. Đại đội 1 Trinh sát năm 1970, lúc đó, khi tôi về dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng, K.19 Võ Bị Đà Lạt. Ngoài ra, Đại Úy Tăng, Đại Đội Phó còn có các sĩ quan Cúc, Hải, Phái, Hùng, Khai … và Thượng Sĩ Khang Thường Vụ đại đội.
Tôi tự hào đã có mặt tại căn cứ 5 Hoả lực Đắc Tô -Tân Cảnh, vùng rừng núi Tam biên Hạ Lào. Có mặt tại Dambe, Chúp, Snoul, Suông bên Kampuchia. Và trong các khu rừng già Minh Thạnh, Chơn Thành, Dầu Tiếng vào những ngày Bình Long Anh Dũng.
Tôi không bao giờ quên ngày ra trường Khóa 123 tôi bị “dù lôi”, bạn tôi bị “dù số 8”, và trường hợp ngàn năm một thuở là một đứa khác bị “dù xoắn, đuôi chồn” không kịp mở dù bụng nên chết khi chưa nhận được bằng.
Tôi không quên bác sĩ Trung úy Nguyễn văn Hiền người đã chích cho tôi mũi Peniciline đầu tiên trong đời, để ngừa vết thương nhiễm trùng tại bịnh viện Đỗ Vinh năm 1971 và không quên Thiếu tá Mễ TĐT/TĐ.11, Đại Úy Đính người to con, nước da ngâm đen nằm cạnh phòng tôi tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, người về từ mặt trận Quảng Trị năm 1972.
Tôi cũng không quên cái chết của “đứa em” Hạ sĩ Nê trong một buổi sáng Chủ Nhật cùng tôi Nhảy Diều Hâu trong rừng già tỉnh Bình Long, Bình Dương và còn nhiều thứ tôi không quên trong những năm quân ngũ của mình.
Tôi, Đặng thiên Sơn - Đặng đình Hải, không tranh cãi, không ồn ào với những người mà nhà văn Kiêm Ái, Nguyễn thiếu Nhẫn gọi là những kẻ “bưng bô” cho bà Madiosn đã được cựu Trung tá nhẩy dù Nguyễn Mộng Hùng “thú vật hóa” là “những con chó điên sủa bậy, cắn càn”.
Tôi kể những việc đã qua chỉ với mục đích cho mọi người thấy rằng, ai cũng có chỗ đứng trong xã hội và “sự thật” cũng có chỗ đứng trong mỗi con người, cho dù thời gian có là 33 năm, 100 năm, 1,000 năm hay nhiều hơn nữa vẫn không thay đổi. Do đó, với bạn bè, người quen biết và gia đình: “Tôi vẫn mãi mãi là một chiến sĩ của Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Tốt nghiệp khóa 3/68, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và là Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Kiến Hòa - Bến Tre” của một thời đã qua.
Sau mấy mươi năm “vật đổi sao dời” và sau một năm - ngày người Việt Hải Ngoại tại Thủ phủ chính trị San Jose bị HĐTP tước đoạt dân chủ và bà Madison tạt một “gáo nước lạnh” vào mặt . Nhìn lại, tôi rất hài lòng khi đã tự đặt mình vào hàng ngũ với các anh, chị cao niên khác đang hỗ trợ các bạn trẻ trong Ủy Ban Bãi Nhiệm bà Madison. Danh dự cộng đồng VN San Jose đang được đòi lại. Ngày tàn sự nghiệp chính trị của bà Madison đang cận kề. Và chắc chắn độc tài, áp bức sẽ bị đẩy lùi vào ngày 3 tháng 3 năm 2009 tới đây.
*Đặng thiên Sơn (18 tháng 11 năm 2008)

Cộng đồng Việt Nam San Jose đã đi đúng đường khi quyết định bãi nhiệm nghị viên Madison

Cộng đồng Việt Nam San Jose đã đi đúng đường
khi quyết định bãi nhiệm nghị viên Madison

*Đặng thiên Sơn

Khi những giòng chữ này được viết xuống thì đã đúng một năm ngày 9 tháng 12/07, ngày Cộng Đồng VN tại San Jose họp khoáng đại với sự tham dự của trên 2,000 người ra một Quyết Nghị với 4 điểm rõ ràng dưới đây:
“1/- Đặt tên cho ngày thứ ba là “Thứ Ba Đen” và sẽ tổ chức những cuộc biểu tình trong các ngày thứ ba 11, 18 và 25/12/2007 để tố cáo sự độc tài và phản dân chủ của Bà Madison cũng như của 7 thành viên khác trong Hội Đồng Thành Phố San Jose.
2/- Đòi hỏi thị trưởng và các nghị viên phải xin lỗi Cộng Đồng người Việt tại San Jose vì họ đã có lời xúc phạm đến danh dự chung của cả Cộng Đồng.
3/- Yêu cầu Bà nghị viên Madison từ chức vì bà không còn được cử tri tín nhiệm.
4/- Nếu Bà Madison không đồng ý từ nhiệm theo ý nguyện của cử tri thì cộng đồng người Việt sẽ tiến hành thủ tục bãi nhiệm bà Madison để chọn người khác đại diện cho cư dân Việt Nam tại khu vực 7 thuộc TP. San Jose .”
Cho đến nay, theo thứ tự các điểm của Quyết Nghị Cộng Đồng đã từng bước được thực hiện. Và do vì không biết tự trọng bà Madison đang đối diện với cuộc bầu cử bãi nhiệm được tổ chức vào 3 tháng 3 năm 2009.
Tưởng cũng nên nhắc lại, phiên họp khoáng đại cộng đồng chỉ diễn ra sau khi HĐTP quyết định chọn tên “ Saigòn Business District” vào đêm 20/11/07, đặt cho khu thương mại Việt Nam trên đường Story. Quyết định sai trái của HĐTP đã chà đạp lên nền dân chủ Hoa Kỳ, chà đạp lên nhân phẩm của hàng trăn người Việt có mặt trong phòng họp và hàng ngàn người ngoài hội trường vào đêm lịch sử ấy. Quyết định phản dân chủ “ thiểu số đàn áp đa số” đã được điều động bởi bà nghị viên Madison Nguyễn đại diện khu vực 7, cùng với sự toa rập của một số nghị viên được bà Madison vận động trước.
Khi nói đến phiên họp lịch sử khoáng đại cộng đồng, tưởng cũng nên nhắc lại những lời phát biểu “bất hủ” của nghị viên Pete Constant đơn vị 1 gần như dạy dỗ HĐTP, khi ông thấy “mọi việc như đã được sắp xếp trước khi có buổi họp”.
Theo tài liệu lưu trữ của UBBN, tôi xin tạm chuyển dịch lời ông Constant từ băng video như sau: “ Tôi hiểu việc đặt tên cho khu thương mại là điều cần thiết khi nó xứng đáng được vinh danh. Tuy nhiên nó đã gặp trở ngại trong tiến trình đặt tên này. Theo tôi để việc đặt tên được thành công, thì sự chọn lựa phải do cộng đồng quyết định chớ không phải do HĐTP quyết định. HĐTP cần phải đưa ra nhiều tên để cộng đồng chọn ra cái tên theo ý muốn của họ. Một thí dụ đơn giản như tên Senter road hay Sàigòn gì đó cũng được, nhưng phải là cái tên mà cộng đồng ưa thích.
“Như chúng ta điều biết vận động trường Candle Stick Park đã được đổi thành Three Com và Monster, nhưng cho đến nay người ta vẫn quen gọi là Candle Stick vì mọi người thích tên này”.
“Là một nhân viên chính phủ, một người dân cử có lương tâm và trách nhiệm, thì mình phải giữ đúng những lời đã nói ra và thi hành những gì đã hứa. Trong việc đặt tên cho khu thương mại VN , chúng ta đã tốn tiền cho cuộc thăm dò ý kiến do cơ quan Tái Phát Triển Thành Phố (RDA) thực hiện, nhưng chúng ta lại không thi hành đúng như kết quả đã nhận được. Chúng ta cho rằng, vấn đề đặt tên cho khu thương mại là chuyện nhỏ được xếp cuối chương trình thảo luận, điều này cho thấy nó không quan trọng, nhưng chúng ta không nên coi thường. Tôi hiểu ông Thị trưởng, ông phó thị trưởng và nghị viên Nguyễn đã có ý đặt tên “Saigòn Business District” trước. Đây là một sự ép buộc bắt người ta phải thừa nhận. Tôi không đồng ý với cách giải quyết như vậy. Xin ông Thị trưởng xét lại quyết định chọn tên cho khu thương mại VN”.
Cuối cùng ông Pete Constant nói thêm: “Trong mấy tháng vừa qua chúng ta đã lấy ý kiến của đồng bào, và chúng ta đã biết ý kiến của đồng bào ra làm sao rồi. Nhưng mỗi lần hội họp thì hầu như đa số mọi người đã có quyết định sẳn trong đầu. Đây là một nước tự do, dân chủ nên chúng ta phải tôn trọng tinh thần dân chủ. Cộng Đồng Việt Nam từ trước tới nay vẫn muốn tên Little Sàigòn.. Tôi đồng ý ủng hộ họ với cái tên Little Sàigòn. Cám ơn quí vị.”
Để mọi người, đặc biệt là cử tri khu vực 7 thấy rằng, là những người tỵ nạn cộng sản chân chính, chúng ta không mang mặc cảm quá khích hay cố chấp khi quyết định ký tên bãi nhiệm bà Madison và quyết định nầy sẽ được bầu YES vào ngày 3/3/09, xin mọi người hãy đọc bản tin của báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam phổ biến tháng 6/2007, để thấy quyết định của mình kịp lúc:
“ĐẶT TÊN KHU THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHO ĐOẠN PHỐ Ở SAN JOSE, MỸ.
Trong phiên họp thường kỳ chiều 5/6, Hội đồng thành phố San Jose (bang Caliphonia, Mỹ), đã nhất trí thông qua quyết định đặt tên Vietnamese Business District (Khu thương mại Việt Nam ) cho một đoạn phố dài 1,6km của thành phố.
Đoạn phố Vietnamese Business District nằm trên đường Story từ sa lộ 101 đến đường Senter trong thành phố, là nơi tập trung phần lớn cửa hàng và văn phòng của người Việt tại địa phương.
Tại đây đã có hơn 250 cửa hàng thuộc sở hữu của người Việt, mang lại nguồn thu hơn 1 triệu USD mỗi năm cho thành phố. Cả hai bên đường từ Senter đến McLaughlin đều có những thương xá mang đậm sắc thái văn hoá Á Đông, thể hiện sức sống mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Nam .
San Jose sẽ triển khai việc đặt bảng hiệu và mô hình để chính thức đánh dấu sự ra đời của "Khu thương mại Việt Nam" trên bản đồ thành phố.
San Jose là thành phố lớn thứ ba bang Caliphonia và thứ 10 của Mỹ, được coi là thủ phủ của khu công nghệ cao Silicon Valley. Người Việt Nam bắt đầu lập nghiệp tại thành phố cách đây hơn 30 năm với chỉ vài nghìn người. Đến nay cộng đồng người Việt Nam tại đây có khoảng 100,000 người, chiếm 1/10 số dân thành phố.
Như vậy, nếu thành phố San Francisco đã có khu Chinatown mang đậm phong cách của người Trung Quốc, Los Angeles có Koreatown của người Triều Tiên, nay San Jose sẽ có một khu phố mang phong cách Việt Nam./.
BTK-TTX.”
Bản tin trên đã cho thấy VC coi khu thương mại trên đường Story và người Việt tại San Jose là một bộ phận của chúng tại hải ngoại. VC còn biết rõ số cơ sở thương mại VN trên đường Story là bao nhiêu, số dân VN tại San Jose là bao nhiêu và đã đóng góp bao nhiêu triệu đô la cho thành phố hàng năm. Điều này, hẳn nhiên đã cho thấy VC được báo cáo trước diễn tiến sự việc và nhanh hơn là người Việt tại địa phương được bà Madison cho biết thành phố muốn vinh danh cộng đồng.
Tại sao Việt Cộng lại biết như vậy? Dĩ nhiên là có người báo cáo rồi. Và bản tin này của VC được phổ biến sau khi những Email qua lại giữa bà Madison và bà Deruna, Helen nhân viên cơ quan RDA trong tháng 4/07 được “dứt điểm” vào ngày 5/6/07 bằng Nghị quyết “Vietnamese Business District Designation” theo đề nghị trong Memorandum của ông Chuck Reed và bà Madison.
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu hòa. Chẳng những hiếu hòa với lân bang mà đối với đồng bào, đồng hương còn nồng nàn hơn nữa. Nhưng tôi tin tưởng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại không thể nào hiếu hòa được với Việt Cộng, Việt gian và tay sai VC để hủy hoại lý tưởng tự do, hủy hoại tinh thần đấu tranh cho một nước Việt Nam không cộng sản tại quê nhà mà người Việt hải ngoại đang theo đuổi. Do đó, không ai chấp nhận mình bị phản bội, đặt biệt người phản bội mình là người đại diện mà mình hằng thương mến, tin tưởng. Cho nên, quyết định bãi nhiệm bà nghị viên Madison của đồng hương Việt Nam tại khu vực 7, là một quyết định sáng suốt, đúng lúc kịp thời, để ngăn chận âm mưu khống chế chính trị lẫn kinh tế của Việt Cộng tại hải ngoại theo nghị quyết 36.
Viết tới đây, tôi nhớ đến bài viết của bà luật sư tên Bùi Kim Thành nào đó do bạn bè email đến cho tôi. Bà Bùi Kim Thành, người được giới thiệu là đã đấu tranh cho dân oan tại Việt Nam vừa được “VC cho xuất ngoại”. Trong bài viết bà này khen “cha” của bà Madison có công bảo vệ lá cờ vàng quốc gia, khen “con” ông Nguyễn Nho là một nghị viên tài ba. Chẳng những vậy, bà Bùi Kim Thành còn dạy cộng đồng San Jose nên để dành tiền recall và chống recall gởi về giúp đồng bào VN tại quê nhà.

Thật sự tôi rất ngạc nhiên trước những lời của bà Bùi Kim Thành. Tôi không hiểu bà ta đứng ở vị trí nào trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đã có khắp nơi trên thế giới trong hơn 30 năm qua, để “thoải mái” viết những lời khen, lời chê và dạy đỗ CĐVN tại San Jose như vậy. Trong khi, lẽ ra, với tư cách là một người lớn lên và trở thành một luật sự theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bà Thành chỉ có tư cách dạy dỗ bọn lãnh đạo Việt Cộng mà thôi. Vì chỉ có bà là người được đào tạo thành tài trong chế độ ấy, mới biết được những việc làm sai trái đi ngược lại Đạo Đức Cách Mạng: Cần - Kiệm - Liêm - Chính và Chí công vô tư mà quốc tặc Hồ chí Minh đã dạy bọn Việt Cộng. Còn như đối với gần hai triệu người Việt Nam tại hải ngoại hiện nay là những nạn nhân của VC, nhà tan cửa nát vì VC, là những người trưởng thành trong một thể chế tự do, nhân bản từ trước năm 1975, chắc chắn mọi người phải hiểu hơn bà Bùi Kim thành nhiều về những quyết định chính trị liên quan đến đời sống của họ. Cho nên, thành ra, bài viết của bà Bùi Kim Thành đã trở nên lố bịch, trơ trẽn và không tránh khỏi tăng thêm sự nghi ngờ vốn đã có sẵn của mọi người: Đây là một “con bài tuyên vận của Việt Cộng” xuất ngoại có lisence. Ngoài ra cũng ảnh hưởng không ít đến những người thực sự bị CSVN trục xuất vì lý do chính trị.
*Đặng thiên Sơn
9/12/08

Hết “Cộng đồng tiếm danh” của ông Dân đến “DVD tiếm công” của bà Madison

Hết “Cộng đồng tiếm danh” của ông Dân đến “DVD tiếm công” của bà Madison
*Đặng thiên Sơn

Người ta còn nhớ trong Mailer gởi đến cử tri khu vực 7, ngoài việc khoe khoang những thành tích, bà Madison còn cố ý cho mọi người thấy chung quanh bà bên hửu có ông Thị trưởng thành phố là Chuck Reed, bên tả có ông Chủ tịch đảng Dân Chủ Santa Clara là Steve Preminger, phía đông có bà Chủ tịch Công Đoàn Lao Động Vùng Nam Vịnh là bà Ellis-Lamkins, và phía tây có ông Dân biểu Mike Honda, phía nam có ông Robert Sandoval Chủ tịch Hội W. Evergreen Neighborhood và phía bắc là những nhân vật Việt Nam… “tàng hình”.

Thành thật mà nói, với thành phần nhân vật tàng hình và không tàng hình như vừa kể được bà Madison dùng làm mũi dùi xung kích chống lại cộng đồng Việt Nam chống cộng tại San Jose và Ủy Ban Bải Nhiệm, thì đây là một lực lượng đáng kể. Tuy nhiên, sau mấy tháng “đòi vùi dập” lẫn “đòi thoi” và tuyên bố lung tung, bà Madison chỉ thu được có 147 chữ ký chống bãi nhiệm. Đây là một kết quả quá khiêm nhường, nhưng còn khiêm nhường hơn nữa là trong số 147 chữ ký đó chỉ có 8 chữ ký được HĐTP xác nhận hợp lệ. Số còn lại thì thuộc loại ma như 92 chữ ký của ông bánh mì thịt nguội Lee’s Sandwisches. Trong khi ấy, với con số 4.775 chữ ký của UBBN đã buộc HĐTP phải công bố ngày 3 tháng 3 năm 2009, là ngày bầu cử bãi nhiệm bà nghị viên bất xứng. Sự chênh lệch một trời, một vực về con số đã cho thấy dù bà Madison có thế lực, có hơn 100 ngàn đồng, nhưng bà cũng không thể mua được lòng người.

Lẽ ra với kết quả chỉ thu được có 8 chữ ký bải nhiệm, bà Madison phải hiểu số phận của mình ra làm sao, phải hiểu được lòng dân đối với bà như nhế nào, nhưng bà chẳng chịu hiểu để dở trò quái đản tiếp là phát hành DVD kể công với cử tri và để “ba” tặng cờ vàng. Với những công bà Madison kể ra trong DVD, đáng lý bà phải nhận được 2, 3 ngàn chữ ký ủng hộ chống bãi nhiệm do những người đã chịu ơn của bà về nhà ở, việc làm, thư viện, công viên, đường xá, chớ dè đâu bà chỉ xin được vỏn vẹn có 8 chữ ký.

Cho nên, phải nói cho mọi người biết rằng, DVD kể công của bà Madison là một sự mạo nhận khi cho rằng nhờ bà mà khu vực 7 mới có được 700 đơn vị gia cư dành cho gia đình có lợi tức thấp; nhờ bà mà dân khu vực 7 mới có thêm 1.000 công việc làm tại khu shopping The Plant góc đường Monterey/ Tully; nhờ bà mà đường Senter đoạn từ Tully đến Singleton mở rộng thành 6 lane và đường Lucretia từ Story đến Phelan mở rộng thành 4 lane; cũng như nhờ bà mà thư viện cũ trong vùng được nới rộng sửa sang, thư viện mới được xây và những việc linh tinh khác vân vân và vân vân. Nếu đúng như những gì DVD của bà Madison trình bày, thì với 3 năm làm việc mà bà Madison đã làm được như vậy, quả là một thành tích phi thường. Thành tích này có được chắc nhờ bà Madison có chiếc đũa thần để biến hóa vượt thời gian. Nhưng tiếc thay, bà Madison không có “đũa thần” mà chỉ có “đủa thường” nên đã lấy công của những người đưa ra kế hoạch chỉnh trang thành phố làm của mình.

Mục đích bài viết này không phải phủ nhận hoàn toàn công lao trong 3 năm làm việc của bà Madison. Bà đã làm nhiều chuyện lắm chớ! Như bà đã trồng cây, hốt rác, vét cống, đào mương để làm cảnh hay xin thành phố vẽ các lối đi cho người đi bộ, gắn đèn chớp chớp dành cho người đi bộ, tu bổ công viên, xin ngân khoản cho TTSH/CD để trả ơn ông bác sĩ, lập Vườn Truyền Thống để trồng cỏ… chơi vân vân. Nhưng bà Madison mạo nhận đã làm được nhiều thành tích to lớn trong khi không tốn một chút công sức là điều không đúng sự thật. Việc này cần soi sáng cho mọi thấy chân tướng của bà.

Hãy bắt đầu, nói về việc bà Madison kể công đã tạo ra 700 đơn vị gia cư dành cho các gia đình có lợi tức thấp tại khu vực 7.
Từ năm 1992, liên quan đến chiến lược biến San Jose trở thành một thành phố vĩ đại (Greater Downtown) vào năm 2020, thành phố đã có kế hoạch “Dự Án Trợ Cấp Nhà Ở” cho dân chúng để đối phó với tình trạng dân số gia tăng. Theo dự án này, thành phố sẽ cho xây thêm nhiều chung cư nhằm tạo cơ hội cho người có lợi tức thấp mua hoặc thuê với giá “Low income” hay “Section 8”. Cho đến nay, thành phố đã xây được trên 11.000 đơn vị từ khu vực 1 cho đến khu vực 10.
Bà Madison đã rêu rao 700 đơn vị tại thuộc khu vục 7 là do công lao của bà. Đây là sự tiếm công trâng tráo. Để thấy sự thật, xin quí đồng hương và đặc biệt đồng hương khu vực 7 đọc những lời trong Bản Tin tháng 1-2/2007 của bà Madison liên quan đến “Dự Án Trợ Cấp Nhà Ở” nguyên văn như sau: “Để thực hiện điều này, thành phố đã xây 10,136 đơn vị gia cư và đang xây thêm 1,407 đơn vị nữa. Chúng ta may mắn có thêm 3 dự án trợ cấp nhà ở trong đơn vị 7, sẽ mở rộng cửa cho nhiều cư dân trong đơn vị này có đời sống tốt hơn. Đây là những dự án trong cộng đồng chúng ta:
Trong số vừa kể dự án của thành phố đã chọn 3 địa điểm nằm trong khu vực 7 để xây tọa lạc tại các đường:
- 1/ Almaden Family tại 1525-1541 Almaden Road.
- 2/ Corde Terra tại Tully Road.
- 3/ Paseo Senter I & II tại 1970, 1986 & 1099 Senter Road”. (Trích trong Newsletter tháng 1-2/07của bà Madison)
Đoạn tin trên cho thấy khu vực 7, đã may mắn nằm trong dự án của thành phố. May mắn của khu vực 7 cũng là may mắn của bà Madison, khi bà được hân hạnh cắt băng khánh thành khu chung cư Paseo Senter I & II tại 1970, 1986 & 1099 Senter Road vào năm 2008. Điểm cần lưu ý thêm là khu Almaden Family tại 1525-1541 Almaden Road” khánh thành năm 2006, sau ngày bà Madison tuyên thệ nhậm chức thay thế ông Terry Georgy vài tháng và khu Corde Terra tại Tully Road khánh thành năm 2004, trước ngày bà Madison đắc cử nghị viên. Như vậy, kế hoạch “nhà ở” đã được thành phố hoạch định từ lâu, hơn hàng chục năm về trước, ở vào thời điểm có lẽ bà Madison còn mài đủng quần tại ghế nhà trường.
Kế đến bà Madison kể công, là đã tạo ra 1.000 việc làm cho dân trong khu shopping The Plant. Khi bà Madison kể công như vậy, khiến người ta có cảm tưởng là bà đã vận động các nhà tư bản xây ra khu thương mại The Plant và bà là người duyệt xét đơn xin việc.
Những người sống ở San Jose lâu năm, ai cũng biết khu shopping The Plant được xây cất trên khu đất của hãng điện G.E (General Electric) lúc trước. Đây là một khu đất rộng 646.000 feet vuông được bắt đầu thực hiện xây thành khu thương mại vào tháng 10/06, đây là lúc bà Madison lên làm nghị viên hơn nửa năm. Trong khi ấy, sự thành hình khu shopping The Plant là một trong nhiều khu thương mại được khai thác nằm trong kế hoạch của tiểu bang California, dự trù thực hiện trong vòng 15 năm.
Kế hoạch của tiểu bang là mở một vùng thương mại với diện tích rộng 10 dậm vuông gồm nhiều thành phố trong đó chia ra 23 vùng. Trong 10 dậm vuông qui hoạch này có khu Monterey Corridor thuộc khu vực 7 trong đó. Mục đích xây vùng thương mại của tiểu bang, là để kích thích đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố. Như vậy, 1.000 công việc trong khu shopping The Plant bà Madison khoe khoang do mình tạo ra là sự mạo nhận trắng trợn. Bà Madison đã không sòng phẳng khi lấy sự may mắn của mình, là được cắt băng khánh thành shopping The Plant để kể thành công lao. Điều này đã giải thích sự vắng mặt chủ cơ sở The Plant trong ngày khánh thành.
Điểm kế tiếp bà Madison kể công, là việc nới rộng đường Lucretia và đường Senter.
Trong Mailer gởi đến đồng bào khu vực 7, cũng như trong DVD phát hành ngày 22/11/08, bà Madison đã khoe là nhờ bà mà đường Lucretia được sửa sang nới rộng 2 thành 4 lane, và nhờ bà mà đường Senter mở rộng ra. Đây là hành động tiếm công để gạt cử tri mình một cách lố bịch của bà Madison.
Theo các tài liệu thì dự án nới rộng đường Lucretia khoảng Story đến Tully đã có từ trước, thời ông cựu nghị viên Terry Georgy. Dự án này, bắt đầu được thực hiện vào tháng 2 năm 2006 và hoàn tất vào tháng 12 năm 2006. Vậy, thử hỏi thời gian nào bà Madison đệ trình dự án cải thiện đường Lucretia khi bà vừa tuyên thệ nhậm chức vào cuối năm 2005.
Song song với dự án nới rộng đường Lucretia, Cơ Quan Tái Phát Triển thành phố (RDA) cũng đưa ra kế hoạch mở rộng đường Senter thành 6 lane từ đầu đường Tully kéo dài đến đường Singleton. Công trình này, dự trù khởi công vào tháng 2/2006 và sẽ hoàn tất vào tháng 8/2006. Nhưng không hiểu vì lý do nào đó đã tạm ngưng. Cho đến năm 2007, sau khi hãng thầu Top Grade Contruction thỏa thuận với HĐTP ngày 6 tháng 3/07, họ bắt đầu khởi công vào tháng 4/07 và dự định hoàn tất vào tháng 10/2007, nhưng một lần nữa việc sửa chữa lại đình trệ. Mãi cho đến vào khoảng tháng 5, 6/08, để giải nguy cho “cục cưng” của mình, ông Thị trưởng Chuck Reed đã khẩn cấp cho nới rộng đường Senter để lấy điểm cho bà Madison . Đây là một trò ma giáo của tập đoàn chống bải nhiệm.
Chuyện một người kể lễ những thành tích đã làm được không phải là một điều sai trái, nhưng kể những điều không đúng sự thật để gạt người ta là một hành động vô liêm sĩ. Tiếc thay, bà Madison đã làm điều này. Tuy nhiên, bà Madison cũng đã làm được một việc rất lớn là làm xáo trộn cộng đồng cả năm trời nay, làm cộng đồng VN tỵ nạn CS và chính quyền trở thành xa cách để một mình bà độc quyền gần gủi với thành phố.

Hành động ra DVD để tự tâng bốc mình của của bà Madison, khiến người Việt Quốc Gia Hải Ngoại nhớ đến hai tác phẩm “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” và “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do quốc tặc Hồ Chí Minh tự phịa ra để ca tụng mình, thấy sao giống nhau quá...

Viết tới đây, tôi chợt nhớ đến anh Phạm Lương. Khi tặng tôi tờ “Quan Điểm cộng đồng” anh ấy nói: “Những hành động của bà Madison, tôi nghĩ đến ông Phật cũng không thể chịu được. Từng tuổi này, tôi chưa thấy một người nào ăn nói tráo trở, lương lẹo và hỗn hào như bà Madison. Đây là một cô gái quái đản. Chúng ta không thể chấp nhận một người đại diện có tư cách như vậy được.”

Xin cám ơn anh Lương đã tặng tôi tờ “QĐcđ”, vì nhờ tờ này tôi biết thêm những người chủ trương:“Nhiểu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã có quan điểm nhân sinh khác với tôi. Chẳng những vậy, ngoài ra, tôi còn tin tưởng đồng bào VN tỵ nạn cộng sản chân chính tại hải ngoại, không ai thương nỗi tên quốc tặc Hồ Chí Minh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh và nhiều đồ tể VC khác dù rằng họ cũng là người trong một nước. Tôi còn tin các đồng hương VN trong khu vực 7 cũng không có ai thương nỗi một người nghị viên hể mở miệng ra là nói láo như bà Madison Nguyễn.
Đặng thiên Sơn
2 tháng 12/08

Chuyện khó tin nhưng có thật trong đêm 20/11/07

Chuyện khó tin nhưng có thật trong đêm 20/11/07
*Đặng thiên Sơn

Một năm qua thật mau, mới đó đã qua ngày 20/11. Ngày lịch sử mà Cộng Đồng VNHN tại San Jose chuốc lấy ưu phiền và mất mác. Ưu phiền vì đã bị bà nghị viên Madison làm cho buồn và mất mác vì kể từ đó hình ảnh bà Madison không còn trong lòng mọi người.
Nhân ngày kỷ niệm một năm cơn đau chưa dứt, nỗi buồn chưa tan và hệ lụy của nó chưa được giải quyết xong, tôi trình bài lại một số vấn đề để những ai không có mặt trong đêm định mệnh ấy thấy rằng việc bãi nhiệm bà Madison là việc làm chính đáng cần thiết.
Trong đêm lịch sử 20/11, hầu hết trên 90% người lên phát biểu đều “thỉnh cầu” HĐTP đặt tên “Little Sàigòn cho khu thương mại VN trên đường Story.
Sau phần phát biểu của cử tọa tham dự, phiên họp chuyển sang phần thảo luận và phát biểu của các nghị viên.
Tôi nhớ trong đêm ấy, nghị viên Oliverio đơn vị 6 trong phần phát biểu đã nói đại ý như sau: “Là một đại diện dân tôi không thể dùng tiền thuế của dân để làm những điều ngược lại nguyện vọng của dân…Trước ngày điều trần, tôi đã xuống khu phố VN trên đường Stoty. Quả thật! đây là một khu thương mại sầm uất, đã chứng minh được sự đóng góp tích cực của CĐVN vào sự phát triển kinh tế thành phố. Cho nên, tôi nghĩ, cộng đồng VN đáng được hưởng điều họ mong muốn là cái tên “Little Sàigòn”. Thêm vào đó ông Oliverio còn cho biết, trước khi phiên họp bắt đầu, ông đã đi vòng quanh dưới sân cờ, lẫn lộn với hàng ngàn người trong giá lạnh. Hình ảnh này, đã cho ông thấy và nhận ra sự tha thiết trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” như thế nào. Do đó, ông đề nghị các bạn đồng viện hãy bầu cho cái tên “Little Sàigòn.”
Lời nghị viên Oliverio vừa dứt, người có mặt trong phòng đã vỗ tay hoan hô vang rân. Nhưng, bà Madison đanh mặt lại, nhìn ông Oliverio rồi nhìn xuống đồng hương mình, bà nói lớn: “Không… không … không thể được ...”
Ông Oliverio, một người khác chủng tộc, khác khu vực 7 mà còn cảm thông, còn hiểu được lòng mong muốn của người Việt với cái tên “Little Sàigòn” như vậy. Nhưng không hiểu sao, bà Madison là người Việt lại đối xử với đồng hương mình như vậy, làm mọi người hết biết.
Tới phần phát biểu của nghị viên Kensen Chu đơn vị 4, ông này nói: “Thôi thì, để dung hòa tôi đề nghị chúng ta lấy cái tên “Little Sàigòn” đứng hạng nhứt đem xuống để ở giữa và lấy cái tên hạng chót “Sàigòn Business District” đem lên để ở giữa. Như vậy, sẽ có cái tên của một nửa bên này một nữa bên kia tức là tên “Little Sàigòn Business District”. Tôi nghĩ, giải quyết như vậy hai bên sẽ vui vẻ hết”. Nhưng than ôi! những đóng góp chân thành, hợp tình, hợp lý của ông Chu đã bị bà Madison bỏ ngoài tai bằng lời tuyên bố dõng dạc: “Không… không … Chỉ có tên Sàigòn Business District mà thôi!”
Làn sóng xôn xao, bất mãn của cử tọa nổi lên trước thái độ hách dịch của bà Madison. Sự thất vọng, ngỡ ngàng hiện rõ lên mặt mọi người. Người ta thấy rõ bà Madison là người chủ động trong phiên họp trong khi ông thị trưởng chỉ ngồi nín thinh chỉ phản ứng để làm dịu sự bất mãn của cử tọa. Thành ra “ý bà” đã được sắp xếp trước chớ không còn là “ý dân” nữa.
Nhưng chưa hết , trong phần lên tiếng của nghị viên Costant đơn vị 1, ông này nói: “Tôi xin đề nghị với quí đồng viện là chúng ta hãy tạm hoản cuộc biểu quyết đêm hôm nay lại, để hai bên (tức bà Madison và phía bên cộng đồng) có thời gian ngồi lại tìm một giải pháp dung hòa vui vẻ, hợp tình, hợp lý….” Nhưng khi ông Constant vừa dứt lời, bà Madison đã có quyết định ngay tức khắc. Bà nói gạt ngang: “Không…không… phải biểu quyết ngay tối hôm nay…”
Nhớ tới lời đề nghị của ông Constant, tôi lại nhớ tới lời ông Hoàng Thế Dân lên tiếng trách cứ, phàn nàn cộng đồng đã không cho bà Madison cơ hội gặp gở để giải quyết mâu thuẩn, xung đột. Nghĩa là ông này chỉ trích cộng đồng đã không dành cho bà Madison cơ hội… suy nghĩ lại. Đây là những lời nói trân tráo, nên tôi nghĩ mọi người không ngạc nhiên khi nhà văn Nguyễn thiếu Nhẫn gọi ông Hoàng thế Dân là “anh hề chính trị của đảng Việt Tân”. Đúng vậy, ông Hoàng Thế Dân toàn là “nói ngược đời” nhằm chửa cháy cho bà Madison, vì trước đó bà Madison đã từ chối tiếp xúc với Ban Đại Diện trước khi UBBN ra đời
Những sự việc vừa kể là niềm đau, sự xấu hổ và là một mất mác. Đây là chuyện có thật!
-Đau, vì không ngờ một người được cộng đồng thương mến giúp đở đưa lên địa vị nghị viên, lại trở mặt phản lại cộng đồng.
- Xấu hổ, vì trước mặt những nghị viên ngoại quốc, một nghị viên người Việt lại đối xử tệ bạc với đồng hương người Việt.
-Mất mác, vì kể từ đêm 20/11 cộng đồng VN miền bắc Cali đã mất “đứa con của cộng đồng” mà thân phụ bà Madison trao tặng.
Một năm đau thương đã trôi qua, nhưng những phiền muộn vẫn còn đó. Vào ngày 3/3/09 tới đây, là ngày cử tri Khu vực 7 bầu bải nhiệm bà Madison Nguyễn. Tôi tin tưởng rằng ngày 3/3/09 là ngày lịch sử sang trang, để mở ra một ngày mới cho người Việt Hải Ngoại tại San Jose. Ngày mới đó là ngày nơi lầu 18 City Hall không còn bóng dáng một nữ nghị viên trẻ người Việt Nam đi qua, đi lại nhìn xuống người biểu tình đòi dân chủ gọi là gánh xiệc. Lời nói mà TT. Bush cũng chưa dám mở miệng nói người biểu tình chống ông trước Tòa Bạch Ốc. Và chẳng những ngày 3/3/09 là ngày CĐVN làm nên lịch sử, mà chính bà Madison cũng đã đóng góp làm nên sự kiện lịch sử này, vì “bà là một nghị viên hưu trí non trong HĐTP San Jose, miền bắc California, Hoa Kỳ”.

Đặng thiên Sơn (20/11/08)
(Dựa theo các tài liệu lưu trử của UBBN)