Sunday, February 1, 2009

Câu chuyện đêm giao thừa

Truyện ngắn

Câu chuyện đêm giao thừa

Khi Khôi kể câu chuyện về đời tư của chàng được vài ba phút, thì sự ồn ào lúc đầu trong bàn tiệc đột nhiên im hẳn đi. Đôi đũa trên tay Tuấn đưa ra định gắp miếng vịt quay trên dĩa khựng lại lưng chừng. Ly rượu champaine Thục Lan đưa lên môi định uống, phải ngập ngừng chờ đợi. Thùy Dung thì đưa tay chống cằm, nhìn Khôi không chớp mắt.
Thấy vậy, Khôi tằng hắng, nói tiếp lời:
- Bộ mấy người không tin tôi à? Chuyện có thật đó! Tôi không nói phịa đâu!... Lúc bước vào nhà, thật sự tôi đã hốt hoảng cực độ khi thấy Lệ Hằng nằm sóng soài trên vũng máu. Trong khi đó bên cạnh nàng, một người đàn ông lạ đang ngồi ôm mặt khóc nức nở.
Tôi chưa kịp có phản ứng gì, thì người đàn ông nọ đã nhảy xổ về phía tôi. Túm lấy áo tôi, anh ta hét lớn:
- Mầy là kẻ sát nhân. Tao sẽ đưa mầy ra tòa.
Tôi gạt tay người đàn ông ra, giọng run run:
- Ông là ai? Tại sao lại ở trong nhà tôi? Sao vợ tôi lại như thế nầy?.
Vừa nói, tôi vừa chạy đến ôm xốc Lệ Hằng lên tay. Máu từ lưng áo nàng nhỏ xuống thấm ướt quần tôi đang mặc...
Thục Lan sốt ruột lên tiếng hỏi.
- Người đàn ông kia là ai vậy?
Tuấn nói chen vào:
- Thục Lan! Từ từ để anh ấy kể! Làm gì mà nóng quá vậy?
Khôi quay qua người đàn bà ngồi trên chiếc xe lăn bên cạnh mình, nói:
- Em hãy kể hết sự thật cho mọi người nghe đi. Chuyện quá khứ mà! Anh không buồn đâu... Dù sao! Lúc nào! Anh cũng yêu em.
Khôi nắm tay người đàn bà, chàng nói tiếp với giọng trầm buồn:
- Anh không như người khác, nghĩ là hổ thẹn khi nói đến sự phản bội của vợ mình đâu! Anh không hổ thẹn... Vì anh biết anh vẫn còn yêu em tha thiết. Chắc em cũng hiểu điều nầy mà. Anh không tin là người ta cười anh, chê anh, khi anh nói lên tấm lòng chân thành... Sự chân thành của con người đối với tình yêu đâu. Phải không? Em nghĩ coi! Có phải không Lệ Hằng?
Khôi xoay người lại. Chàng nói với những người chung quanh, rõ từng tiếng:
- Người đàn ông xa lạ kia sau này tôi mới biết ra, hắn chính là tình nhân của vợ tôi... Thấy tôi bồng Lệ Hằng đến đặt lên ghế sô-pha trong phòng khách. Người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ.
Anh ta ấp úng hỏi:
- Anh là gì của Lệ Hằng?
Tôi nhìn gã lắc đầu không trả lời. Người đàn ông có vẻ bực tức:
- Tôi muốn biết anh là ai trước khi Cảnh sát tới đây.
Tôi hỏi lại:
- Thế ông là ai?
Người đàn ông trả lời một cách dứt khoát, chắc nịch:
- Tôi là chồng của nàng.
Thục Lan kêu lên:
- Thật là vô lý!
Khôi nói tiếp:
- Không vô lý đâu!
Nói tới đó, chàng quay qua phía người đàn bà:
- Phải không em, phải không Lệ Hằng? Phải em đã nói với người đàn ông kia là em chưa có chồng không? Nếu không thế thì làm sao hắn dám nói với anh như vậy. Em trẻ, em đẹp, em duyên dáng, lại ở một mình trong căn nhà thênh thang. Thảo nào kẻ đeo đuổi không nghĩ rằng em chưa chồng. Đúng lắm! Anh đã bỏ em cô đơn một mình.
Người đàn bà ngồi trên chiếc xe lăn vẫn bất động. Những giọt lệ từ khóe mắt nàng lăn dài trên má. Khôi dùng khăn giấy trên bàn lau cho vợ. Chàng nói tiếp tục, thì thào như an ủi chính mình:
- Em đừng khóc! Anh lúc nào cũng yêu em. Anh kể cho bạn bè nghe về những đau thương của chúng ta, không phải cố ý làm nhục em đâu. Đừng nghĩ vậy! Anh chỉ muốn mọi người hiểu rõ anh yêu em tới độ nào thôi mà. Mà nếu em có bị nhục thì chưa chắc gì anh hãnh diện hơn em.
Từ lâu rồi em đã không chịu nói, em chỉ khóc. Nước mắt em làm anh khó chịu lắm. Nhưng, anh yêu thương những giọt lệ nầy, vì anh biết nó thay những gì em muốn nói. Có phải em đã nói cũng yêu anh lắm phải không Lệ Hằng?
Khôi nhìn Thục Lan, nhìn Thùy Dung, rồi nhìn Tuấn. Chàng tiếp:
- Người đàn ông sau khi nói với tôi anh ta là chồng của Lệ Hằng đã chỉ mặt tôi, nói lớn: "Chính anh là thủ phạm đã giết vợ tôi. Ngay từ giờ phút nầy, anh không được rời khỏi đây. Anh phải trả lời trước pháp luật" về hành động sát của anh. Nói xong anh ta tiến ra cửa khóa trái lại.
Nhìn thái độ của gã đàn ông kia, tôi cười gằn:
- Thật tức cười! Nếu ông nói thêm một tiếng nữa tôi tống cổ ông ra khỏi nhà lập tức. Ngược lại, biết khôn hồn thì ông nên bước ra khỏi đây cho kịp trước khi Cảnh sát tới.
Đang nói tới đó, tôi bỗng nghe tiếng rên lên khe khẽ. Người đàn ông vội chạy đến định nâng Lệ Hằng dậy. Tôi giơ tay gạt anh ta qua một bên, không cho đụng đến nàng. Tôi ôm xốc vợ tôi lên bước nhanh ra cửa và nói như ra lệnh:
- Ông ở lại đây đợi Cảnh sát và đợi tôi về. Bây giờ, tôi nghĩ là cả hai chúng ta cần phải lo cho sinh mạng của Lệ Hằng trước. Và sau đó, cả hai chúng ta đều muốn sáng tỏ vụ nầy.
Kể tới đó, Khôi nhìn về phía cái đồng treo trên tường trước mặt. Mặt chàng sầm hẳn lại. Khôi nói nhỏ một mình:
- Em nhớ không? Cách nay ba năm cũng vào giờ nầy. Vào cái giờ chỉ còn mười mấy phút nữa là bước sang năm mới, một bi kịch đã diễn ra tại chỗ chúng ta đang ngồi nầy đây. Nhớ! Em nhớ không? Tấn bi kịch năm xưa đang được diễn lại kia kìa...

Thùy Dung hồi nảy giờ im lặng chăm chú nghe. Nghe thế nàng thét lên:
- Cái gì? Anh nói cái gì? Chuyện mấy năm trước đã xảy ra chỗ mình đang ngồi đây à! Sao thấy ớn quá vậy?
Tuấn trấn an:
- Bình tĩnh đi! Có gì đâu mà la hoảng lên như thế. Nè Khôi! Tôi nghĩ là anh nên đi ngay vào câu chuyện. Hãy kể cho chúng tôi biết hết về chuyện xảy ra đêm giao thừa năm nào đi. Chúng tôi sốt ruột lắm rồi !

Lệ Hằng chuẩn bị dĩa trái cây để cúng giao thừa xong. Nàng nhìn đồng hồ thấy còn hơn mười lăm phút mới đến giờ. Không biết làm gì nữa, nàng lấy tờ Báo Xuân mua buổi sáng ra đọc.
Vừa lật lướt qua được mấy trang, bổng tiếng điện thoại reo lên. Lệ Hằng nhấc ống nghe lên:
- Alô! Lệ Hằng đây.
- Anh đây cưng! Em đang làm gì đó?
Giọng Lệ Hằng mừng rở:
- Anh đang ở đâu vậy? Em đã chuẩn bị mọi thứ xong xuôi rồi, đang đợi anh về chớ làm gì. Anh nhớ về đúng hẹn nhe!
- Em yên chí đi! Lần nầy không làm em thất vọng đâu. Thôi! Gặp sau nhe mình..!
Lệ Hằng nghe tiếng hun chụt chụt bên kia đầu giây rồi tiếng gác máy. Nàng để ống nghe về chỗ cũ, rồi cầm tờ báo đặt lên đùi tìm mục đọc.
Lệ Hằng đọc truyện ngắn "Câu Chuyện Đêm Giao Thừa". Lệ Hằng đọc mới chừng được có mấy dòng, thì chuông điện thoại lại kêu vang. Vừa đưa điện thoại lên tai, nàng đã nghe:
- Alô! Em hả?. Rồi giọng đàn ông bên kia lại vang lên tiếp:
- Anh quên dặn em điều nầy! Nhớ là anh sẽ về trước 5 phút đúng giao thừa đó. Bây giờ còn hơn mười phút để em giải quyết hết những chuyện của năm cũ nghe.
- Anh nói gì em không hiểu?
- Em hiểu anh muốn nói gì mà. Thôi, Báy bay!..

Lệ Hằng bỗng chột dạ trước câu nói úp mở của chồng. Nàng nghĩ đến chồng đã biết hết những chuyện nàng đã làm khi chàng vắng nhà.

Từ một tiểu bang miền Đông dọn về California. vợ chồng Lệ Hằng chưa có dịp quen biết thêm nhiều người ở vùng đất mới, thì chồng nàng được công ty cử sang Nhật công tác.
Ban đầu theo quyết định của hãng thì Phong chỉ đi "field services" chừng hai, ba tháng rồi về. Nhưng vì nhu cầu, Khôi được sắp xếp ở lại làm việc thêm hai năm. Lẽ ra thì Khôi đã phản đối quyết định của công ty, nhưng nghĩ lại điều kiện công ty dành cho quá hậu hỉ nên hai vợ chồng nàng cùng đồng ý chấp thuận điều kiện của công ty đưa ra. Và công ty của Khôi cũng đồng ý, là cứ ba tháng một lần cho vợ chồng nàng hoặc từ Mỹ hay từ Nhật thăm viếng lẫn nhau, tiền chi phí ăn ở, đi về, đều do công ty đài thọ.
Suốt trong hai năm đầu, Khôi về Mỹ có một lần. Ngược lại, Lệ Hằng đi sang Nhật thăm chồng nhiều hơn. Mỗi lần đi thăm, chuyến đi của nàng thường kéo dài cả hai tuần.
Mỗi lần Lệ Hằng đi thăm chồng , nàng không tốn kém gì cả, nhưng nàng cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi nhiều tiếng đồng hồ trên phi cơ.
Lệ Hằng đã ngán ngẩm và không còn cái thích thú như lần đầu được đi du lịch nữa. Dần dần nàng có cảm tưởng đi thăm Khôi là một cực hình. Lệ Hằng nghĩ đến những giây phút ân ái mặn nồng của vợ chồng sau bao ngày xa cách thấy nôn nao, nhưng nghĩ đến quãng đường dài thăm thẳm từ Âu sang Á, nàng ớn xương sống.
Nàng đã đem tâm sự nầy nói cho chồng nghe và đề nghị Khôi nên thường về thăm nàng hơn, thay vì để nàng thăm chàng. Khôi đồng ý đề nghị này.

Trong lần trở về Mỹ lần tiên, Khôi đã mua căn nhà xinh đẹp nhờ lãnh được nhiều tiền sai biệt trong công tác. Tới hạn định về thăm vợ lần thứ nhì, sau khi nhận lời đề nghị của Lệ Hằng, Khôi đã hủy bỏ. Khôi viết cho Lệ Hằng một lá thư dài, đại ý nói: "Việc chàng được công ty đề cử đi là xa một cơ hội, một dịp may để thăng tiến nghề nghiệp. Cho nên, nếu chàng cứ vài ba tháng về Mỹ hoài sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc làm. Khôi khuyên Lệ Hằng ráng chịu đựng hai năm theo như hợp đồng đã ký và hứa sau đó sẽ không đi xa nữa..."
Kể từ đó, dần dà những chuyến đi thăm qua lại giữa Lệ Hằng và Khôi đã biến thành những cánh thư theo thời gian. Kèm theo đó tuần nào Khôi cũng gọi điện thoại về thăm hỏi nàng để bày tỏ lòng thương yêu nhớ nhung.

Tuy không thường xuyên gặp chồng, nhưng nhờ những cách thư, nhờ những lời thăm hỏi thường xuyên của Khôi qua điện thoại. Lệ Hằng vẫn ấm lòng và vẫn thấy gần gũi với chồng mặc dù xa cách vạn dậm. Thật là mâu thuẫn, càng thấy gần gũi chồng, Lê Hằng càng thấy nhớ nhung, thiếu vắng một cái gì.
Những đêm nằm cô đơn một mình trong phòng vắng, Lệ Hằng thèm khác vòng tay ấm áp của chồng một cách da diết, nó dâng tràn đầy tim óc.
Những hình ảnh ái ân say đắm, cuồng nhiệt chồng vợ hiện về trong trí, đã khiến nàng bức tung cả quần áo. Nàng ôm ghì chiếc gối chồng thường nằm mà lăn lộn, vật vả trong niềm khoái cảm lâng lâng, tuyệt vời.
Qua cơn mê, Lệ Hằng mệt rả rời. Nàng nghĩ đến tấm thân lõa lồ nằm đìu hiu trơ trọi trên giường, để mặt cho nước mắt tuôn trào. Nàng nghĩ đến cái nhân cách làm người, đến bản chất tình dục của một con thú biết suy tư, đến lẽ sống của nhân gian trong xót xa và hạnh phúc, đầy mâu thuẫn.
Sự dằn co giữa lý thú của lẽ sống và sự chịu đựng trong cơn mỏi mòn. Cuối cùng đã làm Lệ Hằng ngã vào vòng tay kẽ khác.

Trong phòng mọi người ngồi im ru. Những cặp mắt nam, nữ nhìn nhau, rồi nhìn lãng sang chỗ khác.
Như thông cảm sâu xa cho người đàn bà ngồi bất động cạnh bên mình. Khôi đưa tay vuốt tóc nàng. Chàng nói nhẹ như hơi thở:
- Phải! Lỗi tại anh tất cả. Những truân chuyên của kiếp đọa đày hôm nay, em đang gánh chịu hoàn toàn do anh gây ra. Cho anh xin đi. Em đừng khóc nữa! Nhưng, em ơi! Hãy cho anh kể hết anh mới cam lòng.
Anh muốn mọi người đều biết chuyện, để đưa ra kết luận trách nhiệm thuộc về ai, khi cuộc đời nầy có quá nhiều uẩn khúc, nhiều khắc nghiệt ngoài dự đoán của con người. Ngay như anh đây... Dù nghĩ mình đã có lỗi với em, để em phòng không cô quạnh. Nhưng anh vẫn thắc mắc rằng anh chưa hẳn là người hoàn toàn đã gây nên tội tình cho em. Phải không? Phải không... Lệ Hằng?..
Khôi thảng thốt kêu lên một tiếng vô nghĩa thật to. Chàng nhìn mọi người bằng đôi mắt buồn rầu, rồi kể tiếp:
- Khi tôi từ nhà thương trở về nhà để lấy một số quần áo cho Lệ Hằng, thì thấy có cả chục xe Cảnh sát đậu trước nhà tôi.
Người lối xóm hiếu kỳ bu đông nghẹt đang bàn tán xôn xao. Tôi nghe người ta nói trong nhà có án mạng mà cười thầm trong bụng. Bởi vợ tôi chưa chết, nàng đã được cứu sống.
Sau khi xuất trình giấy tờ chứng minh tôi từ ngoại quốc mới về. Và cho nhân viên công lực biết nhà nầy là nhà của tôi, tôi được phép đi vào.
Vừa bước chân đến ngưỡng cửa, tôi đã thấy tấm vải trắng phủ lên xác một người nằm trên chiếc băng ca. Cảnh sát mời tôi đến nhận diện. Dở tấm vải lên tôi ngạc nhiên đến độ thẩn thờ. Vì xác chết không ai khác hơn là người đàn ông mạo nhận là chồng của vợ tôi...
Nói tới đó Khôi lại quay qua người đàn bà. Chàng nói như phân trần:
- Anh đã nói em đừng khóc nữa mà! Mấy năm nay em cứ khóc hoài. Anh xin thề với em là anh không dính líu vì tới cái chết của người đàn ông kia đâu.
Em biết là cảnh sát đã làm khổ anh không ít về cái chết của người này không. Tại sao hắn lại chết? Ai giết hắn? Tới giờ nầy cảnh sát cũng chưa tìm ra thủ phạm, ngoài biên bản kết thúc hồ sơ, với kết luận là chính hắn đã tự sát. Anh không tin điều nầy.
Tin làm sao được khi anh ta tự nhận là chồng em, và đã khóc sướt mướt bên em lúc em nằm giữa vũng máu đào.
Nếu sợ bị tội, anh nghĩ hắn phải bỏ trốn. Nếu đã không bỏ trốn, thì hắn không dại gì lại gọi cảnh sát. Thật là khó hiểu! Nhưng anh nghĩ cũng có thể dễ hiểu, là trong một phút hối hận nhất, thấy thương em nhất - anh ta đã tự sát để được cùng em trọn kiếp dưới suối vàng.
Lúc bấy giờ Tuấn nói vô:
- Nè Khôi... bộ mấy năm nay Lệ Hằng không nói gì sao?
- Không... Không nói gì hết! Nàng đã bị một vết dao đâm chạm dây thần kinh tủy xương sống nên đã bị tê liệt cả tứ chi. Nàng bị á khẩu... chạy chữa mấy năm nay, đã hết cách rồi.
Khôi thở dài nói tiếp:
- Phải chi Lệ Hằng nói hay viết được, thì tôi đã đở khổ biết mấy.
- Vậy sao? Theo như anh kể hồi nảy giờ, tôi có cảm tưởng anh biết câu chuyện xảy ra một cách tường tận lắm mà. Tôi có cảm tưởng một chứng nhân nào đó, đã chứng kiến rồi nói lại cho anh nghe.
Nghe Tuấn nói như vậy, Khôi ngồi trầm ngâm một hồi lâu, rồi do dự nói:
- Tất cả những sự kiện tôi kể ra hồi nảy giờ, chỉ là những điều tôi dự đoán. Có một điều tới giờ nầy, tôi chỉ biết rõ người đàn ông kia là ai mà thôi...
Giọng Khôi xa xăm:
- Hai tháng sau khi xảy ra chuyện không mấy tốt đẹp. Tôi nhận được một lá thư của vợ tôi từ bên Nhật gởi sang. Trong lá thư dài hơn mười trang, Lệ Hằng đã kể cho tôi nghe hết về người đàn ông kia là ai.
Thuỳ Dung, trố mắt, ngạc nhiên hỏi:
- Sau lại có lá thư của Lệ Hằng từ bên Nhựt gởi sang Mỹ cho anh?
Khôi rươm rướm nước mắt:
Chính lá thư này đã gánh một phần trách nhiệm về những biến cố xảy ra cho tôi và Lệ Hằng.
Theo như Lệ Hằng kể trong thư, thì người đàn ông đó là bạn thân của nàng. Người đã giúp đở nàng rất nhiều trong lúc tôi vắng nhà. Anh ta tên là Vũ Quang.
Lúc đầu, Vũ Quang có đeo đuổi tán tỉnh ngỏ lời thương yêu, nhưng nàng không chấp nhận tình yêu của anh ta, với lý do đã có chồng.
Lệ Hằng không dấu tôi, là nàng cũng có cảm tình với Vũ Quang, nhưng những tình cảm nầy không ảnh hưởng gì tới lòng chung thủy nàng dành cho cho chồng. Để làm bình phong ngăn chận những chọc ghẹo của những người đàn ông khác, Lệ Hằng và Vũ Quang đã đồng ý trên danh nghĩa coi nhau là vợ chồng trước mặt mọi người.
Tới đây Khôi vừa nhếch mép cười nửa miệng, vừa nói:
- Hèn gì, anh ta đã mạnh đạn nói với tôi, là chồng của Lệ Hằng.
Thục Lan góp lời:
- Nhưng anh có tin tưởng vào sự trong trắng giữa hai người không anh Khôi?
- Ban đầu tôi nghi ngờ nhiều lắm. Bởi vì tôi nghĩ sự thân thiện, gần gủi giữa người đàn ông và đàn bà lâu ngày chắc chắn sẽ xảy ra điều khó tránh.
Đặt trường hợp, dù không cố tình muốn làm oen ố tình cảm cao đẹp được cam kết như Lệ Hằng đã nói với tôi. Nhưng biết đâu trong một phút bất chợt không giữ được, cả hai đồng thỏa thuận để đưa nhau đến thiên đàng thì sao? Điều nầy, từ xưa nay không phải đã không xảy ra.
Có phải là trên cỏi đời nầy đã thường xảy ra lắm chuyện, mà người ta không muốn sao?... Mà khi xảy ra như vậy giữ Lệ Hằng và Vũ Quang, không có nghĩa là yêu nhau, mà chỉ là sự trao đổi xác thịt mà thôi.
Đọc đi, đọc lại thư Lệ Hằng viết, tôi đã khen thầm là nàng đã can đảm. Và không thể phủ nhận được lòng thành thật của nàng dành cho tôi, nên tôi bớt nghĩ ngợi vu vơ. Tôi bổng cảm thấy thích thú khi nghĩ đến ngày được gặp mặt Vũ Quang, mà theo như Lệ Hằng cho biết sẽ giới thiệu với tôi vào đêm giao thừa lúc tôi trở về.
Khôi chép miệng:
- Thật đáng tiếc, lá thư đến tay tôi quá muộn màng. Vũ Quang đã chết, còn Lệ Hằng thì tật nguyền suốt đời... Tới giờ, tôi vẫn không tin là Vũ Quang đã giết Lệ Hằng theo như biên bản của nhà chức trách. Luật pháp bây giờ khi buộc tội người ta chỉ dựa trên bằng chứng...
Dấu tay của Vũ Quang trên con dao đẵm máu và phát súng đương sự tự bắn vào đầu đã được giới có thẩm quyền kết luận là một hành động "chuộc tội". Nghe hợp lý, nhưng tôi phủ nhận điều nầy.
Tôi dự đoán Lệ Hằng bị thương chỉ là sự rủi ro. Còn Vũ Quang tự sát là vì anh ta quá tuyệt vọng. Trong lúc quá tuyệt vọng vì sẽ không còn cơ hội gần gũi Lệ Hằng. Cho dù, là sự gần gũi giả tạo cũng bị mất luôn khi tôi trở về, là nguyên nhân đẩy Vũ Quang đến cái chết.
Bời vì, trong đời sống có những điều giả tạo đã đem hạnh phúc và niềm vui đến cho con người, khi nó mất đi vẫn làm người ta đau khổ, muốn chết.
Với Vũ Quang, người yêu Lệ Hằng tha thiết. Dù không được nàng đáp lại bằng tấm chân tình. Nhưng những ưu ái nàng đáp lại không là những an ủi quí báo để anh ta thấy đời vẫn còn vui, còn hạnh phúc sao?
Một nhà tâm lý học đã từng nói: "Có những điều giả tạo còn quí hơn là những điều có thực."
Sự thật, Lệ Hằng không yêu Vũ Quang bằng tình chồng vợ. Nhưng Vũ Quang đã yêu mến thật sự cái tình nghĩa vợ chồng giả tạo giữa hai người nầy.
Khôi im lặng nhìn vào đôi mắt thẩn thờ, khờ dại của Lệ Hằng.
Tuấn nhẹ nhàng đưa tay vói lấy gói thuốc lá để trên bàn.
Thùy Dung chớp chớp mắt nhìn vợ chồng Khôi đăm đăm.
Thục Lan đưa tay ôm trước ngực. Nàng đưa cặp mắt tròn long lanh nhìn khắp phòng như tìm kiếm dấu tích của những chuyện đã qua. Trong thoang thoảng xa xa, hình như có tiếng pháo đì đẹt nổ báo Xuân về.
Tết nơi đây, nơi xứ lạ quê người - trầm lặng -buồn hiu. Buồn như câu chuyện Khôi vừa kể.

Đặng thiên Sơn
(Trong tập truyện Phần Nợ Cuối Cùng)

Ngày Xuân Với Những Lễ Hội Thể Hiện Văn Hóa Dân Tộc

Ngày Xuân Với Những Lễ Hội Thể Hiện Văn Hóa Dân Tộc

*Đặng thiên Sơn

Xuân đến! nhà nhà nhộn nhịp đón Xuân.

Người ta đón Xuân bằng nhiều hình thức. Trong đó, việc đón Xuân qua các ngày Lễ Hội đã thể hiện được bản sắc của một dân tộc.

Không biết ngày Tết của dân tộc Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng dựa theo những trang trí hoa văn trên mặt Trống Đồng Đông Sơn, thì những sinh hoạt lễ lạc của dân tộc Việt đã có mấy ngàn năm về trước từ thời Vua Hùng dựng nước.

Phải nói rằng, Tết là ngày Lễ Hội quan trọng nhứt của dân tộc Việt Nam. Bởi vì, Lễ là phần biểu hiện tâm linh sâu kín của con người. Còn Hội, là sự tập hợp vui chơi thể hiện phần văn hóa sinh động của đời sống. Cho nên Lễ Hội là một thể thống nhứt không thể tách rời và là một hiện tượng xã hội trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Lễ Hội lưu chuyển theo thời gian, do đó, trên đường đi nó tiếp nhận những điều mới mẻ của tư tưởng, tâm lý, văn hóa, nghệ thuật theo từng thời kỳ, từng thời đại. Lễ Hội vừa lưu giữ những cái cũ vừa tiếp nhận những cái mới để rồi trộn lẫn với nhau tạo thành các lớp lịch sử theo sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Chính vì thế Tết là dịp con người nhìn lại quá khứ để chuẩn bị khai mở, phát huy đời sống trên hai mặt tâm linh và vật chất cho tương lai.

Dầu là người Việt sống trong nước hay lưu vong nơi xứ người. Từ thành thị cho đến thôn quê. Trong ba ngày Tết tùy hoàn cảnh, người ta hay đến các Đình, Đền, Miếu, Chùa, nhà Thờ là nơi thờ phượng để cúng bái Thần, Thánh, Tiền Nhân, Giáo chủ tôn giáo. Bên cạnh những vọng tưởng thuộc về tâm linh, người ta còn tập hợp lại cùngnhau bày ra các trò chơi, các cuộc thi đua với nhiều hình thức. Mục đích vừa bảo vệ, vừa phát huy những giá trị truyền thống sẵn có.

Trong ba ngày Tết, dù không nói cho nhau nghe, nhưng chắc chắn ai cũng có những tâm nguyện trong lòng muốn thố lộ cùng trời đất. Tùy theo ý thức của từng cá nhân đối với quan hệ xã hội mà người ta khấn nguyện. Có những ước nguyện thể hiện lòng mong mõi chung. Tấm lòng chung thường dành cho quốc gia, dân tộc. Lòng riêng thì dành cho bản thân và gia đình. Như trước tiền đồ đen tối của đất nước, người Việt nào cũng muốn Việt Cộng sớm ngày sụp đỗ để dân tộc Việt sớm ngày có tự do, hạnh phúc, ấm no thật sự. Ai ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, sức khỏe dồi dào, phát tài, con cháu thành người hữu dụng của xã hội. Tất cả những ước nguyện chung và riêng đaày sự chân thành chân thành như vừa kể được gởi gấm cho Trời Đất, Thần, Thánh, Tiền Nhân. Tất cả những khấn nguyện gởi đến những “kẻ khuất mặt” vào giờ những giờ phút thiêng liêng này của năm mới, dù chưa biết tương lai ra sao, nhưng đã tạo được sự bình ổn tâm lý cho mọi người.
TẾT: Ngày lễ với phần tâm linh
Trong dịp Tết tại các thôn làng, thành thị bất cứ nơi nào có Đền, Chùa, Lăng, Miếu, người người đủ mọi lứa tuổi đã đưa nhau đến thăm viếng để cúng bái, dân hương, dâng quả để tỏ lòng sùng kính, biết ơn tiền nhân. Nhứt là ở miền Bắc nơi có nhiều di tích lịch sử về Đền, Miếu, Động, Đình, Chùa, nên những ngày đầu năm khách thập phương đến viếng đông nghẹt.

TẾT: Ngày tập hợp vui chơi hưởng thụ

Tết là ngày vui chơi quên mọi ưu phiền của năm cũ, là cơ hội để tập trung triển lãm những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị của cộng đồng.

Văn hóa, xã hội được thể hiện qua các trò giải trí cổ truyền như: Sân khấu chèo tuồng kim, cổ, múa lân, làm trò. Phái nữ thì thi về các bộ môn thuộc lãnh vực Công, Dung, Ngôn, Hạnh như: sắc đẹp, nấu ăn, may vá thêu thùa, trang phục, nuôi con, dệt vải, cầm -kỳ-thi-họa v.v… Còn nam giới thì khoe sức, khoe tài, khoe trí qua các bộ môn: đô vật, bơi thuyền, kéo co, chọi gà, chọi trâu, ném côn, chạy đua, bơi lội, bóng rỗ, bóng chuyền, đánh cờ, thi văn thơ v.v…

Kinh tế được thể hiện qua các sản phẩm, các sáng tạo tùy theo từng thời kỳ từ nông phẩm, thủ công đến kỷ nghệ. Ở làng xã Việt Nam vào những ngày Tết các sản phẩm có từ nông nghiệp được trình bày nhiều nhứt. Những sản phẩm nông nghiệp này được trình bày tại Hội Tết với kết quả thu hoạch làm người du Xuân thưởng ngoạn lý thú một cách bất ngờ.

Chính trị được thể hiện thành tích qua những hoạt động được trình bày bằng hình ảnh, báo chí, sách vở với tiến trình từng giai đoạn.

Quân sự được thể hiện qua các chiến cụ phát minh, các thành tích dựng nước, giữ nuớc của tiền nhân. Đối với Việt Nam những chiến thắng quân sự lẫy lừng của tiền nhân vào những ngày đầu Xuân trong thời kỳ giữ nước luôn luôn được nhắc nhở tới như:

-Mùa Xuân năm 40: Hai Bà Trưng đã phấùt cờ khởi ngghĩa đánh Tô Định, quân Nam Hán để “Đền nợ nước, Báo thù nhà”.

-Mùa Xuân năm 248: Bà Triệu (Triệu thị Trinh) dấy binh tại núi Nưa, Thanh Hóa để đánh đuổi giặc Ngô.

-Mùa Xuân năm 542: Lý Bí khởi nghĩa lập ra nước Vạn Xuân. ( đó là tên nước Việt Nam lúc bấy giờ)

-Mùa Xuân năm 939: Ngô vương Quyền đã đập tan mộng xâm lăng của quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng.

-Mùa Xuân năm 981: Dưới thời Lê Hoàn, Bạch Đằng Giang một lần nữa là nơi chôn xác hàng vạn quân thù nhà Tống.

-Mùa Xuân 1076 và1077: Trong hai mùa Xuân liên tiếp, đại tướng Lý thường Kiệt đã phá tan sào huyệt xâm lăng của quân Tàu tại ải Chi Lăng và trên dòng sông Cầu.

-Mùa Xuân vào những năm 1258, 1285, 1288, là những mùa Xuân các danh tướng Nhà Trần đánh bại quân xâm lăng Mông Cổ với những trận lừng danh kim cỗ như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang.

-Mùa Xuân 1418: Lê Lợi cùng với quân sư Nguyễn Trải khởi nghĩa tại núi Lam Sơn, mở đầu cho cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh.

-Mùa Xuân 1789: Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, tái chiếm thành Thăng Long trong tay giặc.

- Mùa Xuân Mậu Thân 1968 của Quân Dân VNCH đã đẩy luôn ý đồ xâm lăng của CSBV.

- Mùa Xuân năm 2009 Sinh viên, thanh niên, học sinh VN hải ngoại, các đoàn thể quốc gia và cộng đồng VN tại bắc California khởi đầu cho cuộc biểu tình lên án tố cáo VC và Trung Cộng thông đồng lấn đất và biển của VN tại toà lãnh sự của chúng tại San Francisco.

VÀI TỤC LỆ CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀO MÙA XUÂN

Ngày Tết, ngoài những tục lệ có tính cách đơn giản cho từng nhà như đưa Ông Táo, Dựng Nêu, Đón Tổ Tiên, Đón Giao Thừa, Xông Đất, Lì Xì v.v…Dân Việt còn có những tục lệ cỗ xưa quan trọng thể hiện nếp sinh hoạt văn hóa của một dân tộc lấy Nông, Ngư, nghiệp làm đầu.

TỤC ĐÁNH CÁ THỜ

Để nhớ ơn các vị thần linh đã thường xuyên phù trợ cho mình có cá ăn, các ngư dân vùng Trung du Bắc Việt người Mường-Việt có tục lệ đánh cá thờ thần vào dịp đầu năm mới.

Tại những làng có tục thờ đánh bắt cá, địa phương quy định hẳn một nơi để dân làng đến bắt cá để thờ. Vùng được quy định gọi là Láng Cá Thờ. Những làng có lệ cúng dâng cá mỗi năm đều có tổ chức thi đánh bắt cá. Làng nào bắt được con cá lớn nhứt được chọn để dâng cúng và trúng giải.

Ở Kẻ Giáp xã Tứ Xã, Phong Châu tục đánh bắt cá thờ bắt đầu vào tối 11 tháng chạp. Trong ngày này dân làng người mang nơm, kẻ mang dập, kẻ chèo thuyền lưới kéo nhau ra gò Đồng Đậu để đánh cá. Sau ba tiếng chuông của Tổng đánh báo hiệu, và khi ông Chủ tế hô to câu: “Dân làng ta xuống mà đánh cá đi thôi.” Thì mọi người ùn ùn, hò reo, ùa cả xuống nước để bắt cá, không khí thật náo động vui vẻ. Người xua cá, kẻ dập cá, tạo nên quang cảnh tưng bừng vui nhộn hơn bao giờ. Thời gian đánh bắt cá kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ (2 canh giờ), thì chuông Tổng đánh ba hồi báo hiệu chấm dứt. Mọi người phải lên bờ và tất cả cá bắt được đều bày ra.


Dưới ánh đuốc sáng rực, Ban Hội Tề của làng chọn ra hai con cá lớn nhứt, lấy một con mỗ bụng đem nướng liền để ngày hôm sau cúng thần ( tức ngày 12 tháng chạp). Con còn lại lấy bẹ chuối ép lại, đấp đất sét bên ngoài rồi ủ than trấu cho chín rục để dành vào tiệc đầu Xuân tổ chức ngày mồng 10 tháng giêng. Tất cả số cá còn lại được làng chia đều cho từng gia đình. Gọi là phần lộc thánh.

Làng Đào Xá (huyện Tam Thanh) mở hột đánh cá thờ vào ngày 28 tháng giêng. Lệ của làng này, là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to, họ để nguyên con đem kho. Khi cá chín bày lên bàn thờ cúng Thần. Cúng Thần xong đem cá xuống chia cho mọi người ăn ngay tại sân đền. Gọi là lấy may.

TỤC MÚA GÀ PHỦ VÀ MỞ CỬA RỪNG

Tục này phát xuất từ xã Phú Lộc, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú ở gần khu rừng Trám. Tại bìa rừng Trám có cái gò, cạnh gò có một ngôi đền nhỏ thờ thần Tản Viên và bộ hạ của ông là ông thần Hổ.

Vào ngày mùng 3 Tết , cụ Từ và cụ Chủ tế làng đến đền làm lễ tại hậu cung. Ýù như đến trình thánh và bộ hạ của ông. Kế đó, vào đêm mồng 6 Tết, cụ Từ cùng cụ Chủ tế lên đền rừng Trám làm lễ mở cửa rừng để chúc mọi người một năm mới săn bắt được nhiều thú rừng. Khi đi cụ Từ mang theo một cặp gà trống mái tơ. Cùng đi với cụ có một tốp trai gái làng số lượng bằng nhau. Nam thì đóng khố cởi trần, vai mang mỗi người một cây cung và ba mũi tên. Nữ mặc váy và yếm (không mặc áo), tay không.

Ra tới bìa rừng, sau khi thắp hương khấn vái xong, trai làng đặt cung tên lên bàn thờ. Cụ Từ và Chủ tế mang cặp gà vào hậu cung cúng và làm lễ mật khấu rồi đặt cặp gà trói sẵn ở cạnh đền. Cho đến khi nhang tàn, trai làng nhận cung tên, lúc này đãõ thành vũ khí thiêng bắn trăm phát trăm trúng. Mỗi trai làng đều dùng cung tên bắn vào cặp gà. Sau đó cặp gà bị cắt tiết.Tiết chúng trộn vào nhau và được đỗ xuống đất. Tiếp đến cuộc múa của người thợ săn bắt đầu. Tốp nam đóng vai những thợ săn thiện nghệ. Tốp nữ đóng vai những con mồi. Những động tác múa của đám nam nữ mô tả theo những hoạt động của người thợ săn rình rập mồi, và những động tác của con mồi khi bị bắt.

Cuộc múa gà phủ diễn ra chưa tàn một cây nhang, thì từng cặp nam nữ tìm chỗ khuất để thực hiện cầu giao phối. Đây là một lệ của nghi lễ. Sau đó cuộc lễ coi như hoàn tất, mọi người kéo nhau ra về.

TỤC MÚA MO

Tục
c múa Mo xảy ra ở Thanh Uyên, huyện Tam Thanh , Vĩnh Phú mở ra vào ngày mồng 7 Tết để tưởng nhớ bà Xuân Nuơng, nữ tướng của Hai Bà Trưng và cũng để tưởng nhớ đến Thần Nông.
Trong ngày lễ, làng cử một thày cúng giỏi, biết chữ, khỏe mạnh, không có tang chế trong gia đình đóng vai Chúa Mo cúng lễ.. Chúa Mo ăn mặc hết sức sặc sở: Quần đỏ, áo dài màu da đồng, chít khăn tím, thắt lưng hồng, áo cổ hình lá sen xanh, hai vai đan chéo hai cờ đuôi nheo đỏ viền vàng. Chúa Mo ngồi ở chiếu giữa sân đình trước hương án. Một tốp nam nữ thanh tân số lượng bằng nhau, đứng thành hai hàng thẳng bên chiếu.

Tới giờ hành lễ chiêng trống nổi lên. Chúa Mo đứng dậy tay cầm ba nén nhang nghi ngút khói, nhìn thẳng vào bàn hương án rồi bắt đầu múa, và hô:'Mời Thần Nông về hưởng lễ'.

Chủ tế quần trắng, áo thụng xanh, mủ tế, chân đi hia, đứng bên hương án hô tiếp:'Hú hú hô! Hú hú hô! Vua Mo đã về.' Trai gái hai hàng hú theo, nhắc lại ba lần.
Chúa Mo cắm hương, rút cờ múa, rồi hát:

“ Trong làng cây móc
Làng ta đi học
Là đỗ Tam Khoa
Là hú hú ha
La hú hú hơ”.

Trai gái hú theo hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo hát tiếp:

“Trong làng cây muỗng
Làng ta làm ruộng
Lúa tốt đề đa
Là hú hà ha
Là hú hơ hơ”

Trai gái hai hàng lại lập lại hai câu cuối ba lần. Sau đó Chúa Mo chúc lành cho bá tánh. Tiếp đến chủ lễ lấy bánh dầy, bánh chưng, bánh bột nặng hình tằm, hình kén đưa cho Chúa Mo để dâng cúng Thần Nông. Dân cúng xong, Chúa Mo tung lễ dâng cho dân chúng đứng chung quanh giựt lấy. Gọi là cướp lộc thánh ban, với quan niệm lộc sẽ làm cho nhà nhà sinh con cái đề huề, đầy đủ, sung túc, ăn no, mặc ấm, suốt năm.

TỤC ƯƠNG BÈO HOA DÂU

Tục này được dân làng Miên, xã Quỳnh Đồng, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình mở hội vào ngày mồng 4 Tết. Làng Miên nổi tiếng về nghề ương bèo hoa dâu. Dân làng Miên ương bèo hoa dâu làm phân bón nổi tiếng khắp các tỉnh miền Bắc. Bón bèo hoa dâu lúa bén chân nhanh, mau lớn như thổi, lại sạch sẻ không hôi hám.

Vào sáng mồng 4 Tết khi tế lễ xong, mọi người trong làng đứng vậy vây quanh sân đình để thưởng thức một hoạt cảnh làm vui vẻ cho cả làng mình.

Tất cả những sinh hoạt đời sống hàng ngày đều được trình diễn tại sân đình với các ngành nghề Sĩ, Nông, Công, Thương.

Chỗ này thì ông đồ nho há rộng mồm ra oai, giảng giải chữ nghĩa thánh hiền trước đám học trò mặt mày ngơ ngác, sợ hãi. Chỗ kia anh lái buôn bày bán đầy đủ các mặt hàng với lời quảng cáo chào mời khách một cách hết sức hấp dẫn. Chỗ nọ bác thợ hồ, thợ nề, thợ mộc, canh cửi đang trổ tay nghề v.v…

Riêng tại giữa sân đình được đấp một khoảng nhỏ làm mảnh ruộng giả đang chứa đầy nước. Mặt nước được phủ bèo hoa dâu xanh mượt, nõn nà. Trên mảnh ruộng ấy có bác nông phu đang dắt trâu ( người giả trâu) cày ruộng. Thỉnh thoảng mấy con trâu này nhảy lên bờ vẩy bùn vào các cô thiếu nữ đứng xem, tạo nên những tràng pháo tay náo nhiệt. Tiếng hò reo của mọi người hòa với tiếng chiêng trống vang động khắp thôn làng.

TỤC SĂN CUỐC ĐẦU NĂM

Ở Vĩnh Phú các làng Thượng Lạp, Phú Thứ, Huy Ngạc, Tam Phúc, Đạo Đức... trong tiệc đầu Xuân đều có tục săn Cuốc. Truyền thống của tục này là bảo vệ mùa màng vì chim rừng như Cuốc, Trĩ, Gà gô thường về ruộng phá hại lúa non.

Vào ngày mồng 4 tết, sau cuộc tế lễ ở đình, dân làng hò reo, nỗi trống, nổi mỏ, nổi chiêng, phèn la kéo nhau đi lùng các hang cùng ngõ hẽm, bờ rào, bụi tre và khắp đồng ruộng để đi tìm săn chim Cuốc. Ai bắt được Cuốc đem trình sẽ được lãnh thưởng.

Ở Bắc Hà, làng Trà Xuyên, Quế Sơn mở hội bắt Cuốc vào ngày mồng 8 Tết. Sau khi tế ở đình làng xong, dân làng tụ tập ở sân đình. Sau ba hồi chiêng trống lệnh, mọi người xông ra đồng tìm bắt Cuốc. Khi nghe tiếng chiêng thu quân mọi người tập hợp lại với tất cả Cuốc bắt được. Làng làm thịt Cuốc để cúng thần, cúng xong đem chia cho mọi người cùng ăn nhậu, thật vui vẻ.

Ở Thái Bình tại làng Chiềng, Tam Nông, huyện Hưng Hà, vào sáng mồng 1 Tết, người trong làng từ già đến trẻ, gái, trai đều sẵn sàng gậy gộc trên tay đứng đợi lệnh của 'Lềnh' (Người chỉ huy cuộc săn) để ùa nhau ra đồng, bờ, bụi tìm bắt Cuốc. Cuốc bắt được đem vể làm thịt cúng thần, sau đó mọi người cùng chia nhau hưởng dụng.

Riêng tại làng Yên Đỗ, huyện Bình lục, Nam Hà, cuộc săn Cuốc diễn ra như sau: Mỗi năm vào ngày mồng 3 và 5 tháng giêng là ngày nghỉ Tết. Cày cấy đâu đã vào đó, dân làng có tổ chức ngày săn Cuốc để chống lại sự phá hoại mùa màng của giống chim rừng này. Trong cuộc săn các vị bô lão đi giữa đám đông, còn đi đầu và cuối làm đám trai tráng khỏe mạnh. Lúc đi săn kẻ khua cồng, người đánh chiêng lệnh, người hò reo, kẻ la, người hét inh ỏi, làm náo động cả một vùng khiến chim muông trốn trong các bụi rậm, bờ ao kinh hoàng bay, chạy, nhảy tứ tung tìm nơi ẩn nấp. Lúc đó là lúc chúng bị dân làng tóm cổ.

LỄ CẦU TẰM, CƯỚP KÉN

Những làng trồng dâu nuôi tằm thường có tục cầu tằm, cướp kén vào những ngày đầu Xuân. Những vườn dâu của các làng này được trồng theo hai bờ nước, nhìn đến hết tầm mắt vẫn chưa hết được màu xanh.

Làng Phan Dư, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú mở hội vào ngày mồng 8 tháng giêng. Trong ngày này những con kén bằng nan tre nhuộm xanh, đỏ, vàng được buộc vào cây tre dựng trước cung tế. Làm tế lễ xong, Chủ tế trân trọng vác 'cây kén' ra cho làng giựt. Khi cướp được kén, người ta đem về buộc vào nương tằm với lời cầu mong tằm khỏe mạnh, cho ra tơ tốt.

Các làng Hương Nha huyện Thanh Tâm, Vĩnh Phú, làng Bàn Bạch huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú cũng làm lễ cướp kén vào tháng giêng.

TỤC RƯỚC LỤA VÂN SA

Tục này vào ngày mồng 5 Tếr hàng năm được dân làng Vân Sa, xã Tân Hồng, Huyện Ba Vì , Hà Tây mở hội.

Theo truyền thuyết Ngọc Hoa công chúa, vợ của Sơn Tinh thường cùng với chồng dạo khắp nước thăm hỏi dân tình. Ngày kia, hai người đến các bãi ven sông Thao, sông Hồng, Ngọc Hoa thấy các dãy đất mầu mỡ bỏ hoang phế lấy làm tiếc nên đã bày cho dân làng cách trồng dâu, nuôi tằm để dệt lụa. Tằm nhờ dâu đó đã cho ra nhiều tơ óng ả.

Được mùa lúa lại được mùa tơ tằm, Ngọc Hoa công chúa cho dệt những tấm lụa, tấm the lớn và đẹp để cống hiến vua cha. Đám rước lụa tiến vua của công chúa được toàn dân tổ chức thật linh đình. Đoàn rước lụa được chia thành hai tốp. Tốp thứ nhứt là những bà trung niên được tuyển lựa trước, dẫn đầu là những cô gái đẹp thanh xuân vác những né kén bằng tre, điểm loáng thoáng những lá dâu xanh bằng lụa. Những con nén được đẽo bằng gỗ xoan, có lỗ đục để luồn dây vào né. Kế kến là các thiếu nữ mặc toàn tơ lụa Vân Sa, tay mỗi cô cắp một rổ lá dâu. Phía sau các cô này là một kiệu hoa chất đầy tơ lụa quí giá do các cô thanh xuân khác khiêng, có tàng lộng che hai bên, có chiêng trống đánh lên gõ nhịp. Cuối cùng là tốp đàn ông, thanh niên. Đây là tốp trai tráng lực lưỡng, khỏe mạnh trong làng. Đám tráng niên này mặc áo lụa nâu, khăn đầu rìu, quần lụa màu, thắt lưng màu, vai vác cày hoặc cuốc, tay dắt những con trâu giả. Đám rước diễn hành lộng lẩy, trang trọng giữa làng.

Qua câu chuyện về lòng hiếu nghĩa của công chúa Ngọc Hoa đối với vua cha, dân làng Vân Sa từ đó hàng năm làm lễ rước lụa để ghi nhớ công ơn dạy nghề của công chúa, vừa để gìn giữ nghề quí của tổ tiên để lại.

Những cỗ tục Lễ Hội dân gian Việt nam còn nhiều không kể xiết. Nhưng qua những hoạt động vừa được trình bày ở trên, đã cho thấy sự tập hợp trong những ngày Tết là dịp để mọi người cùng tham gia, vừa trình diễn sáng tạo vừa thưởng thức hưởng thụ.

• Đặng thiên Sơn
Xuân 2009

Chúc Tết và sự nói láo của bà Madison

Chúc Tết và sự nói láo của bà Madison
Đặng thiên Sơn

Sau lời nói có tính cách thủ tục trong “Cung Chúc Tân Xuân” gởi đến cư dân khu vực 7 và đồng hương Việt Nam, bà Madison liền kể công phục vụ của bà trong 3 năm qua. Mở đầu, bà cho biết cũng như năm trước tức năm 2007, thì năm 2008 là năm đầy bận rộn của bà vì bà đã hoàn thành công tác: “Tạo thêm 1.000 việc làm mới, xây thêm 700 đơn vị gia cư dành cho người có lợi tức thấp.” Đây là thành tích mở miệng ra là bà Madison khoe đã làm được. Tuy khoe khoang nhưng bà không nói thật, đó là kế hoạch của thành phố đã có trước khi bà lên làm nghị viên. Sự kiện này khác với công việc bà đã nói thật, là đã vận động ngân sách để tu bổ công viên và thư viện Tully có từ thời ông Gregory mở cửa làm việc thêm vào ngày Chủ nhựt.
Một người bình thường ai cũng biết kế hoạch Chỉnh Trang và Phát Triển thành phố bao giờ cũng có những dự án lớn và chương trình nhỏ. Dự án lớn thì áp dụng chung cho thành phố. Thí dụ như mở thêm đường xá, xây thêm nhà housing cho người có lợi tức thấp mua hoặc mướn, phát triển thêm các khu thương mại nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho cư dân. Các kế hoạch này thông thường được phác họa từ 5, 10 về trước hay hơn nữa. Còn những chương trình nhỏ như mở thêm vườn chơi trẻ em trong khu dân cư, tu bổ thư viện, cào mương, chặt cây, sửa đường,…tại các khu vực là những việc bình thường hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Bà Madison đem những việc phải làm vì đó là bổn phận, nhiệm vụ một nghị viên như cùng ký tên phê chuẩn một dự án nào đó để kể công thì có vẻ “ép” người dân quá. Nếu không nói là có vẻ lố bịch khi muốn mọi người biết ơn mình, mang ơn mình.
Không ai nói bà Madison không làm việc. Nhưng chỉ làm có 1, có 2 mà kể là 10 thì coi không được. Còn như đã nói, muốn kể thì chẳng ai cấm. Nhưng phải nói thật, kể thật. Không ai chấp nhận một người chỉ làm được cái cầu tre mà đi khoe tùm lum là đã làm được cầu đúc. Không ai đồng ý một người chỉ là một nhân viên quét dọn hay một y tá trong một bịnh viện nhưng khi về Việt Nam lại nói dóc là bác sĩ. Nói theo ngôn ngữ tiểu thuyết tình cảm, xã hội thì đây là sự khoe khoang của những hạng người lường gạt cả tình lẫn tiền.
Trong thư chúc Tết bà Madison chúc đồng hương mạnh khoẻ, làm ăn phát tài thì ít, còn bà kể công thì nhiều. Bà kể tiếp là đã vận động thành phố chấp thuận ngân sách 2 triệu 750 ngàn cho dự án xây dựng Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam. Điều này có thể đúng, nhưng bà tưởng rằng đó là số tiền riêng của bà nên muốn giao cho ai khai thác thì giao nên đã gặp trở ngại. Do đó, một phần của số tiền bà Madison tưởng đã trót lọt ra khỏi “kho bạc”, ai dè phải trở vô nằm trong phòng “đông lạnh”. Vì vậy, nên hơn một năm qua cộng đồng VN chẳng ai thấy mặt mũi cái Trung Tâm Sinh Hoạt của bà Madison đâu. Điều này đã gây nên sự phẫn uất trong CĐVN. Mọi người tự an ủi có lẽ sau ngày 3/3/09, khi bà Madison không còn là nghị viên khu vực 7 nữa thì cái TTSHCĐVN này mới ngóc đầu lên nổi.
Một điều đặc biệt là trong thư kể công cuối năm, bà Madison khoe đang giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Ban An ninh và Tài chính của HĐTP. Bà khoe chức, nhưng bà im hơi không khoe cái thành tích đã đạt được là nhờ bà làm Chủ tịch mà an ninh thành phố San Jose từ vị trí đứng hàng thứ nhứt toàn nước Mỹ thời thị trưởng Gonzales, tới thời bà và ông Chuck Reed thì xuống được hạng tư. Điểm cũng đáng lưu ý tiếp trong thư chúc tết, bà Madison không còn nhắc đến công lao đã mở rộng đường Lucretia, đường Senter từ thời nghị viên Terry Gregory như bà đã kể tới, kể lui, hai, ba lần.
Để chấm dứt “Lá thư xuân” bà Madison than nghe rất tội nghiệp. Nguyên văn như sau: “Là nghị viên gốc Việt đầu tiên, đã có những khó khăn, thử thách mà Madison phải tự mình vượt qua. Không có người nào đi trước để Madison có thể học hỏi hoặc rút kinh nghiệm, chẳng hạn như việc đặt tên cho khu thương mại trên đường Story. Những bài học từ chuyện này sẽ giúp cho Madison trở nên một người nghị viên tốt hơn, một người dân cử tốt hơn. Và từ những kinh nghiệm thu nhận được trong hơn ba năm qua, Madison sẽ tiếp tục tiến tới”.
Qua đoạn văn trên, bà Madison hàm ý cho cử tri khu vực 7 và đồng hương VN thấy bà chẳng sai trong biến cố đặt tên cho khu thương mại trên đường Story. Bà tỉnh bơ như chẳng có việc gì xảy ra. Bà không nhắc đến tên “Little Sàigòn” cũng như “Sàigòn Business District”. Ngược lại, bà còn khẳng định là sẽ làm tốt hơn nữa. Thật là kinh khủng! Nếu bà làm tốt hơn nữa, thì cộng đồng VN tỵ nạn CS tại SJ sẽ ngất ngư nhiều hơn nữa.
Rõ ràng sự than vãn của bà Madison không phải là tiếng kêu của sự minh oan, sự phân trần mà là sự ngụy biện đầy tự tôn và chuẩn bị tiếp tục đối đầu với cộng đồng nếu bà thắng trong ngày bầu cử 3/3/09. Và càng làm lộ thêm sự gian manh có tính toán trong lời nói. Bởi vì là một đại diện dân thì người đó phải hiểu nhiệm vụ của mình là gì, làm việc cho ai, theo nguyện vọng của ai. Do đó, chức năng làm việc này đâu cần phải có kinh nghiệm, đâu cần phải học hỏi kinh nghiệm của ai. Mà điều kiện duy nhứt để làm được việc, hoàn thành sứ mạng là thực hiện đúng những gì đã cam kết, đã hứa hẹn khi ra tranh cử thì đủ rồi. Điều kiện này chỉ đòi hỏi một tấm lòng phục vụ dân mà thôi. Đơn giản như vậy! Dễ dàng như vậy
Bà Madison than thở như trên là một cách vừa tự đề cao mình là người phụ nữ VN số một tại San Jose, vừa nguỵ biện để che dấu sự tàn nhẫn, thiếu nhân nghĩa trong con người bà. Bà vô cảm đến độ thốt ra những lời khinh bạc rất khó nghe khi hàng ngày đi làm nhìn thấy cảnh đồng hương dầm mưa, dãi nắng đấu tranh đòi thực thi dân chủ, công bằng. Bà độc ác đến độ không một lời hỏi han và coi sự sống, chết của chiến sĩ Lý Tống như cỏ rác đối với cuộc tuyệt thực sinh tử của ông. Lương tâm, đạo đức của bà Madison đã đi chơi xa nên bà không nói ra được một lời nghe tử tế, một hành động coi được, để xứng đáng tiếp tục giữ vai trò của mình trong HĐTP.
Bà Madison không phải là một người thợ uốn tóc, thợ làm móng tay, và cũng không phải là một chuyên viên hãng điện tử nên đâu cần học hỏi kinh nghiệm của ai. Nghị viên, Dân biểu hay ngay cả Tổng thống không phải là một nghề. Không có trường nào dạy làm nghề Nghị viên, Dân biểu, Tổng thống hay những chức vụ đại diện dân khác. Việc làm của những địa vị này là một chức năng, đòi hỏi dựa trên tinh thần tự nguyện phục vụ xã hội. Đây là một chức năng cao đẹp. Bà Madison tình nguyện ra tranh cử. Bà hứa hẹn làm việc theo nguyện vọng cử tri, khi đắc cử bà thực hiện những lời đã hứa đã đủ lắm rồi, đâu cần học hỏi ở ai. Nên bà nhắc đến hai chữ cần người có kinh nghiệm hướng dẫn là một sự xảo ngôn, điêu ngoa.
Để chứng minh bà Madison mở miệng ra là nói láo, điêu ngoa là không có ai chia xẻ với bà về việc đặt tên “Little Sàigon” cho khu thương mại trên đường Story. Xin hãy đọc đoạn phỏng vấn của nhà báo Huỳnh Lương Thiện, Chủ nhiệm, Chủ bút Mõ S.F với dân biểu Trần Thái Văn ngày 22/02/08, trước City Hall dưới đây:
Huỳnh Lương Thiện: Thưa ông Dân biểu trong dịp gần đây ông có cơ hội nói chuyện với ông Thị trưởng Chuck Reed hay là Nghị viên Madison Nguyễn về vấn đề nầy không ạ!
DB. Trần thái Văn: Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc bằng điện thoại với ông Chuck Reed cũng như nghị viên Madison Nguyễn, cũng chia xẻ với họ dù rằng giai cấp và thẩm quyền nó hơi khác. Chúng tôi hiểu được đây là vấn đề địa phương trong phạm vi thẩm quyền của HĐTP chớ không phải của tiểu bang. Tuy nhiên, tôi cũng chia xẻ cho họ và có thể nói đã khuyên ông thị trưởng cùng nghị viên Madison Nguyễn nên nghe nguyện vọng của CĐVN tại thành phố San Jose (ĐTS gạch đích đoạn này). Cũng như câu hỏi đã đặt ra đối với HĐTP là trong cộng đồng người Mỹ tại sao có nhiều Hội đoàn, tổ chức trong quá khứ đã ủng hô họ mà nay thì quay lại không chấp nhận và phủ nhận cái quyết định - có thể nói là chống lại quyết định của HĐTP, đó là vấn đề thứ nhứt.
Vấn đề thứ nhì tôi cũng chia xẻ với họ là cá nhân tôi cái kinh nghiệm tại Nam California 20 năm về trước, khi tranh đấu cho chữ “Little Sàigòn”. Hồi xưa cũng có những vấn đề phải nói là lục đục về cái tên “Little Sàigòn” như một số các doanh gia họ cũng muốn những cái tên khác, nhưng chúng tôi nói rằng đây là cái tên CĐVN muốn chọn cũng như cá nhân tôi cũng ủng hộ như vậy.”
Khinh miệt đồng hương, phản bội lời hứa, mượn tay người bản xứ nhục mạ, đàn áp tư tưởng đồng bào mình, bà Madison đâu cần kinh nghiệm này. Bà Madison vỗ ngực tự hào mình là nghị viên gốc Việt đầu tiên nên gặp khó khăn, điều này không đúng, khi bà từ chối những lời nói, những lời khuyên chân thành của D.B Trần Thái Văn để chấp nhận đối đầu với một cuộc thử thách như bà thố lộ.
Có nhiều người nói, bây giờ bà Madison ráng hốt những giọt nước đã tràn ly rồi hãy tính. Bà hãy nối lại nhịp cầu “hiền lương” đã gẫy, khi bà bắc một nhịp cầu “bất lương” tạo điều kiện cho người bản xứ miệt thị CĐVN tỵ nạn cộng sản. Tất cả không còn gì, nên không ai nghĩ đến câu chuyện tình “Gương vỡ lại lành”
Trong 3 năm làm nghị viên thì trong một năm rưỡi đầu bà Madison đã làm được lợi ích gì cho cộng đồng chưa ai nhìn thấy, chỉ thấy sau đó là những tháng ngày bà làm xào xáo cộng đồng, phân hóa tình cảm, quan hệ Mỹ - Việt. Bà Madison đã xô ngã sự nghiệp chính trị của bà qua sự từ chối tên “Little Sàigòn”. Nếu hôm nay khu thương mại Story ngạo nghễ chính thức với tên “Little Sàigòn” chớ không phải là những lá phướn tạm thời, thì đó là một thành tích chính trị của bà. Đây là một thành tích thật sự trong lòng người Việt tỵ nạn CS tại địa phương chớ không phải những khu nhà housing, khu chợ, vườn chơi… theo nhu cầu sẽ mọc lên từ từ mà bất kỳ ông nghị viên, bà nghị viên nào, khu vực nào cũng có thể kể công được. Bà Madison đã đi ngược chiều với cộng đồng khi bà là con thoi, đã được những thế lực phía sau đặt ngược đầu trên quỹ đạo thúc đít chạy tới. Sự sai lầm của cộng đồng là không lường trước được điều này. Nhưng tới hôm nay vẫn chưa muộn để vứt bỏ con thoi oan nghiệt kia.
Ngày 3/3/09 đã gần kề nhưng chưa tới. Trong khi chờ đợi xin mời quí cử tri khu vực 7 và đồng hương vào mạng lưới toàn cầu của Vietvungvinh.com ngày 22/2/08, để nghe lại đoạn băng ông Hùynh Lương Thiện phỏng vấn D.B Trần Thái Văn để thấy bà Madison tới cuối năm vẫn còn thiếu thành thật, còn nói láo là “Không có người nào đi trước để Madison có thể học hỏi hoặc rút kinh nghiệm...” để che dấu sự phản bội cử tri.
*Đặng thiên Sơn
28/01/09

Ngôn ngữ của sự lựa chọn: thay đổi, thay thế và dễ dãi

Ngôn ngữ của sự lựa chọn: thay đổi, thay thế và dễ dãi
*Đặng thiên Sơn
Khi ra tranh cử các chức vụ dân cử, hình như không có ứng viên nào thoát khỏi luận điệu “hứa hẹn” và “nổ sảng”. Có lẽ đây là nét đặc thù của những người có tham vọng chính trị mà mọi người điều nhìn thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Nét độc đáo của những người này, là tuy không học chung một thầy, xuất thân từ một lò, nhưng bài bản hứa hẹn của họ nghe đều rất bùi ta, rất hấp dẫn. Bùi tai, hấp dẫn ở đây chưa hẳn là do họ ăn nói lưu loát, hùng hồn mà chính là những điều họ nói ra liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Đây là thứ quyền lợi mà con người thường đặt trên quyền lợi của quốc gia, quyền lợi của dân tộc. Kết quả bầu cử TT. Mỹ vừa rồi với sự thắng cử của ứng cử viên da đen Barack Obama bằng chiêu bài “Chúng Ta Cần Thay Đổi” so với chiêu bài “Tổ Quốc Trên Hết” của ông John McCain, đã chứng minh được quan điểm bỏ phiếu của cử tri. Bà Madison khi ra ứng cử nghị viên khu vực 7 vào năm 2005, để thay thế ông Terry Gregory, bà cũng không tránh khỏi có nhiều điều hứa hẹn. Và bà thắng được cô Linda Hàn Nguyễn là nhờ hứa hẹn giỏi hơn.
Ngoài những điều bà Madison đã hứa chung chung liên quan đến việc phát triển khu vực 7 về an ninh, trường ốc, thư viện, nhà cửa, việc làm… Bà còn đặc biệt nhấn mạnh sẽ hợp tác chặt chẽ với đồng hương Việt Nam để xây dựng một cộng đồng VN tỵ nạn CS vững mạnh. Bà nói chắc như đinh đóng cột là “one hundred percent” - “một trăm phần trăm” là sẽ sát cánh, lắng nghe tiếng của nói đồng hương VN, sẽ làm theo những nguyện vọng chính đáng của đồng hương và sẽ vì quyền lợi của cộng đồng mà tranh đấu cho đến khi bà còn là nghị viên trong HĐTP. Trong đó, hai vấn đề khá quan trọng bà đề cập đến là:
- Bà hứa nếu đắc cử sẽ can thiệp với HĐTP lập một khu thương mại VN để vinh danh người Việt tỵ nạn, như các thành phố khác tại Hoa Kỳ đã có.
- Bà hứa nếu đắc cử sẽ thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt cho Cộng Đồng Việt Nam (Vietnamese American Community Center =VACC).
Ai cũng biết khi các ứng cử viên ra tranh cử họ hứa hẹn là một chuyện, còn họ có làm được hay không là chuyện khác. Theo các nhà nghiên cứu, thì sau khi đắc cử ứng cử viên nào thực hiện được 40 - 50% lời hứa thì đã tốt lắm rồi, quí lắm rồi. Xác xuất cách biệt quá lớn này mặc nhiên đã trở thành truyền thống, nên không có gì phải ngạc nhiên. Thí dụ như TT. Bush tuyên bố là ông sẽ bắt được trùm khủng bố Osama Binladin, nhưng ông không làm được điều này. Tuy nhiên, ông cũng đã giữ đúng lời hứa, là không để cho khủng bố gây thảm trạng 9/11 trên đất Mỹ lần thứ hai. TT. Bush đã thực hiện được lời hứa quan trọng này cho tới mãn nhiệm kỳ. Và còn nhiều thứ khác TT. Bush đã không làm được và nhiều thứ khác ông đã làm được cho quốc gia, cho dân tộc Hoa Kỳ. Riêng trường hợp bà Madison “yêu dấu” của cộng đồng. Người nữ nghị viên mà những người trong Nhóm Chống Bãi Nhiệm nói là “nếu bà bị bãi nhiệm thì cộng đồng sẽ mồ côi” trong 3 năm qua chẳng những đã không làm được một việc hữu ích nhỏ nào trong những gì bà đã hứa, mà còn tạo ra sự khủng hoảng trầm trọng giữa cộng đồng VN và HĐTP về hai vấn đề vừa nêu trên.

Bà Madison đã làm cho Thị trưởng Chuck Reed gọi những người đấu tranh cho dân chủ, cho lẽ phải, công bằng phát xuất từ cái tên “Little sàigòn” là nhóm thiểu số “to mồm” và còn dọa nạt vùi dập cộng đồng. Bà Madison đã làm cho những kẻ vô danh trong Liên Đoàn Lao Động Vùng Nam Vinh ăn nói trịch thượng là đòi “đấm vào mặt” đồng hương của bà. Bà Madison đã mở diễn đàn để ông Larry Stone Giám định Viên Thổ Trạch Quận hạt Santa Clara, gọi những người muốn thực thi quyền hiến định của một công dân là “du đãng,côn đồ”. Còn cá nhân bà thì chẳng những ăn nói gian dối, lươn lẹo, thất hứa, mà còn mạt sát những người biểu tình hết sức trật tự, ôn hòa trước City Hall vào ngày thứ Ba Đen là gánh xiệc vân vân.
Chẳng những bà Madison không làm được những việc lợi ích chung cho cư dân khu vực 7, mà ngay cả chuyện lợi ích riêng cho cộng đồng VN như lời hứa bà cũng lạng quạng không giải quyết thỏa đáng. Lý do vì sao bà Madison không làm được gì cả, dù là cỏn con, ai cũng thấy, vì bà đã chỉ đặt quyền lợi cá nhân, phe nhóm và của thế lực đen sau lưng bà lên trên quyền lợi của cộng đồng. Tóm lại nguyên do là vì ý đồ và tham vọng đen tối của bà.
Sự chống đối quyết liệt cái tên “Little Sàigòn” của bà Madison đã làm nổi bật thái độ chính trị của bà. Bà Madison đã khiến cho người Việt quốc gia tỵ nạn CS thấy rằng bà rất “kỵ chống Cộng”, bà phản ứng như đỉa phải vôi nếu bà bị lôi kéo vào hàng ngũ những người chống Cộng.
Về phương diện Văn Hóa: Bà giao Vườn Văn Hóa Việt cho ông Lê Văn Hướng - người có thành tích làm ăn với VC và không có chút kiến thức gì về văn hóa khi trắng trợn xử dụng 92 chữ ký giả, để dối gạt thành phố về yêu cầu của thương gia trong khu vực muốn ngưng việc đặt tên khu thương mại. Ông này có nhiều thành tích đầu tư những chuỗi cơ sở làm ăn tại Việt Nam với bạo quyền CS. Sự kiện cho thấy bà Madison cài đặt người với dự mưu.
Về Xã Hội: Bà giao dự án Tạo mãi và Tổ chức Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng VN cho BS. Nguyễn Xuân Ngãi - một người không bao giờ tham dự các sinh hoạt cộng đồng có tính cách truyền thống của người Việt hải ngoại như ngày lễ 30/4, ngày Quân Lực 19/6, để lập Hội Đồng Quản Trị. Ông Ngãi cũng đã có thành tích đưa hàng triệu Mỹ kim dụng cụ Y tế về giúp bạo quyền CS VN (vì bệnh viện mà ông trang bị các dụng cụ y khoa này chỉ có cán bộ CS mới có tiêu chuẩn thụ hưởng). Ngoài ra ông ta còn viết thơ năn nỉ LHQ cho VC vào làm thành viên không thường trực và ông cũng đã tổ chức TẾ LẠY hồn ma VC Hoàng Minh Chính tại nhà vòm San Jose City Hall. Cho thấy bà Madison đã có tính toán.
Về Kinh tế: Bà đi đêm với thành phố vận động đặt tên Vietnam Town Business District để làm lợi cho công trình xây dựng của ông Tăng Lập, Thành phố không đồng ý, bà chọn tên Vietnam Business District theo ý ông Tăng Lập, sau đó xin tiền trang trí cho khu thương mại này của ông Tăng Lập. Ông Tăng Lập cũng có nhiều liên quan đến nhóm đầu tư, mua bán địa ốc mà cán bộ CSVN ăn cướp của dân để bán buôn kiếm lời. Phải chăng bà Madison nhắm giao thế lực kinh tế cho phe cánh giàu có, trong kế hoạch rữa tiền của tư bản.
Về Chính trị: bà sát cánh với Hoàng Thế Dân - một nhân vật trọng yếu của đảng Việt Tân chủ trương thỏa hiệp với VC để canh tân VN đến năm 2025. Ông Hoàng Thế Dân là một thành viên trong liên minh 6 chính đảng tại Bắc California. Ông cũng làm trưởng nhóm Tiếng Nói Khu Vực 7.
Về Truyền thông: Với sự trợ giúp tài chánh của giới tài phiệt giàu có, bà đã liên kết đài Quê Hương, báo Tin Việt News, Thời Báo, Saigòn Radio, Sóng Việt tạo thành mạng lưới tuyên truyền, rõ ràng bà Madison đang thâu tóm truyền thông về dưới trướng để dễ bề thực hiện những mưu đồ nào đó.
Nhìn hình thức hoạt động và qua lời ăn tiếng nói của những khuôn mặt trong Nhóm Chống Bãi Nhiệm, người ta dễ dàng nhận ra bà Madison muốn vẽ ra trong đầu mọi người một VIỄN TƯỢNG về một CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HOÀN TOÀN MỚI: trong đó có SẮC THÁI VĂN HÓA MỚI, SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG với QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHIỀU HƯỚNG MỚI, và quan trọng nhất là ĐƯỜNG HƯỚNG TRUYỀN THÔNG MỚI. Cộng đồng Việt Nam MỚI này được điều hành với nhóm nhân sự kể trên.
Phải chăng bà Madison quyết liệt chống lại những người quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính và ăn thua đủ tới độ một mất, một còn với cộng đồng là một thử thách bà Madison chấp nhận. Thử thách này dựa trên căn bản đánh đổi sự nghiệp chính trị của bà, với sự tan rã của lực lượng chống cộng tại thủ phủ chính trị của người Việt hải ngoại nếu bà thắng cuộc.
Một cộng đồng mới mà tôi nghĩ có lẽ bà Madison và phe nhóm của bà muốn là:
- Một cộng đồng mới sẽ chủ trương không chống cộng nữa. Tức là không biểu tình, không đã đảo VC để khi Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đến HK mọi người phải tiếp đón đàng hoàng.
- Một cộng đồng có nền văn hóa mới, là giao lưu với văn hóa đỏ của VC. Tức là phải để những văn hoá phẩm có nội dung chà đạp lý tưởng chống cộng của quân dân VNCH, ca tụng hành động cướp nước của VC là chính nghĩa được bày bán tự do.
- Một cộng đồng có nền kinh tế mới, là hợp tác làm ăn với VC. Tức là một mặt về nước làm ăn, một mặt để các tư bản đỏ dùng tiền ăn cắp, ăn cướp trong nước đem ra ngoại quốc đầu tư khống chế kinh tế người tỵ nạn đã có từ 2, 3 chục năm nay.
Vào ngày thứ Bảy 17 tháng 1/09 vừa qua, khi ghé địa điểm làm việc của UBBN tại Thanh 39 GiftShop trên đường Senter, tôi đã gặp các chị Minh Đức, Kim Anh, các anh Trần Hạnh, Nguyễn Bửu và cháu Bảo Anh, những người trong UBBN đang giúp đỡ đồng hương đến ghi danh bầu cử. Trong số đồng hương đến rồi đi, tôi gặp cụ Nguyễn Long Vân, 85 tuổi là cử tri khu vực 7. Cụ Long Vân ngồi xe lăn đến thăm các anh, chị đang làm việc. Cụ đề nghị tôi nên lập đi, lập lại và nêu rõ đạo đức và quan điểm chính trị của bà Madison. Theo đề nghị của cụ tôi xin trình bày lại một số điểm nổi bật của bà Madison về đạo đức cũng như quan điểm chính trị của bà ấy như sau.
Về tư cách đạo đức:
- Bà Madison là người thất hứa, tráo trở.
- Bà Madison thiếu thành thật, đặt điều dối gạt cử tri khi đưa ra vấn đề luật chỉ cho phép những người sống trong đường kính 1.000 feet mới có quyền ý kiến, ý cò đặt tên cho khu thương mại trên đường Story.
- Bà Madison đã vô ơn, khinh miệt, khi nói với báo chí ngoại quốc những người đề nghị tên “Little Sàigòn” đêm 20/11/07, là những kẻ ăn ở không đi làm khó dễ bà.
- Bà Madison vì quyền lợi riêng đã vi phạm luật Brown Act, và nhẫn tâm mượn tay đồng viện để đè bẹp nguyện vọng của đồng hương VN mình.
- Bà Madison quá trơ trẽn, khi phủ nhận hết những lời đã nói ra, dù rằng có bằng chứng video và cassette ghi nhận lại.
- Bà Madison đã chứng tỏ thiếu văn hóa, không cần phân biệt già cả, tuổi tác, khi mạt sát đồng bào biểu tình trước City Hall là gánh xiệc.
- Bà Madison không biết gượng khi đưa những điều mình không có làm kể trong DVD để tự tâng bốc là hành động lố bịch, vô liêm sỉ.
- Bà Madison đã không còn tình đồng hương, khi tạo diễn đàn để cho những kẻ mắt xanh, mũi lên tiếng kẻ đòi vùi dập, người đòi thoi vào mặt, người mạt sát cộng đồng VN là du đãng, côn đồ v.v…Và còn nhiều thứ khác đã nói lên bà Madison là người không có đạo đức.
Về tư cách chính trị:
- Bà Madison là người có quá khứ liên hệ mật thiết với VC qua các chuyến về VN gọi là để dạy dân chủ.
- Bà Madison từ chối cầm cờ vàng ba sọc đỏ khi được ông Mạc Văn Thuận trao tận tay.
- Bà Madison là đồng bọn với tên thân cộng Vũ Đức Vương ngăn cản nghị quyết cờ vàng.
- Bà Madison chưa bao giờ lên tiếng ủng hộ những việc làm vinh danh cờ vàng của các sinh viên tuổi trẻ cờ vàng, hay các đoàn thể quốc gia.
- Từ ngày đắc cử nghị viên bà chưa hề lên tiếng cổ võ, yểm trợ các ứng cử viên người Việt khác vào các chức vụ trong thành phố như ông Minh Dương, bà Cẩm Vân, ông Nguyễn Lân. Điều này cho thấy bà sợ có một người Việt khác có mặt trong HĐTP sẽ làm lu mờ hình ảnh “duy ngã độc tôn” của bà trong mắt người bản xứ.
- Người ta cũng chưa hề thấy bà Madison lên án VC và Trung Cộng trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Lên án VC đang chà đạp nhân quyền, bức hại tôn giáo trong nước. Trong khi ấy ông Dave Cortese ít ra một lần đã lên tiếng tố cáo VC trước công luận về điều này.
- Bà Madison thẳng thừng từ chối tên “Little Sàigòn” dù tên này chỉ có âm hưởng chống cộng.
Xin chân thành cám ơn cụ Nguyễn Long Vân. Qua phần được cụ đề nghị nhắc đi, nhắc lại ở trên, mọi người đã thấy rõ con người của bà Madison như thế nào rồi. Do đó, phần còn lại là phần quyết định của cử tri VN trong khu vực 7. Liệu mọi người có chấp nhận đạo đức và quan điểm chính trị của người đại diện mình như vậy hay không? Tôi tin rằng dù có “dễ dãi” trong chính trị, nhưng có điều người ta không thể chấp nhận sự “thay đổi” để một ngày nào đó cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên đường phố San Jose . Tôi tin rằng dù “dễ dãi”, nhưng không ai lại không muốn “thay thế” một người đại diện thiếu văn hóa, thiếu đạo đức để nhận thêm những tủi nhục mà người bản xứ trút lên đầu mình. Tôi nói chắc như vậy, vì tai tôi đã nghe một thiếu nữ đến ghi danh bầu cử nói rằng: “Tôi đến ghi danh để có thêm một lá phiếu bãi nhiệm con qu…cái”. Và một người trung niên nói: “ Tôi cầu mong đồng bào mình bỏ YES thật nhiều để bải nhiệm con ngu…cái”.
Đặng thiên Sơn
20 tháng 1/09