Wednesday, June 18, 2008

* Bộ Tam Sên: Ma, Chuck và Dân

Bộ Tam Sên: Ma, Chuck và Dân

*Đặng thiên Sơn.
Tam sên, là tên gọi ba món trong dĩa đựng đồ cúng mở cửa mả dành cho người chết sau khi chết được 3 ngày. Tuy nhiên ở đây người viết muốn đồng hóa "Bộ Tam Sên" gồm có: miếng thịt ba rọi, con tôm luộc và cái trứng luộc là câu chuyện Ông Táo. Ông Táo, là một huyền thoại mà người Việt Nam nào cũng biết. Đó là câu chuyện tình tay ba: “một bà có tới hai ông” ở cõi tiên. Với tựa đề thì Ma ở đây không phải là ma hay quỹ mà là bà Madison Nguyễn, Nghị viên khu vực 7. Và Chuck, không phải là Chuck E Cheese’s nơi giải trí của con nít, mà là ông Chuck Reed đương kim Thị trưởng thành phố San Jose và cuối cùng Dân, là ông Hoàng thế Dân một Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân. Cái đảng mà mỗi lần nhắc đến, thường khiến mọi người hay lầm với đảng Tân Việt của Việt cộng. Cũng như trước đây, mọi người thường hay bị lẹo lưỡi với cái tên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Giải Phóng Việt Nam với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Việt cộng.Bài viết mượn ba chữ “Bộ tam sên” để mở đầu những liên hệ về việc làm, lời nói của bà Madison Nguyễn, ông Chuck Reed, ông Hoàng thế Dân, là những nhân vật Việt - Mỹ trong thành phố, đã và đang gây nên làn sóng vừa phẩn nộ vừa khôi hài, ảnh hưởng đến chuyện Bãi nhiệm và Chống bãi nhiệm bà nghị viên Madison. Đọc qua, phần đề cập tới tiến trình bãi nhiệm những dân cử theo luật định, được áp dụng tại tiểu bang California, người ta thấy có lời mở đầu như sau: “Recall is the power of the voters to remove elected officals before their terms expire. It has heen a fundamental part of our government sytem since 1911 and has been used by voters to express their dissatisfaction with their elected representatives.” Tạm dịch: “ Bãi nhiện là sức mạnh của cử tri nhằm phế bỏ những đại diện đã được bầu ra trước khi hết nhiệm kỳ của họ. Đây là một phần căn bản trong hệ thống chính quyền của chúng ta từ năm 1911, nhằm bày tỏ sự không bằng lòng của cử tri đối với những đại diện của họ”. Những người đại diện là những ai, thì trong Bộ luật Recall điều 1101, 11004 đã nói rõ: " A “local officers” defined as an elective officer of a city, county, school district, community college district, or special district, or a judge of a superior or municipal court”. Tạm dịch: “Là những nhân viên chính quyền địa phương được bầu ra tại thành phố, quận hạt, khu học chánh, khu đại học cộng đồng, khu vực đặt biệt hay một quan tòa thượng thẩm, tòa án thành phố”. Như vậy, đã quá rõ ràng. Và hiện nay cử tri Việt Nam cư trú tại khu vực 7 đang áp dụng luật này, để bãi nhiệm một nghị viên. Đối tượng của họ là bà nghị viên Madison Nguyễn, tuyên thệ nhậm chức vào năm 2005. Đến nay, đối với cử tri khu vực 7 thì bà nghị viên này qua việc làm, lời nói và tư cách đã khiến mọi người mất tin tưởng và thấy bà không còn xứng đáng đại diện cho họ tại Hội Đồng Thành Phố nữa. Trong sự nghiệp chính trị của đời người ở địa vị một dân cử, bị cử tri bãi nhiệm là một điều thất bại. Sự thất bại này, là nỗi nhục lớn của đời sống hiện tại và trong tương lai đối với thế hệ con, cháu sau này. Đối với sự thất bại kia, nỗi nhục sẽ lớn hơn khi họ cố bám lấy địa vị, cố chống lại bãi nhiệm. Ngược lại, nỗi nhục sẽ bớt đi, nếu họ đủ can đảm từ chức trước khi bị bãi nhiệm. Bởi sự kiện này, nói lên tinh thần còn có chút liêm sỉ, biết tôn trọng sự thật của người có học vấn. Như một tội phạm tự động ra đầu thú, có tư cách hơn là một tội phạm bị truy nã và bị bắt đưa ra tòa xét xử. Ngoài những tin đồn, Uỷ ban Chống bãi nhiệm đang cho người đi thả những mùi “xú uế” như người nào cho chữ ký bãi nhiệm sẽ mất các quyền lợi về trợ cấp tiền già, tiền SSI, trợ cấp housing vân vân và vân vân. Người ta còn thấy trên mạng lưới của bà Madison có những tài liệu kể lễ công trạng, những bài báo mèo khen mèo dài đuôi, những dự án đồ sộ trong tương lai, Thư Xin Tiền chống bãi nhiệm, thư kêu gọi cử tri rút tên ra khỏi Thỉnh Nguyện Bãi Nhiệm vân vân và vân vân. Đây là những cố gắng để chống đở sự sụp đổ của cái ghế nghị viên đang bị lung lay. Cho thấy, bà Madison đã khủng hoảng tột cùng, đã hoảng hốt, lo sợ lên tới tận óc.Càng lo sợ, càng quýnh quáng, bà Madison càng tỏ thái độ phản bội cộng đồng Việt Nam một cách trắng trợn. Sự phản bội trắng trợn này, được thể hiện rõ nét trong ngày 30/5/08, tại quán cà phê Paloma. Xem những hình ảnh của bà Madison trong ngày 30/5/08 đăng trên website Vietnamdaily.com (VNNB), người ta thấy bà Madison càng ngày càng bết bát, càng ngày càng không còn xứng đáng là một nghị viên đại diện cho cộng đồngVN nữa. Thế vào đó là sự xấu hổ khi cộng đồng có một người đại diện như vậy.Nếu không nhìn tận mắt những hình ảnh được ghi nhận lại, thì không ai có thể tưởng tượng ra bà Madison với gương mặt hãnh diện, khoái trá khi nghe một người Mỹ - Thị trưởng Chuck Reed, đứng trước mặt một đám người Việt dõng dạc tuyên bố sẽ “vùi dập” cộng đồng Việt Nam tan nát. Chẳng những thế, bà Madison còn hớn hở, vổ tay nồng nhiệt khi nghe Sam Licarrdo, Forrest William, Pete Constant, bà Judy Chirco hùa theo Chuck Reed thốt những lời chuyên chở sự đe dọa, kỳ thị, chà đạp lên tinh thần thực thi quyền hiến định, đang được cộng đồng Việt Nam áp dụng. Tất cả những hình ảnh vừa kể, đã cho thấy bà Madison hoàn toàn xa lạ với cộng đồng VN. Trong văn chương Việt Nam có thành ngữ “Vùi hoa, dập liễu”. Thành ngữ này miêu tả về những hành động thô bạo, độc ác của những tên sở khanh. Vậy thì, ông Chuck Reed “vùi dập” cộng đồng VN ra sao, bằng cách nào? Điều này, đã được ông Hoàng thế Dân diễn tả cặn kẻ từng chi tiết trong cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Mạnh đài truyền hình Việt Nam. Ông Hoàng thế Dân cho biết, ông Chuck Reed và các nghị viên như Sam Licarrdo, Forrest William, Pete Constant, Judy Chirco, sẽ “vùi dập” cộng đồng Việt Nam trong tiếng trình bãi nhiệm bà Madison. Ông Hoàng thế Dân với gương mặt lơ láu của “kẻ hàng thần” trên màn ảnh TV cho biết thêm, là ông Chuck Reed xác định bà Madison Nguyễn đang lâm nguy, nên ông ta và các đồng viện khác là những người ngồi chung thuyền phải “bít lỗ” cho thuyền khỏi chìm. Chẳng những vậy, vì là đồng minh với nhau, nên họ phải ôm nhau, tựa nhau để mà sống. Ông Hoàng thế Dân gọi đó là căn bản thực tế chính trị. Ông Hoàng thế Dân, thao thao như là phát ngôn viên chính thức của ông Thị trưởng Chuck Reed, còn nhấn mạnh là trong lúc các ông, bà nghị viên ôm nhau, tựa nhau trên căn bản thực tế chính trị như vậy. Xin cử tri đừng có quấy rầy họ, đừng có bắt họ phải tôn trọng cái lý thuyết làm người sống phải có đạo đức, biết trọng liêm sĩ, biết giữ lời hứa. Đặc biệt, là đừng xem họ là công bộc của dân, để rồi bắt họ phải làm theo thế này, thế nọ, không theo là sẽ bị bãi nhiệm. Nếu cho những diễn đạt của ông Hoàng thế Dân về những lời phát biểu của ông Chuck Reed tại quán cà phê Paloma đúng 100%, thì nguyên tắt làm việc “Ba không” của ông Chuck Reed đưa ra trong ngày nhậm chức Thị trưởng ngày 01/09/2007, như No Lying (Không nói láo), No Cheating (Không lừa đảo), No Stealing (Không ăn cắp) của ông Chuck Reed đã trôi theo giòng thời gian hết “Hai no”. Đó là:- No lying: Bây giờ thì ông Chuck Reed đã giống như bà Madison đã nói láo với cữ tri ViệtNam rằng, sẽ làm việc trong tinh thần công minh, chính trực; sẽ yểm trợ cộng đồng VN trong lý tưởng chống cộng; sẽ giúp đở cộng đồng Việt Nam trong việc biến cộng đồng VN thành cộng đồng vững mạnh. Ông đã nói láo về điều này vì ông đang làm chia rẽ cộng đồng VN. Và ông đang đứng về phe chống bãi nhiệm và đang chà đạp hiến chương bãi nhiệm.- No cheating: Đến bây giờ, thì ông Chuck Reed đã lộ bộ mặt lừa đảo cử tri VN. Vì quyền lợi cá nhân, vì vệ đồng minh, ông ta không những làm cho cộng đồng VN tan nát, mà còn gây xáo trộn cả thành phố với lời tuyên bố “vùi dập” bãi nhiệm. Mà lẽ ra với tư cách Thị trưởng, ông phải đứng ra tìm cách hòa giải xung đột. Trái lại, tệ hơn, là ông đã chế đầu thêm lữa.- No Stealing: Chuyện này chưa cần bàn tới. Hãy đợi thời gian trả lời!Qua những điều thất hứa khi tuyên thệ nhậm chức như vừa kể, và qua biến cố giải quyết chuyện tranh chấp tên “Little Sàigòn” phong cách lãnh đạo của Chuck Reed được các cơ quan truyền thông Mỹ đánh giá chưa được 20%. Khiến người ta tự hỏi, ông Chuck Reed và các đồng viện, có phép mầu gì để “vùi dập” cử tri tại một khu vực7. Nơi mà mà ngay cả bản thân của họ, không có tư cách để đánh vào ô chữ “ no” sau này trên ballot khi UBBN đã thu thập đủ chữ ký theo luật định. Nếu ông Chuck Reed và những nghị viên ủng hộ chống bãi nhiệm nghĩ rằng, cái sức mạnh của họ là địa vị Thị trưởng, văn phòng Nghị viên các khu vực khác thì chưa chắc ai chịu nghe những lời kêu gọi, hô hào chống bãi nhiệm, khi cái mặt nạ thật của họ làm đại diện chỉ là để bảo vệ quyền lợi cá nhân, coi quyền lợi, và nguyện vọng của cử tri chẳng ra gì. Thì rõ ràng đây là sự “vùi đập” của thứ quyền lực nằm trong ảo tưởng của loại “gái đĩ già mồm” với mục đích hù dọa. Việc Thị trưởng Chuck Reed và các nghị viên Madison, Sam Licarrdo, Forrest William, Pete Constant, Judy Chirco có mặt tại cà phê Paloma ngày 30/5/08, được Hoàng thế Dân diễn tả đây là thứ quyền lực nói là làm, chớ không phải là ngôn ngữ chính trị suông của 6 người đang ôm lấy nhau, bảo vệ nhau trong quán cà phê dưới ánh đèn hắt hiu. Đã cho thấy, Chuck Reed và những nghị viên khác đã đặt cả sự nghiệp chính trị vào sứ mạng bảo vệ một người đàn bà. Đây là mệnh đề thứ nhứt thứ nhứt của sự xung đột. Còn lại là mệnh đề thứ hai - cộng đồng phải làm gì? Xin đề nghị Ủy Ban Bãi Nhiệm, Ban Đại Diện Cộng Đồng, Phong Trào Cử Tri Đòi Dân Chủ phối hợp nhau triệu tập ngay một phiên họp khoáng đại cộng đồng. Trong phiên họp này mời Thị trưởng Chuck Reed, bà Madison, ông Sam Licarrdo, ông Forrest William, ông Pete Constant, bà Judy Chirco và các cơ quan truyền thông truyền hình Việt Mỹ v.v… đến tham dự để làm sáng tỏ câu nói ông Chuck Reed sẽ “vùi dập” cộng đồng Việt Nam. Viễn ảnh khó khăn, gian nan trong cuộc đối đầu với những kẻ trong HĐTP chủ trương dùng luật rừng đã hiện ra. Cuộc xung đột giữa cộng đồng và bà Madison đã chuyễn hướng. Đây là lúc, một lần nữa mọi người trong cộng đồng phải xác định vai trò của mình đối với cuộc xung đột hôm nay. Để thấy rằng, cộng đồng đang đối đầu với HĐTH qua trung gian của bà Madision Nguyễn -một người chống những người chống cộng. Là “cuộc đấu tranh nằm trong chuỗi dài 33 năm chống cộng của người Việt tại San Jose”. Do đó, nhứt định chúng phải chiến thắng kẻ thù.

*Đặng thiên Sơn
18/06/08

Thư xin tiền của một Nghị viên để chống lại bãi nhiệm

* Thư xin tiền của một Nghị viên để chống lại bãi nhiệm

* Đặng thiên Sơn

Trong lá thư xin tiền, được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, do bà Madison Nguyễn ký, đăng trên mạng lưới toàn cầu có tên là “Ủng Hộ Madison Nguyễn - Chống Bãi Nhiệm”. Khi đọc qua thư này, người ta thấy nội dung có ba phần: 1- Phần thứ nhứt, bà Madison cho biết nguyên do cộng đồng bãi nhiệm bà và bà đang có kế hoạch để đánh bại bãi nhiệm, với những lời lẽ như sau: “Tôi viết lá thư này xin sự ủng hộ của quí vị. Quí vị đã nghe tin tức về một nhóm người vì không đồng ý chuyện đặt tên khu thương mại đã đòi bãi nhiệm tôi. Thật là điều đáng tiếc vì chuyện này đã xảy ra nhưng tôi bảo đảm với quí vị rằng tôi coi vấn này rất quan trọng và đang có kế hoạch để đánh bại cuộc vận động bãi nhiệm đó”. Trong đoạn thơ này, bà Madison cho thấy hai điều: a.) Bà thừa nhận việc cộng đồng đang tiến hành thủ tục bãi nhiệm bà, là một việc quan trọng. So với trước đây, những ngày đầu, khi vấn đề bãi nhiệm được đặt ra trong ngày Đại hội Cộng đồng 9/12/07, tại G.I Forum. Khi trả lời báo chí Việt, Mỹ, bà Madison đã có lời lẽ thách thức “cộng đồng muốn làm gì thì làm”. Nhưng hôm nay, cái “air” kiêu ngạo kia đã lộ sự hốt hoảng, lo âu. Tuy nhiên, với bản chất thiếu thành thật có sẵn trong huyết quản. Bà Madison đã hướng dẫn người đọc, đặc biệt là ngoại quốc, để họ hiểu bà bị cộng đồng VN bãi nhiệm, chỉ vì sự bất đồng trong việc đặt tên cho một khu thương mại. Với ý đồ đánh lạc hướng này, bà Madison muốn các sắc dân bạn, thấy rằng, cộng đồng VN là một nhóm nhỏ, hẹp hòi, cố chấp, đang muốn làm tốn hao tiền đóng thuế của họ trong ngân quỹ thành phố. Do thói quen! Bà Madison dấu nhẹm lý do thật sự đã đưa bà đứng trước việc bãi nhiệm. Đó là : - Bà là một nghị viên luôn luôn nói dối với cử tri. - Bà là một nghị viên đã phản bội lại những gì đã hứa với cử tri lúc ra tranh cử. - Bà là một nghị viên làm việc chỉ biết phục vụ quyền lợi của những người giàu có chớ không phục vụ cho dân, vì dân - những người thấp cổ bé miệng. - Bà là một nghị viên đã mĩa mai những người có mặt trong buổi điều trần tối ngày 20/11/07 của HĐTP trong đó có bác sĩ, luật sư, kỷ sư, công nhân viên nhà nước, nhân viên các hãng xưỡng và những người già cả là bọn người rảnh rỗi, ở không, đi hạch sách bà. Bà trả lời với báo chí , truyền hình, bà không phải đại diện cho những hạng người này. Bà chỉ đại diện cho thành phần thầm lặng vắng mặt đang làm hai, ba “Job full time”. Với một người đại diện bất xứng, coi thường cử tri như vậy. Thì không riêng gì cộng đồng Việt Nam, mà các cộng đồng khác khi biết ra. Chắc họ, cũng phải lắc đầu ngao ngán, tránh xa. Họ sẽ bãi nhiệm sớm và có lẽ còn làm dữ dội hơn cộng đồng VN, nên bà Madison phải nói dối với họ. Đặc biệt, riêng với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Bà Madison đã lộ chân tướng chống lại người chống cộng. Bằng cách, bà đã chà đạp, bà đã dằn xé, bà đã hành hạ lên nỗi đau của những người bị nhà tan cửa nát, gia đình ly tan, thể hiện qua cuộc đấu tranh dầm mưa, dãi nắng, cho biểu tượng “Little Saigòn”. Đó là chưa kể đến cái phẩm cách thiếu lễ nghĩa, thiếu đạo đức trong con người bà Madison. b.) Bà Madison cho biết, bà đã có kế hoạch đánh bại bãi nhiệm. Tuy nhiên, bà không nói rõ kế hoạch đó như thế nào. Dĩ nhiên, đối với vấn đề liên quan đến sống dở, chết dở và sinh mạnh chính trị của một người. Bảo mật là điều cần thiết. Nhưng, với sự xuất hiện của Thị trưởng Chuck Reed và các nghị viên như Sam Liccardo, Pete Constant, Forrest William và Judy Chirco tại quán cà phê Paloma, xảy ra còn nóng hổi vào chiều ngày 30/5, chưa tan hết dư âm của những “ phát súng bắn ra từ bụi rậm”. Đã khiến mọi người nghĩ, nằm trong kế hoạch chống bãi nhiệm của bà Madison. Nếu đúng như vậy! Thì đây là kế hoạch dùng “bàn tay lông lá” đán áp đồng hương của bà Madison. Đây là thủ pháp “cõng rắn cắn… cộng đồng” của bà nghị viên. Xin nói rõ và nhấn mạnh ở đây - không phải là “cõng rắn cắn… gà nhà” mà mọi người thường nghe. Vì “cắn gà nhà”, thì bà Madison “phải cắn sâu… cắn mạnh” mấy ông đồng viện như Chuck Reed, Sam Licarrdo, Forrest Willam v.v… Những người cùng ở chung một… xuồng đang bảo vệ quyền lợi lẫn nhau. Hôm 30 tháng 5 năm 08 đó. Ông Chuck Reed, ngoài phần bí bô ca ngợi công đức của bà Madison. Kế đến, ông ta đã mạnh miệng, to mồm (đây là chữ ông Chuck Reed đã dùng với cộng đồng VN. Nay xin trả lại ông), xác nhận “ủng hộ nghị viên Madison”, “chống lại bãi nhiệm” và hai, ba lần lập lại câu “tin ưởng rằng sự bãi nhiệm sẽ thất bại” trước những tràng pháo tay kêu lốp bốp, đì đẹt của trên 50 người có mặt gồm báo chí và người ủng hộ. Đã cho thấy, HĐTP có thái độ quyết liệt chống lại bãi nhiềm lắm rồi. Phải nói rằng, hai tiếng “against recall” do miệng của ông Chuck Reed nói ra có tính lịch sử. Lịch sử, vì đây được coi là lần đầu tiên một ông Thị trưởng “gián tiếp” sách động, kêu gọi quần chúng chống lại Hiến Chương Bãi Nhiệm. Một điều hiến định, chẳng những đã được áp dụng hơn 200 năm tại California mà khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Nó cũng còn mang luôn tính “lịch sử của sự mâu thuẫn”. Vì người ta không quên, trước đây, ông Chuck Reed đã hô hào, kêu gào bãi nhiệm ông cựu Thị trưởng Gonzales, nhưng chẳng ai nghe. Trước vấn đề như vừa nói, xin đề nghị Ban Đại Diện Cộng Đồng, Ủy Ban Bãi Nhiệm tham khảo với các luật sư, để cứu xét xem, với tư cách là một Thị trưởng. Người sau này, sẽ ra chỉ thị cho nhân viên thành phố tổ chức bầu cử bãi nhiệm, khi UBBN đã hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết của luật định. Đối với sự kiện hai bên đang trong vòng tranh chấp, HĐTP cần phải thể hiện tinh thần vô tư. Nhưng ông Chuck Reed, lại nói những lời có tính cách tiền chế: “tin tưởng rằng sự bãi nhiệm sẽ thất bại”, để binh vực bà Madison. Lời tuyên bố này, mang tính chất de dọa, kỳ thị, đã khiến nhiều người hoang mang . Gây ảnh hưởng bất lợi đến việc làm của Ủy Ban Bãi Nhiệm. Như vậy, có phạm luật, có vi hiến không? Nếu có, thì hãy đưa ông Chuck Reed và các nghị viên đồng lõa trong “sứ mạng” muốn chà đạp hiến pháp Hoa Kỳ, để bảo vệ một người đàn bà, ra trả lời trước tòa án thành phố, tiểu bang, liên bang và Tối Cao Pháp Viện. Theo bản tin của VNNB trên mạng lưới toàn cầu sáng sớm ngày 8/6/08, trong buổi lễ khánh thành The Plant Shopping Center, có một người Mễ kêu gọi người tham dự cho chữ ký, để chống lại bãi nhiệm. Ông này cho biết cần lấy 5 ngàn chữ ký. Đồng thời nói thêm, là có người cho biết có Luật Chống Recall, nhưng ông chưa đọc và đang tìm để đọc. Với hiện tượng tung người đi xin chữ ký chống bãi nhiệm một cách âm thầm, không được thông báo rõ ràng trên các phương tiện truyền thông của bà Madison, khiến người ta nghi ngờ về cái “luật rừng”. Như mới đây, ông Lê hữu Phú trong bài viết có tên“Căn bản pháp lý của thỉnh nguyện chống bãi nhiệm” đã nói, là thành phố làm gì có Hiến chương chống bãi nhiệm. Vì thế, qua kinh nghiệm việc ông Lê văn Hướng, chủ nhân Lee’s Sandwishes, đã lợi dụng danh sách chữ ký của 92 cơ sở thương mại trên đường Story, xử dụng vào mục đích chống lại tên “Little Sàigòn”, là bài học cử tri khu vực 7 cần phải để ý, quan tâm. Cũng như phải mạnh dạn phanh phui ra ánh sáng những đồn đãi, rĩ tai. Nói về hậu quả của việc cho chữ ký bãi nhiệm nghị viên Madison, sẽ ảnh hưởng đến trợ cấp tiền già, trợ cấp tiền bịnh, trợ cấp xã hội, trợ cấp housing vân vân và vân vân. Là những nọc độc do bọn bất chánh đang phun vào những người dân lương thiện, chất phác. 2./ Thứ hai, trong thư bà Madison kể công đã làm việc cực nhọc, với những lời lẽ: “ Tôi đã làm việc vất vả để biến khu vực 7 trở thành nơi tốt để sống, làm việc và xây dựng gia đình. Hôm nay, có hơn 700 gia đình được sống trong những căn nhà mới thuê với giá trợ cấp. Hai con đường Senter Road và Lucretia Avenue đã được cải thiện. Các trẻ em chơi đùa trong những công viên của khu vực. Chúng tôi đã làm việc hết sức để tạo cho những khu vực cư dân trở nên an tòan, tránh khỏi nạn băng đảng và tội ác”. Lẽ ra thì không nên lặp lại những gì đã nói. Nhưng nay, bà Madison nhắc nhở lại, thì cũng cần nói thêm để mọi việc sáng tỏ hơn. Khi bà Madison nói “Hôm nay, có hơn 700 gia đình được sống trong những căn nhà mới thuê với giá trợ cấp. ”, với lời mở đầu là “Tôi đã làm việc vất vả để biến khu vực 7 trở thành nơi tốt để sống”. Là bà Madison muốn nói kết quả đó có được, là do công lao làm việc cực khổ của bà. Tuy nhiên, ai cũng hiểu, các chung cư mới xây, là do sự đầu tư kinh doanh của các nhà tư bản. Tương tợ như họ, đã đầu tư xây cất khu The Plant Shopping Center. Nên những gia đình Mỹ, Mễ , Việt Mam… được vào ở trong những khu nhà mới xây này. Chắc chắn 100% không phải do sự làm việc cực nhọc của bà Madison. Mà chính những gia chủ kia, họ đã bỏ công cực nhọc chầu chực, đợi chờ dài cổ từ 3 đến 5 năm và lâu hơn nữa, mới được tờ giấy chứng nhận có Section 8 hay tiêu chuẩn lợi tức thấp do chính phủ cấp. Chính phủ ở đây, là cơ quan Housing Authority of the County of Santa Clara, toạ lạc tại địa chỉ 505 W. Julian St. thành phố San Jose cấp, chớ không phải từ văn phòng của bà nghị viện Madison Nguyễn nằm trên đường E. Santa Clara phát ra. Vậy mà bà Madison trâng tráo, đủ can đảm mở miệng kể công thì không còn gì để nói. Khi đề cập tới : “Hơn 1000 người làm việc tại thương xá lớn nhất trên góc đường Curtner và Monterey Highway”. Đây là câu nói mông lung, mơ hồ, nhưng hàm chứa ngụ ý kể ơn, là không có Madison thì không có khu shopping. Mà không có khu shopping thì 1000 người sẽ húp cháo rùa. Điều này thì đúng, nhưng không phải là công lao của bà Madison. Vì đây là câu chuyện “Ơn tướng cướp”, trong bộ truyện 1001 đêm của thành Bá Da xứ Ả rập. Truyện này, nói về một tên cướp, chuyên môn đi cướp tiền bạc, vòng vàng của nhà giàu. Sau đó, đem một phần giúp người nghèo khó, nhưng nói đó là tiền mồ hôi nước mắt của mình, do làm việc cực nhọc mà có để lấy “credit” với mọi người. Rồi đến đoạn văn : “Chúng tôi đã làm việc hết sức để tạo cho những khu vực cư dân trở nên an tòan, tránh khỏi nạn băng đảng và tội ác.” Tới đây, người đọc hết sức ngạc nhiên với sự khoe khoang này. Và ngẫn ngơ vì không biết tin ai. Bởi chỉ mới một, hai ngày qua, ông Chuck Reed vừa cho biết sẽ mướn thêm 22 nhân viên cảnh sát để tăng cường an ninh thànhh phố, vì tình hình an ninh tồi tệ xảy ra khắp nơi. Không như trước đó, thành phố chỉ dự định mướn có 12 người. Như vậy, rõ ràng “ông nói gà, bà nói vịt”. Sự ăn nói không đồng nhứt giữa ông và bà nghị viên, đã cho thấy sự xảo ngôn, mồm mép của bà Madison. Để biết an ninh của thành phố, trong đó có khu vực 7 của bà Madison có cải thiện hay không. Xin mọi người hãy nghe, Sở Cảnh Sát nhắc nhở hàng ngày trên đài phát thanh, là đồng bào khi ra đường, khi đi chợ, coi chừng bị giựt bóp thì biết. Do đó, kết luận: “Cái lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo”, nên bà Madison tha hồ mà khoác lác. Vì khoác lác không tốn tiền! 3./Thứ ba, bà Madison lên tiếng xin tiền cử tri, với những lời thống thiết sau đây: “Tôi xin quí vị đóng góp vào quỹ vận động của tôi. Trong vụ chống bãi nhiệm này, quí vị có thể đóng góp bao nhiêu cũng được, tùy ý. Không có giới hạn con số. Xin đóng góp 2000 đô, 1000 đô, 500 đô, 250 đô hoặc bất kỳ khoản tiền nào.” So sánh giữa sự xin tiền của Ủy Ban Bãi Nhiệm, là chỉ xin mỗi gia đình một tháng 5 đồng và liên tục trong sáu tháng, tức tổng cộng chỉ có 30 đồng. Với sự xin tiền bạc ngàn, bạc trăm để chống bãi nhiệm của bà Madison. Thấy tội nghiệp cho Ủy Ban Bãi Nhiệm quá. Việc xin tiền với những lời kết “bất kỳ khoản tiền nào”. Có nghĩa là trên 5, 10 ngàn gì cũng được, hay dưới 250 đồng cũng không sao, rất thoải mái của bà Madison! Đã khiến mọi người hình dung về một trại chăn nuôi gia súc tại Modesto. Nơi đó, có một người hưu trí non, về vườn để đuổi gà, chăn vịt, sống những ngày nuối tiếc thời vàng son, ăn tục, nói phét quá ngắn ngũi.

• Đặng thiên Sơn
11/06/08

* Anti Recall Committee: Phát súng bắn ra từ bụi rậm

Anti Recall Committee: Phát súng bắn ra từ bụi rậm

* Đặng thiên Sơn

Vào chiều ngày thứ Sáu 30/05/08, tại quán cà phê Paloma trong khu Grand Century trên đường Story. Môt tổ chức gọi là No Recall Committee hay Anti Recall Committee gì đó, đã được ông Hoàng thế Dân - một đảng viên cao cấp của Việt Tân - một phụ tá đắc lực của ông Lê văn Hướng trong Our voice - một nhân viên trong cái gọi là Hội Đồng Đại Biểu của ông Hồ văn Khởi và cuối cùng là - một nạn nhân của sự hăm dọa qua điện thoại cầm tay, đã trịnh trọng đọc diễn văn khai mạc ra mắt tổ chức này. Trong bài diễn văn lúc nói bằng Anh ngữ, lúc nói bằng tiếng Việt, có đoạn như sau: “Kính thưa quí vị … hôm nay chúng ta gặp nhau để bắt đầu một sứ mạng mới, sứ mạng đó nằm trong công trình những sinh hoạt dân chủ. Nếu có nổ lực mà chúng ta đã bất đồng ý kiến về việc truất nhiệm một nghị viên mà chúng ta cùng với các cộng đồng các sắc dân khác đã bỏ phiếu. Chúng ta muốn cho mọi người biết trong cái không khí dân chủ đó, chúng ta thực hiện cái quyền của mình và chúng ta thay vì bất đồng ý kiến, chúng ta tiến hành chiến dịch lồng trong khuôn khổ của sinh hoạt dân chủ, chúng ta gây quỹ chống lại chiến dịch truất nhiệm nghị viên Madison Nguyễn.” Thì ra, Anti Recall Committee hay No Recall Committee của ông Hoàng thế Dân, là một Ủy ban ra đời với sứ mạng bảo vệ bà Madison bằng cách xin tiền đồng bào, để chống lại việc bãi nhiệm bà này. Với đoạn văn trên, tôi nghĩ, việc ông Hoàng thế Dân gọi là “một sứ mạng” thì tổ chức này, nên ra mắt đồng hương tại một nơi sáng sủa, rộng rãi, lịch sự hơn. Như Ủy Ban Bãi Nhiệm bà Madison, đã ra mắt đồng bào qua việc thu nhận chữ ký cử tri vào ngày 18/5, trước tiền đình City Hall. Chớ ai đâu lại đem chuyện “một sứ mạng” quan trọng, cao cả như vậy lại ra mắt tại một quán cà phê, trong bầu không khí âm u, dưới ánh đèn vàng vọt, với những chai rượu để trên bàn vừa nhâm nhi, vừa chụm đầu bàn tán, vừa phát biểu, đóng góp ý kiến. Thú thật! Coi không được. Nó có vẻ khôi hài, giỡn chơi và không đứng đắn. Ai cũng biết, đối với người Việt mình, khi đã nói đến hai chữ sứ mạng, thì phải hiểu là một việc có tầm mức bao quát không nhằm phục vụ một cá nhân, mà chỉ phục vụ cho quyền lợi chung. Như người ta thường nói: “sứ mạng bảo vệ tổ quốc”, “Sứ mạng bảo vệ hòa bình” vân… vân. Chớ không ai dùng sứ mạng để bảo vệ một người đàn bà. Trong trường hợp đặc biệt này, còn là bảo vệ cái ghế nghị viên của bà Madison Nguyễn nữa. Thành ra sứ mạng của tập đoàn Việt Tân, của Our Voice, của Hội LLSQ/Thủ Đức , của Hội Đền Hùng… và ngay cả của một số nghị viên trong HĐTP chẳng ra cái thể thống gì hết. Vì những hình ảnh trong buổi sinh hoạt này, là những hình ảnh đại diện, tiêu biểu của sứ mạng đở đạn cho bà Madison. Hình ảnh ông Chuck Reed và một số nghị viên HĐTP đứng trước máy vi âm, trước ống kính các cơ quan truyền thông trong ngày ra mắt Anti Recall Committee tại quán Paloma, đã cho mọi người thấy một lần nữa, HĐTP đang nhúng tay vào việc chống lại đòi hỏi chính đáng của cộng đồng Việt Nam. Đây là sự kiện, gần như muốn tái diễn lại hình thức về quyết định chọn tên “Saigòn Business” cho khu thương mại nằm trên đường Story vào tối ngày 20 tháng 11 năm 2007.Sự có mặt của Chuck Reed, của các nghị viên HĐTP với lời phát biểu của họ, còn cho thấy tập đoàn Madison dùng những “bàn tay lông lá” để chống lại cộng đồng. Ngoài ra, sự hiện diện của Chuck Reed, của số nghị viên phản dân chủ kia, còn xác định thêm một việc hết sức lố bịch, với mục đích là tạo ngộ nhận trong lòng mọi người rằng: “tổ chức Anti Recall Committee được luật pháp thành phố thừa nhận”. Đây là một hành động man trá, thiếu trong sáng. Chẳng những vậy, trong buổi chiều hôm đó Chuck Reed còn tuyên bố một câu chắc nịch, đầy khiêu khích, cố ý tạo thêm chia rẽ giữa cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng khác là “việc bãi nhiệm Madison sẽ hoàn toàn thất bại”. Người ta thắc mắc không biết ông Chuck Reed dựa vào đâu và vì sao lại nói như vậy.Trên phương diện nào đó, mọi người có thể chấp nhận quan điểm vấn đề “đặt tên cho khu thương mại” khác với việc “bãi nhiệm một nghị viên”. Nhưng không ai có thể chấp nhận được một lời nói có tính cách xúc xiểm, binh vực một bên, khi việc bãi nhiệm hay chống bãi nhiệm đang còn trong vòng tiến hành làm việc giữa hai phía. Thêm vào đó, sự thành công hay thất bại của mỗi bên tùy thuộc vào sự vận động và quyết định của cử tri khu vực 7 chớ không phải của ông Chuck Reed. Câu nói của thị trưởng Chuck Reed đã chuyên chở một sự “đe dọa” có chủ ý, nhắm vào hai đối tượng. Chẳng những ngấm ngầm cảnh cáo cữ tri Việt Nam trong khu vực 7, mà còn đe đọa đến sự làm việc của Ủy Ban Bãi Nhiệm một cách trầm trọng.Tôi nói ra điều này, không phải bày tỏ lo sợ thất bại sẽ nghiêng về phía Ủy Ban Bãi Nhiệm, mà là sự cảnh báo, để cộng đồng chúng ta thấy rõ là mình đang đối đầu với một thế lực đen tối. Cái thế lực đang do một thị trưởng kém tài lãnh đạo, đầy mặc cảm lầm lỗi đang chỉ huy thành phố. Và muốn nhấn mạnh ở điểm này, để tất cả đồng hương khu vực 7 mạnh dạn, hăng hái, quyết tâm hơn trong việc cho Ủy Ban Bãi Nhiệm thu nhận chữ ký khi anh, chị, em trong ủy ban đến tận nhà, để đưa ý nguyện cộng đồng là bãi nhiệm bà nghị viên Madision Nguyễn đến thành công. Tôi chợt nghĩ đến chuyện đã qua. Chuyện ông Chuck Reed và tập đoàn HĐTP vì tỏ thái độ binh vực bà Madison, họ đã lánh né không có mặt trong “Ngày Chào Mừng Little Sàigòn”, thì họ cũng không nên có mặt trong quán cà phê Paloma ngày 30/5. Nhưng họ lại có mặt, và điều đáng chú ý hơn nữa là họ có mặt để cố tình nói lên những lời thiếu tôn trọng việc làm của cộng đồng VN, là việc bãi nhiệm một nghị viên bất xứng. Tôi nghĩ, nếu như Chuck Reed có ý “phủ binh phủ, huyện binh huyện” không ai cấm. Nhưng ông ta phải khôn ngoan, chớ có đâu lại ăn nói sổ sàng, nham nhở, khó nghe và trắng trợn như vậy. Do đó, có thể kết luận rằng, việc HĐTP chấp thuận cái tên “Little Sàigòn” trên lá phướn trong nghị quyết ký ngày 25/3/08 vừa qua, chỉ là giả tâm của một âm mưu khác chớ không phải thật tâm. Qua một số hội đoàn được giới thiệu lên đứng trước máy vi âm để phát biểu, mọi người đã nhận ra tập đoàn Madison Nguyễn là tập hợp của một số đảng phái, đoàn thể vong bản. Sự vong bản của họ được thể hiện qua sự tán đồng và chấp nhận một nghị viên đã có những lời hỗn láo, mất dạy với những bật cha, chú, ông, bà. Với thái độ này, họ mặc nhiên phủ nhận hết giá trị đạo đức con người qua : nhân - lễ - nghĩa - trí - tín.Điều quan trọng hơn, ở đây, là với sự hiện diện khá đông của những nhân vật trong chính quyền địa phương, đã cho thấy nhóm Anti Recall Committee còn là một tập đoàn vọng ngoại. Họ đã cầu cạnh, van xin, mời mọc các “bàn tay lông lá” đến che chở, để chống lại cộng đồng và hủy diệt ý chí đấu tranh vì danh dự, vì lẻ công bằng mà cộng đồng đang thực hiện. Đảng Việt Tân đã dùng cái dù HĐTP để che dấu những thủ đoạn dắt mối, chỉ đường cho kẻ thù. Những thủ đoạn này, được ông Thomas Nguyễn, một thành viên trong Ủy Ban Bãi Nhiệm, mô tả là hành động tán tận lương tâm của những tên Phạm ích Tắc, Lê chiêu Thống tân thời. Thái độ của những Phạm ích Tắc, Lê chiêu Thống tân thời này rập khuôn như Việt cộng. Việt cộng vì muốn ngồi lâu trên ngai vàng để thống trị đất nước để bóc lột, hành hạ nhân dân, chúng đã cam tâm làm nô lệ cho Tàu cộng, ngậm miệng để mặc cho Tàu cộng lấn chiếm hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa của tổ tiên để lạiCó người hỏi tôi “Nghĩ thế nào về sự xuất hiện của Ủy Ban Chống Bãi Nhiệm tức Anti Recall Committee ?”. Tôi đã trả lời, là trong cuộc hành quân do một đơn vị QLVNCH thực hiện. Đơn vị này tiến vào mục tiêu, nhưng đã đến sát vùng hành quân rồi mà chiến trường lại im re, phẳng lặng như tờ, không động tịnh gì cả. Với tình hình như vậy, thì đó là dấu hiệu đáng sợ, rợn người, bởi chúng ta không biết địch ở chỗ nào. Tuy nhiên, sau đó có những loạt bắn sẽ phát ra. Điều này cho thấy đơn vị hành quân đã đi đúng mục tiêu, nên Việt cộng hoảng sợ phản ứng lại”. Với sự ra đời của cái gọi là Anti Recall Committee hay No Recall Committee, người ta có thể hình dung ra việc làm của họ là thuê mướn người đi rãi truyền đơn, đi gỏ cửa từng nhà trong khu vực 7, kêu gọi đồng bào cửa đóng, then cài, từ chối tiếp đón Ủy Ban Bãi Nhiệm đến xin chữ ký. Hay họ sẽ tung tin Ủy Ban Chống Bãi Nhiệm là một tổ chức hợp hiến, hợp pháp, được thị trưởng “áo dài khăn đống” yểm trợ, nên chắc ăn như bắp. Mặt khác họ có thể sẽ bỏ tiền ra để thuê mướn thêm giờ phát thanh, phát hình cho bọn đánh giặc mướn gây xáo trộn cộng đồng, để cho các cơ quan truyền thông quốc doanh tha hồ đánh phá Ủy Ban Bải Nhiệm với những đề tài thuộc loại huyền thoại Hồ Chí Minh. Và đặc biệt là thuê mướn các hệ thống truyền thông ngoại quốc, phổ biến những bài viết gây hoang mang trong lòng các sắc dân khác. Nhưng, chúng ta có thể tin tưởng rằng, với tỷ lệ cử tri Việt Nam trong khu vực 7, cũng quá dư thừa để đưa tên tuổi bà Madison Nguyễn vào lịch sữ là người nghị viên đầu tiên bị cữ tri bãi nhiệm tại thành phố San Jose này.Cuối cùng, với sự làm việc miệt mài của Ủy Ban Bãi Nhiệm từ ngày được thành lập cho đến nay, chỉ trong vài ngày cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật vừa qua đã thu được một số chữ ký đáng kể đã không tránh khỏi làm cho tập đoàn bà Madison hoảng hốt, lo sợ. Đó là nguyên do đã thúc đẩy cái gọi là Ủy Ban Chống Bãi Nhiệm ra đời. Trong ngày ra mắt ủy ban này, với sự hiện của các trợ thủ như Chuck Reed, Sam Liccardo, Forrest William, Pete Constant, vân… vân được coi như là những viên đạn thuộc loại bắn sẻ từ trong bụi rậm bắn ra. Xin quí đồng hương đừng bận tâm!
Đặng thiên Sơn
05/06/08

* Bãi Nhiệm Madison: Thử Thách Cuối Cùng Của Sự Xung Đột

Bãi Nhiệm Madison: Thử Thách Cuối Cùng Của Sự Xung Đột
*Đặng Thiên Sơn
Ngày 22 tháng 4 năm 2008, Ủy Ban Bãi Nhiệm đã gởi một “Notice of Intention Recall” (Thông báo ý định bãi nhiệm) đến văn phòng Thư ký thành phố (City Clerk) và văn phòng nghị viên Madison Nguyễn. Nội dung “Notice of Intention Recall” cho bà Nguyễn biết, là cử tri trong khu vực 7 đã nộp đơn đề nghị bãi nhiệm chức vụ nghi viên của bà. Thư này kèm theo danh sách tiên khởi trên 104 cử tri ký tên, mặc dù luật chỉ đòi hỏi 50 người. Khi nhận được “Notice of Intention Recall”. Ngày 29/4/08, bà Nguyễn đã viết thư trả lời với tựa đề: “Answer to Notice of Intention Recall”. Trong thư trả lời, bà kể lễ những việc đã làm từ ngày đắc cử vào năm 2005. Được tóm lược như sau: - cải thiện đường Senter và Lucretia,- xây dựng được hơn 700 đơn vị nhà Housing, - dựng những khu công viên, - kiếm được hơn 1,000 công việc cho cư dân trong khu chợ tọa lạc tại góc đường Curtner và Monterey. - cải thiện an ninh công cộng. Bà Nguyễn còn khoe bà được Thị trưởng và những đồng viện ủng hộ và cho rằng việc bãi nhiệm là không chính đáng, chỉ làm tệ hại hơn cho khu vực 7. Bà Nguyễn cũng cho biết khu vực 7 còn nhiều việc khác cần phải làm. Bà đang chuẩn bị mọi thứ để biến khu vực này thành một khu dân cư an toàn, tốt đẹp hơn. Bà Nguyễn còn ám chỉ việc bãi nhiệm bà - chỉ là sự thất vọng của một nhóm người bất đồng trong việc đặt tên cho một khu thương mại. Thiết nghĩ khỏi cần phải bàn thêm về “mức độ thành thật” của một nhân vật mà bản chất đã có sẵn sự thiếu thành thật trong lời nói, cử chỉ. Bản chất này đã làm cho nhiều người ngao ngán, đặt cho một biệt hiệu bất hủ là “Nghị viên lươn lẹo, ăn cháo đái bát”. Một người như vậy, lẽ ra không nên đề cập đến những gì họ đã nói. Tuy nhiên, nếu cần phải làm sáng tỏ thêm về những thành tích mà bà Nguyễn đã kể, để cộng đồng và đặc biệt là cử tri khu vực 7 suy ngẫm thêm về sự man trá của người đại diện mình, thì đây không phải là điều vô ích . Khách quan nhận xét thì những “công lao” mà bà Nguyễn kể ra một lô không có gì gọi là xuất sắc, đáng được ca tụng hay vinh danh. Bởi vì những điều bà Nguyễn đã kể, thì tất cả các các nghị viên khác trong các khu vực 1, 2, 3, 4, 5, ... vân vân . Ai cũng - có - cái- để - đem - ra - kể . Lý do thật dễ hiểu, là khi tất cả những dự án do Cơ Quan Tái Phát Triển thành phố (RDA) đề ra như: xây cất chung cư, xây thương xá để phát triển kinh tế, làm công viên để người dân có nơi thư giãn, tu bổ đường xá để đẹp mặt thành phố, xây thêm thư viện “local”... khi đã phù hợp với điều kiện (tài chính, an toàn...) của thành phố, thì sẽ lần lượt, khỏi nói, cũng sẽ được thực hiện. Điều này mọi người lái xe trên đường có thể nhận thấy, là không chỉ riêng tại khu vực 7 có công viên mới, khu chung cư mới, chợ búa mới, đường xá sữa chửa lại mới... Mà là khắp nơi, đâu đâu cũng có bộ mặt mới để chuẩn bị biến San Jose trở thành thành phố “vĩ đại nhất thế giới” vào năm 2020 trong chiến lược phát triển Greater Downtown (San Jose Greater Downtown Strategy for Development) đã được thành phố vạch ra từ ngày 27 tháng 3 năm 1972, được liên tiếp bổ túc vào ngày 10/11/92 và ngày15/10/2002. Khi đọc tới đoạn bà Nguyễn cho rằng đã tạo ra hơn 1,000 công việc ở khu thương xá mới cất nằm tại góc đường Curtner và Monterey. Người ta hết sức ngạc nhiên. Ai cũng biết, khi các chủ nhân bỏ tiền ra kinh doanh, thì họ cần người giúp việc. Người kiếm việc phải nộp đơn và có khả năng thì sẽ được mướn. Bà Nguyễn không tạo ra “Job” mà chính các chủ nhân cơ sở thương mại mới tạo ra “Job” cho mọi người. Bà Nguyễn không phải là một “Job developer” tức là người đi tìm việc. Và bà cũng không phải là người trực tiếp hay gián tiếp là động cơ chính đã thúc đẩy các đại gia Mỹ xây khu chợ nằm tại góc đường Curtner và Monterey. Chuyện nhà Housing cũng vậy. Như khu chung cư “Paseo Senter At Coyote Creek” nằm trên đường Senter với hơn 200 đơn vị vừa mới cất, là do tổ hợp Charities Housing (có nhiều chung cư như vậy khắp nước Mỹ) có hợp đồng phù hợp với chính sách, ngân sách của nhà nước, họ đã chọn khu đất nằm trên đường Senter để xây chung cư. Chớ không phải nhờ bà Nguyễn can thiệp Charities Housing Corporation mới xây trên đường Senter. Hay nhờ bà Nguyễn vận động họ mới nhận cho người có Housing (section 8) hay lợi tức thấp mướn. Chuyện công viên, chuyện đường xá, thư viện cũng tương tợ thế thôi.. Tóm lại, bà Nguyễn đã gặp may đắc cử vào thời kỳ “Tái phát triển thành phố” nên có thời cơ để gán ghép... kể công. Thật là một sự quơ quào bá láp, không chừa chỗ để hổ thẹn. Trong khi cái chuyện đáng kể, đáng nói, là chuyện Hội Đồng Thành Phố muốn vinh danh Cộng Đồng qua việc đặt tên cho một khu thương mại trên đường Story, lẽ ra bà Nguyễn phải yểm trợ tên “Little Saigòn” mà mọi người mong muốn. Nhưng ngược lại, bà đã chống đối cái tên này quyết liệt, khiến cả thành phố phải náo loạn mấy tháng trời. * Ngày 24/4/08, Ủy Ban Bãi Nhiệm gởi thơ thông báo ý định bãi nhiệm tới văn phòng của bà Nguyễn. Thông báo này được công bố cho mọi người biết qua báo chí Việt - Mỹ và được đăng trên tờ San Jose Post vào sáng ngày thứ Hai 5/5/08.Người ta còn nhớ trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 5 năm 2005, khi biết con mình đắc cử nghị viên, thân phụ bà Madison Nguyễn đã tuyên bố với Cộng đồng một câu rất chí tình: “T? nay con gái tơi Madison Nguy?n ?ã là ??a con c?a c?ng ??ng.” Câu nói của ông là câu nói có tính lịch sử của người Việt tỵ nạn cộng sản tại San Jose. Ba năm sau, chỉ là một thời gian ngắn, so với đường dài sự nghiệp chính trị của bà Nguyễn. Báo Việt ngữ và ngoại quốc phải bàng hoàng khi họ nhận được bảng cáo thị “Notice of Intention Recall”.“Notice of Intention Recall” được Ủy Ban Bãi Nhiệm đăng báo. Có nghĩ là công khai tuyên bố cùng bà con hai họ, trong và ngoài khu vực 7, không phân biệt chủng tộc, rằng: “NGHỊ VIÊN HỌ NGUYỄN TRONG HĐTP SAN JOSE ĐANG BỊ RECALL”. Ngày trước thân phụ Madision Nguyễn đã đem đứa “con riêng” của mình giao cho Cộng Đồng để làm đứa con “con chung”. Ba năm sau, đồng bào Việt tại khu vực 7 đã đăng báo từ đứa “con chung” mà thân phụ bà đã giao cho cộng đồng.Chuyện cha mẹ đăng báo từ con đối với truyền thống Việt Nam là một điều sĩ nhục, là điều xấu hổ giòng họ tổ tiên, là chuyện bầm gan, xé ruột, ít cha mẹ nào nghĩ đến. Nhưng khi cha mẹ đã quyết định từ con và đăng báo cho cả họ, cả làng, cả xứ biết, thì đứa con đó đã hết thuốc chữa. Đứa con này tệ lắm rồi!*Hội Đồng Thành Phố công nhận tên “Little Sàigòn” là cái tên mà ngườiViệt tỵ nạn tại San Jose quí trọng và mong muốn. Sự công nhận của thành phốâ qua nghị quyết ngày 25/3/08 mang tên “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGN A BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD” tuy không phải là thắng lợi hoàn toàn như mọi người mong đợi, nhưng đây là kết quả đấu tranh đầy gian khổ của cộng đồng. Vì vậy ngày 18/5/08, Cộng đồng sẽ tổ chức lễ vinh danh chiến thắng này, đồng thời cũng để ra mắt Ủy Ban Bãi Nhiệm - Một Ủy Ban được thành lập theo quyết định của Đại hội Cộng đồng ngày 9/12/07 tại G.I Forum. Hoạt động của Ủy Ban nhằm mục đích vận động truất phế nghị viên Madision Nguyễn, vì bà không còn đủ tư cách và không còn xứng đáng đại diện cho cư dân trong khu vực 7.Trong thư trả lời Ủy ban Bãi nhiệm, bà Nguyễn cho biết bà được Thị trưởng Chuck Reed và đồng viện ủng hộ. Nói ra như vậy, bà Nguyễn có chủ ý riêng. - Thứ nhứt là tự trấn an mình và “chịu đấm ăn xôi” để cố ngồi hưởng lộc của dân cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2010. Bà Nguyễn đã nói đúng khi bà “khoe mẽ” rằng, Chuck Reed và đồng viện ủng hộ bà. Bởi vì nếu không ủng thì HĐTP đã ra quyết định cất chức bà và tìm người thay thế như trường hợp đã xảy ra cho bà nghị viên Kathy Cole vào năm 1993, khi bà này có những lời nói mang nặng tính kỳ thị chủng tộc. Trong trường hợp bãi chức này, thành phố không tốn công và tốn của để tổ chức một cuộc bầu cử. Bà Nguyễn được Chuck Reed và đa số nghị viên khác binh vực là lẽ đương nhiên. Vì nếu họ không binh vực, thì tất cả những người trong tập đoàn lãnh đạo thành phố ngoại trừ ba nghị viên Kensen Chu, Pierluigi Oliverio và Pete Constan, đều đáng bị bãi nhiệm hay tự động xin từ chức với lý do họ đã biểu quyết trong tinh thần phe đảng, phi dân chủ, đầy kỳ thị, chia rẻ, được thể hiện trong các Nghị quyết ký ngày 20/11/07, 13/02/08, 4/03/08. Trường hợp bà Kathy Cole, thì quyết định bãi nhiệm do Hội Đồng Thành Phố chủ động- Thứ hai bà Nguyễn gởi một thông điệp với mục đích gây hoang mang và gieo vào lòng mọi người ý niệm bãi nhiệm bà là chuyện không tưởng khó thành công. Nhưng bà Nguyễn đã không che dấu được sự thật. Bởi vì trong trường hợp của bà cho dầu HĐTP ủng hộ bà hay tất cả những dân biểu, nghị sĩ đảng dân chủ của cả tiểu bang có lên tiếng ủng hộ bà, thì cũng chẳng đi đến đâu. Vì những thành phần nầy không có tư cách chống lại quyền bãi nhiệm. Mà quyền bãi nhiệm lại nằm trong tay cử tri khu vực 7. Đặc biệt là cử tri người Mỹ gốc Việt (thành phần nòng cốt đã dồn phiếu cho bà Nguyễn đắc cử vào năm 2005). Trong trường hợp này, khi chấp nhận thủ tục bãi nhiệm nghị viên Madison Nguyễn, thành phố phải tốn công, tốn của để tổ chức một cuộc bầu cử . Đây là hậu quả tất yếu mà tập đoàn lãnh đạo phi dân chủ do Chuck Reed lãnh đạo phải gánh chịu, khi đối xử thiếu công bằng và quá tệ đối với cộng đồng Việt Nam.Khi tung ra thủ đoạn nhập nhằng. Hay nói một cách khác, là tung hỏa mù giữa một nghị viên bị Hội Đồng Thành Phố biểu quyết bải nhiệm và một nghị viên bị bãi nhiệm theo yêu cầu của cử tri. Bà Madision Nguyễn một lần nữa, đã đánh giá quá thấp sự hiểu biết của cộng đồng.Với sự làm việc biết tổ chức, có phương pháp và thông suốt luật lệ của những thành phần trí thức trong Uỷ Ban với học vị cữ nhân, cao học, tiến sĩ như: Lê Lộc, Steve Nguyễn, Bảo Vũ, Mỹ Phương , Thomas Nguyễn và còn nhiều nữa... Mọi người có thể tin tưởng Ủy Ban sẽ hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao phó. Phần còn lại là chúng ta, những thành viên trong cộng đồng, phải làm gì trong nghĩa vụ chung này. Thiết nghĩ sự đóng góp của mỗi thành viên trong Cộng đồng tùy theo hoàn cảnh, được thể hiện qua hai hình thức: yểm trợ tài chánh và tham gia nhân lực. Đối với những người ngoài khu vực 7, chúng ta hãy yểm trợ tài chánh để Ủy Ban có phương tiện làm việc. Theo lời ông Thomas Nguyễn, thì chỉ cần mỗi gia đình yểm trợ hàng tháng 5 đồng và liên tục trong 6 tháng (tức 30 đồng). Và trong Cộng đồng có chừng từ hai đến ba ngàn gia đình chịu yểm trợ, thì Ủy Ban có đủ tài chánh để yên tâm làm việc. Về phần nhân lực, thì những người ngoài khu vực 7 cũng có thể xung phong vào các toán đi xin chữ ký với cử tri khu vực 7 vào những ngày cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật. Ngoài hai sự yểm trợ trực tiếp vừa nói. Tất cả thành viên trong cộng đồng hãy yểm trợ Ủy Ban Bãi Nhiệm bằng cách gọi điện thoại nhắc nhỡ bà con, bạn bè là cử tri trong khu vực 7 nên tích cực ký tên vào danh sách xin bãi nhiệm để bảo đảm số chữ ký cần thiết theo luật định. Đặc biệt là tham gia thật đông vào ngày “Lễ vinh danh tên Lillle Sàigòn” tổ chức trước tiền đình City Hall trên đường Santa Clara từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối. Trong ngày này, Ủy ban Bãi nhiệm có bộ phận tiếp nhận chữ ký của cử tri khu vực 7.Hãy đến với nhau trong ngày 18/5/08 trước City Hall cho thật đông, để cùng bày tỏ sự đoàn kết và quyết tâm lấy lại danh dự cộng đồng. Đây là thử thách cuối cùng của sự xung đột giữa Cộng đồng, nghị viên Madison Nguyễn và Hội Đồng Hội Đồng Thành Phố San Jose.

Đặng thiên Sơn
09/05/08

* Thủ đoạn của Việt Cộng và chuyện từ tên Little Saigòn đến việc bãi nhiệm một nghị viên.

Thủ đoạn của Việt Cộng và chuyện từ tên Little Saigòn đến việc bãi nhiệm một nghị viên.

* Đặng thiên Sơn
Trong sinh hoạt hàng ngày, bất cứ lãnh vực nào cũng có ngôn ngữ riêng. Những ngôn ngữ này có tính phạm trù, nên khi nói ra người ta có thể hình dung được sự liên hệ tới nó. Trong lãnh vực chính trị, danh từ thủ đoạn là một thứ ngôn ngữ được thường xuyên dùng đến. Những người hoạt động chính trị, những tổ chức chính trị, những đảng phái chính trị, thường áp dụng thủ đoạn ngay trong nội bộ và ngoài công chúng. Thủ đoạn là chiến thuật, chiến lược. Chiến thuật là kế hoạch có tính cách tạm thời, ngắn hạn. Còn chiến luợc là kế hoạch có tính cách trường kỳ, dài hạn. Cả hai chiến thuật và chiến luợc đều là phương pháp, đường hướng của mánh khóe, đòn chơi, cách chơi. Khi đã nói đến mánh khóe, đòn chơi thì sẽ có chơi xấu, chơi ăn gian, chơi hạ cấp và chơi ngay thẳng, chơi sòng phẳng, chơi trong sáng. Do đó, bản chất của thủ đoạn không hẳn là một cái gì xấu, mà chỉ có người áp dụng mới xấu, đáng khinh. Dùng thủ đoạn mờ ám là lối “bá đạo”, còn trong sáng là lối “vương đạo”.Trong cuộc xung đột chính trị của dân Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc, tức giữa những người theo chủ nghĩa Cộng sản và những người theo chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc. Những người CS phần nhiều là thành phần thất học, làm nghề thiến heo, chăn trâu, chăn bò, đầu trộm, đuôi cướp và không có nhân bản nên họ đã dở thủ đoạn theo lối “bá đạo”. Bọn người này đã dùng dao găm, mả tấu, súng, đạn kê vào cổ, bắt ép mọi người phải nghe theo. Họ có châm ngôn để hành động là “cứu cánh biện minh cho phương tiện” và “giết lầm hơn bỏ sót”. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” ý nói “kết quả việc làm sẽ biện hộ cho cách hành động ”. Cụm từ này được trình bày trong triết học Duy vật sử quan và Duy vật biện chứng của Karl Max và Engghen, hai tổ sư của chủ thuyết cộng sản. Hồ Chí Minh đã học cụm từ này tại trường Chính Trị Đông Phương Stalin bên Nga năm1924. Còn “giết lầm hơn bỏ sót” ngụ ý là “thà giết oan một người còn hơn là không giết ” tư tưởng nầy của Mao Trạch Đông, được Hồ Chí Minh áp dụng trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất sau kỳ đại hội Ban Chấp Hành trung ương đảng CS kỳ II vào cuối năm 1951. Ngoài mặt, Cải Cách Ruộng Đất giải thích là một phương thức cách mạng “đấu tranh giai cấp”, nhằm phát triển kinh tế qua việc thành lập các nông trường, công trường tập thể. Nhưng thực chất, là một phương pháp để loại những người bị xếp vào thành phần “phản động”, chống “bác”, chống “đảng”. Đối tượng của Cải Cách Ruộng Đất là: Trí, Phú, Địa, Hào. Việt cộng gọi là địa chủ, thân hào, nhân sĩ, tiểu tư sản nông thôn. Vì chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện” và “giết lầm hơn bỏ sót”, Việt cộng đã bắt bớ giam cầm, giết người thả giàn. Và cũng chính vì áp dụng thủ đoạn “bá đạo, tráo trở”, Việt cộng đã nuốt trửng miền Nam và làm cho hơn 3 triệu rưởi dân Việt phải bỏ mạng, gần 2 triệu người khác phải bị tật nguyền. Ngược lại, những người Quốc gia Dân tộc là thành phần có học, có nhân bản nên đã dùng thủ đoạn theo lối “vương đạo”. Họ dùng lý luận để thuyết phục đối tượng. Trong đó, đời sống con người thể hiện qua hai phần tâm linh và vật chất của tri‰t h†c Platon, Duy tâm cỗ Hy lạp và Tư bản luận của Adam Smith. Họ không dùng sức mạnh, không dùng bạo lực bắp ép mọi người nghe theo. Họ biết lắng nghe tiếng nói đối lập, biết tôn trọng tự do, nhân quyền và sinh mạng con người.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hầu như mọi người đều nghĩ là “game đã over”. Tức cuộc chiến đối đầu ý thức giữa hai miền Nam- Bắc đã chấm dứt, không còn nữa. Nhưng chỉ chừng vài tháng sau, khi những Quân - Cán - Chính VNCH bị Việt cộng lừa bịp bắt vào tù, nhưng gọi là Học Tập Cải Tạo 10 ngày, 1 tháng. Và sau đó, khi chúng bắt đầu thực hiện việc “ăn cướp có giấy phép” qua thủ đoạn đổi tiền, đánh tư sản, ép dân đi kinh tế mới để chiếm nhà, chiếm đất, đã mở đầu cho các cuộc hành trình đi tìm tự do của người miền Nam. Cuộc hành trình này rất đắt giá. Phải đổi bằng mạng sống của cá nhân hay toàn bộ gia đình. Sự kiện này đã cho thấy “game chưa over” như mọi người đã tưởng.Người ta có thể chấp nhận suy nghĩ của đồng bào trong nước, khi họ cho rằng “game đã over”, vì ở vào trường hợp không thể nghĩ khác hơn. Ngoại trừ, những người can đảm, tiêu biểu như: linh mục Nguyễn văn Lý, bác sỉ Phạm hồng Sơn, luật sư Nguyễn chí Quang, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài, nhà văn Trần khải Thanh Thủy, nhà báo Nguyễn vũ Bình vân vân . Nhưng đối với gần ba triệu người Việt sống lưu vong tại hải ngoại, đang bị Việt cộng quấy phá và muốn khống chế, nắm đầu, xỏ mũi, thì trong chừng mực có thể nói ý niệm “game đã over” cần xét lại. Nếu ví cộng đồng người Việt quốc gia hải ngoải là rừng cây, thì rừng cây này chưa muốn yên, vì trong 33 năm qua chúng ta vẫn đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước. Và nếu ví Việt cộng là gió, thì trong 33 năm qua bọn thổ phỉ VC vẫn và đang tiếp tục cày người để gây xáo trộn, chia rẽ cộng đồng VN hải ngoại. Điều này, cho thấy thực tế là “Cây cũng chẳng muốn lặng” mà “Gió cũng chẳng muốn ngừng”.Do đó, phải cần xác định lại vị trí mấy chữ “game đã over” nằm ở chỗ nào. Nếu nói, với ý nghĩa là cuộc chiến bằng súng đạn đã kết thúc. Điều này thì đúng! Nhưng kể cả toàn bộ của cuộc xung đột, thì chưa! Bởi cốt lõi triết lý cộng sản và tự do nhân bản theo suy nghĩ của hai khối vẫn còn trong vòng tranh chấp và chưa giải quyết xong. Vì vậy, sự đối chọi giữa người Việt hải ngoại và bạo quyền Việt cộng xảy ra như hiện nay, mà mọi người đã thấy, thì đây chỉ là sự chuyển hướng của cuộc xung đột. Điều này chứng minh “game chưa over”. Và càng được rõ ràng hơn nữa, là qua nghị quyết 36 của Việt cộng “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, đã viết: “ Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam…Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại...”. “ Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam.Nhu cầu giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về trí thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hoá - nghệ thuật. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở trong và ngoài nước. Công tác thông tin, văn hoá phục vụ cộng đồng từng bước được tăng cường, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có chuyển biến tích cực”.Qua phần trích dẫn trên, người ta đã thấy CSVN chính thức ra chỉ thị cho Việt cộng nằm vùng tại hải ngoại, tức các Lãnh sự của chúng thi hành. Ngoài ra, còn bật đèn xanh và cung cấp tiền bạc cho bọn Việt gian thân cộng, bọn đón gió trở cờ, bọn tỵ nạn quên quá khứ hướng về tương lai, ra tay phát động chiến dịch gây rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Việc cộng làm như vậy với mục đích khống chế kinh tế và phá tan ý chí đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam của người Việt hải ngoại. Để thực hiện ý đồ này, Việt Cộng đã không gần ngại bỏ ra hàng năm cả 500 triệu đô la, để đạt cho được phần thắng cuối cùng trong cuộc xung đột ý thức hệ. Năm trăm triệu đô la không phải là số tiền nhỏ, mà là số tiền rất lớn, đáng kể. Đây là số tiền mà VC đã ăn cướp, đã rút chận và tồn trử tại các ngân hàng nước ngoài, nằm trong số tiền chúng thâu vào từ 4 đến 5 tỷ đô la, do người hải ngoại gởi về giúp đở gia đình hàng năm. Việt cộng đã dùng thủ đoạn lấy tiền của người hải ngoại, để đánh lại và tiêu diệt ý chí chống cộng của người hải ngoại. Qua nghị quyết 36, Việt cộng nhận định: - “Người Việt hải ngoại có tiềm lực kinh tế cao”: Tức chúng đã nhắm vào túi tiền của người hải ngoại. Việt cộng đã coi cộng đồng VN hải ngoại là những con bò sữa để chúng vắt. - “ Người Việt hải ngoại có học vấn cao”: Tức là chúng nhắm vào thành phần có bằng cấp cử nhân, tiến sĩ, bác sĩ, luật sư. Những hạng người mà Việt cộng vốn lâu nay thường lợi dụng sự ngây ngô chính trị của họ và coi như những cục phân. - “Người Việt hải ngoại có chức vụ cao trong chính quyền nước ngoài”: Tức là chúng nhắm vào những người đang làm trong các cơ quan công quyền thuộc hành pháp và lập pháp. Đối với Việt cộng đây là những tên giao liên, kẻ dắt mối, đưa lối, chỉ đường. - “Tăng cường lĩnh vực phát thanh, truyền hình , báo chí và Internet”: Việt cộng muốn nói đến thứ khí cụ hàng đầu, là phương tiện truyên truyền then chốt trong trận chiến giữa Việt cộng và Quốc gia tại hải ngoại, cần phải được thực hiện như là một hệ thống truyền thông quốc doanh.Và cuối cùng, nghị quyết 36 đề cập tới: “Là có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, đang ra sức chống phá”. Việt cộng tuy dùng chữ “một số ít”, nhưng không dấu được sự thật là cộng đồng Việt Nam tỵ nạn CS là một thực thể có sức mạnh đang làm chúng điên đầu, vì mỗi lần chúng công du ra nước ngoài để họp hành, lạy lục, van xin đều phải đi bằng cửa hậu. Luận điệu “một số ít”, y chang như luận điệu của bà Madison và những kẻ bợ…bà, khi cho rằng phát khởi sự bãi nhiệm chỉ là thất vọng của một số ít người trong việc chọn tên cho một khu thương mại.Hiện nay, những thành phần Việt Nam tại hải ngoại được nghi quyết 36 VC nhắc nhở tới có rất nhiều, nếu không muốn nói là thặng dư. Đây là kết quả đáng mừng của người Việt sau những năm dài lưu vong. Nhưng vấn đề ở đây, là trong số đó có bao nhiêu người, đã đồng ý tự nhận mình là một bộ phận nằm trong quỉ đạo nghị quyết 36? Thành phố San Jose, nơi có cái tên thơ mộng là “Thung Lũng Hoa Vàng”. Đây là cái tên mà người bản xứ đã đặt cho từ lâu, với bản sắc của những đồi hoa vàng rực rở vào mùa xuân. Nhưng kể từ khi người Việt đến định cư tại vùng đất này, nó có thêm một cái tên. Đó là “Thủ đô chính trị của người Việt tỵ nạn cộng sản”. Với tên này, một lần nữa, đã hùng hồn nói lên rằng: “GAME CHƯA OVER”. Vì chưa “over” nên tinh thần chống cộng đã bùng lên mạnh mẻ qua vụ nghị viên Madison Nguyễn. Trong cuộc đấu tranh này, đã làm lộ chân tướng nhiều nhân vật tên tuổi trong cộng đồng. Với sự ra mặt một cách hăng hái, cuồng nhiệt của những người làm nhiệm vụ tâng bốc thành tích và bảo vệ cái ghế nghị viên của bà Madison, đã không tránh khỏi khiến người ta đồn đãi rằng: “Đã thể hiện đầy đủ tinh thần nghị quyết 36 của Việt cộng”.- Về vấn đề “tìm lực kinh tế” người ta thấy sự lộ diện công khai của ông Henry Le tức Lê văn Hướng, chủ nhân hệ thống bánh mì thịt nguội Lee’s Sandwiches. Ông này, nhiều năm qua, mọi người biết đến như là một đại gia người Mỹ gốc Việt nhờ gói bánh mì (?) mà trong tay đã có hàng trăm triệu mỹ kim. Nhưng để rồi một sớm, một chiều, bất ngờ ông ta xuất hiện trong buổi điều trần của HĐTP ngày 4/3/08. Trong phiên họp, ông Henry Le đã đưa ra danh sách 92 cơ sở trên đường Story, giả nhiều, thật ít, để chống lại cái tên “Little Saigòn”. Cái tên biểu tượng cho sự chống cộng.Với thái độ quyết liệt này, người ta có thể kết luận, ông Henry Le không còn đơn thuần là “anh gói bánh mì thịt nguội” nữa. Và mọi người không còn thấy lạ khi nói đến những chuyến đi đi, về về Việt Nam của ông để nghiên cứu mở hãng xưởng làm ăn với VC. Cũng như ngày nào ông đã đón chào, diện kiến tên trùm VC Nguyễn minh Triết tại Nam Cali.- Về vấn đề “những người có học vị cao” tiêu biểu, người ta thấy có bác sĩ Nguyễn xuân Ngãi, luật sư Nguyễn hữu Liêm. Từ việc chọn tên “Little Saigon” cho khu thương mại đến việc bãi nhiệm Madison. Hai người này mỗi lần mở miệng trên đài phát thanh, trên đài truyền hình hay trên báo chí đều nói lên đức độ, tài năng, công lao của bà nghị viên đối với cộng đồng, để phản bác lại chủ trương bãi nhiệm cộng đồng đang tiến hành như là một chuyện sai quấy, một việc làm vô vọng. Khi nghe hai ông trí thức này phân bua, giải thích, biện hộ cho bà nghị viên “ăn cháo đái bát” với những ý tưởng đại loại như: “ Chiếc ghế nghị viên đơn vị 7 là của người Việt Nam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm phải giữ gìn bảo vật đó, đừng để lọt vào tay sắc tộc khác … nên không nên bãi nhiệm. ”. Người ta có cảm tưởng là các ông đang nhắm mắt, bịt mũi, mới có đủ can đảm để nói lên những câu rất khó nghe lẫn khó ngữi như vậy. Đây, đúng là sự phát ngôn của bọn người mà Việt cộng thường ví như là những cục phân. Trong trường hợp này, ở đây, là hai cục phân đang bón cho thân cây Madison. - Về việc “ người Việt giữ chức vụ cao trong chính quyền sở tại” được hiểu là một nhu cầu có lợi cho Việt cộng. Điều này được trả lời rõ ràng qua việc bà Madison, đã hướng dẫn chính quyền địa phương bác bỏ cái tên chống cộng “Little Saigon” cho khu thương mại đêm 20 /11/07. Từ quyết định của HĐTP, bà Madison đã lộ nguyên hình là thành phần không thể tách rời của “cộng đồng dân tộc Việt Nam” theo nghĩa nghị quyết 36 của Việt cộng. Đồng thời, bà nghiễm nhiên trở thành là một “ một bộ phận tách rời” cộng đồng San Jose nói riêng và hải ngoại nói chung. Với thủ đoạn dùng nghị viên Madison để chống lại cộng đồng. Việt cộng phần nào thu được lợi nhuận trong việc tạo chia rẽ, xách động bi quan về sự chọn người Việt đại diện trong các chức vụ dân cử. Việt cộng đã để lộ bài tẩy Madison. Nhưng Việt cộng cũng đã nắm được phương thức vận động các dân cử có màu da khác. Vì vậy, ở đây, cũng cần nói thêm, là trên cõi đời này, cho dù “da trắng, da đỏ, da đen hay da vàng”. Màu da nào cũng có thể bị mua chuộc bằng tiền tài và vật chất. Vì vậy, dù nghĩ rằng cộng đồng đã trưởng thành trong ý thức chính trị, nhưng trưởng thành không đồng nghĩa là có đủ kinh nghiệm. Nên mọi người cần phải thận trọng, bình tỉnh mới phát giác kịp thời âm mưu VC dùng người khác màu da, để đối phó lại với cộng đồng. Riêng với bà Madison, bây giờ, có lẽ, bà đang hận cộng đồng chống cộng tại San Jose tới thấu xương. Nên có thể tiên đoán, là cộng đồng còn điêu đứng dài dài, khi bà chưa bị lôi xuống. Bà Madison đã hết đường chọn lựa. Cũng như vậy, cộng đồng không còn chọn lựa nào khác đối với một người quá tráo trở, lươn lẹo, là phải thực hiện bãi nhiệm thành công.- Về “ truyền thanh, truyền hình, báo chí”. Qua chương trình phát thanh, phát hình của Quê Hương và ấn bản báo Tin Việt News với nội dung ra sức binh vực, biện hộ và diễn đạt lạc hướng việc bãi nhiệm bà Madison một cách trơ trẻn, lố bịch, đã khiến người ta phải nghĩ, là các cơ quan truyền thông này nhận chỉ thị từ đâu đó, để làm chuyện như vậy. Việc đài Quê Hương phỏng vấn ông Terry Trần, chồng bà Madison, để chứng minh bà Madison chẳng có liên hệ gì với Việt cộng hay cuộc phỏng vấn ông bác sĩ thông tim là câu chuyện khôi hài giữa Chú Cuội, Chàng Ngáo Ộp và Cô Đào Già Lẳng lơ. Để sau đó câu chuyện này được Cao Sơn lặp lại trên Tin Viêt News, là một kịch bản vô duyên của những người bí lối, cùng đường, quẩn trí làm bậy, nói bậy. Chúng ta cũng không nên quan tâm tới làm gì.Khi viết những dòng này, tôi thừa nhận mình là người ủng hộ việc làm chính nghĩa lẫn chính đáng của Ban Đại Diện Cộng do ông Nguyễn ngọc Tiên làm Chủ tịch và Phong Trào Cử Tri Đòi Dân Chủ do ông Đỗ Hùng làm Phát ngôn viên trong việc đấu tranh đòi hỏi HĐTP phải thực hiện dân chủ. Và hiện tại là việc làm của Ủy Ban Bãi Nhiệm đang do các ông Lê Lộc, Thomas Nguyễn, Steve N, Hồ Vũ, Mỹ Phương, Lưu Phương và hàng trăm đồng hương trong khu vực 7 và ngoài khu vực 7 đang chung vai, sát cánh làm việc ngày đêm trong tiến trình bãi nhiệm bà Madison.Viết để trình bày trước công luận về một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị một đời người, ảnh hưởng đến danh dự, tư cách của cá nhân mà tránh được ngộ nhận là theo phe bên này, đánh phá phe bên kia, không phải là chuyện dễ dàng. Điều này, xin dành lại cho đồng hương phán xét. Phần mình, tôi cảm thấy hài lòng là đã nói lên được cảm nghĩ của con người có lương tri, không lợi dụng giấy mực để diễn tả lời nói có tính cách hạ phẩm giá con người.Qua nghị quyết 36, Việt cộng xử dụng những người mang danh tỵ nạn, những người khoát áo và trương cờ quốc gia qua cái vỏ nghị viên, thương gia, trí thức, truyền thông, báo chí để đánh phá cộng đồng chống cộng, đã cho thấy Việt cộng dùng thủ đoạn “Mượn dao giết người”. Nhưng tiếc thay, âm mưu thâm độc của chúng đã hoàn toàn thất bại, vì những con dao mà chúng xử dụng trong chuyện tranh chấp tên “Little Saigòn và bãi nhiệm một nghị viên” đã trở thành loại dao cùn, dao mẻ, dao rỉ sét, dao tà đầu trước chính nghĩa và trước sức mạnh đoàn kết của cộng đồng. Rốt cuộc rồi những con dao vô dụng kia sẽ bị Việt cộng đào thải, quăng vào sọt rác.

• Đặng thiên Sơn
20/5/08

* Thanh Lý Môn Hộ

“Thanh Lý Môn Hộ”

- Đặng thiên Sơn

Cộng đồng Việt Nam tại San Jose với biến cố đặt tên cho khu thương mại nằm trên đường Story, là một bài học để đời. Bài học này, quan trọng trong viêc chọn và bầu người đại diện vào các chức vụ dân cử. Chẳng những nó quan trọng đối với thế hệ “cha, chú” mà còn với thế hệ “con, em” của chúng ta. Đây là một bài học đắt giá mà Cộng đồng phải trả với hơn nữa năm tranh đấu, mấy chục cuộc biểu tình ngày thứ Ba Đen, hàng chục ngàn người khắp nơi kéo về trong ngày biểu dương đoàn kết 02/3/08. Và đặc biệt với 28 ngày tuyệt thực “sinh-tử” của chiến sĩ Lý Tống. Sự việc xảy ra cũng vì “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong các phim kiếm hiệp của Hồng Kông, Đài Loan và Trung Cộng các môn phái võ lâm hay dùng cụm từ “thanh lý môn hộ” để nói đến sự “thanh lọc hàng ngũ” nội bộ. Mục đích của việc “thanh lý môn hộ” là loại trừ những phần tử xấu, phản trắc, không đáng tin cậy ra khỏi môn phái cho nội bộ được thuần nhứt hơn, vững chắc hơn, mạnh mẻ hơn và đoàn kết hơn. *Tại sao nghị viên Madision Nguyễn chống đối quyết liệt cái tên “Little Sàigon”? Thiết nghĩ mọi người đã hiểu rõ căn cơ. Từ căn cơ này và liên tục với những hành động, thái độ, cử chỉ, lời nói chống lại Cộng đồng tới giờ phút cuối qua lời tuyên bố là vẫn muốn cái tên do bà đặt ra. Cho thấy người này đã hết thuốc chữa.Từ chuyện “Little saigòn” đến chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” đang nằm trong Hội Đồng Thành Phố. Cộng đồng người Việt tại San Jose đã nhận ra thêm chân tướng những của con sâu, bọ khác sống chung quanh đang làm dơ bẩn sinh hoạt chống Cộng của Cộng đồng.a.) Những con sâu bọ ẩn mình trong các tổ chức: Bây giờ, người Việt quốc gia chân chính với căn cước tỵ nạn Cộng sản không còn ai là không nhận ra được bộ mặt thật của đảng Việt Tân. Một tổ chức thối thân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Cái Mặt Trận đã được đồng bào gọi bằng một cái tên rất ấn tượng là “Mặt Trận Phở Bò”ø. Vì họ có hệ thống bán phở bò khắp nước Mỹ từ đất liền ra đến tận ngoài hải đảo. Trong vụ tranh chấp đặt tên cho khu thương mại trên đường Story. Ông Hoàng Thế Dân - một đảng viên cao cấp của Việt Tân. Trong đêm 4/3/08, tại phòng họp của City Hall, đã dõng dạc tuyên bố ủng hộ Nghị viên Madision Nguyễn và những phủ quyết của HĐTP về việc đặt tên “Little Saigòn”. Cũng trong đêm đó ông Hoàng Thế Dân đã tỏ ra là một trợ thủ đắc lực của ông Lê Văn Hướng, trong cái nhóm gọi là “Our Voice” với danh sách 92 thương gia nghiệp chủ chứa nhiều chữ ký không đúng sự thật. Và mới đây, ngày 6 tháng 4 năm 2008, nhiều đảng viên nồng cốt của đảng này như ông Hoàng Cơ Định, bà Diệu Chân cũng như ông Hoàng Thế Dân v.v... đã xì sụp lạy trước vong linh ông Hoàng Minh Chính tại nhà vòm kính City Hall. Trong những giòng chữ nhắc đến lễ truy điệu ông Hoàng Minh Chính ở đây. Tôi không “bàn sâu” về trường hợp ông Hoàng Minh Chính là một người trong Khối 8406. Một người có những bài viết đấu tranh cho tự do dân chủ v.v... Mà tôi đã được đọc và quan tâm tới trong những năm qua. Nhưng, với những hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ có tính cách ngắn hạn ở những năm cuối đời ông. Khiến tôi vẫn ưu tư, canh cánh bên lòng với ý nghĩ: “Lấy gì hiểu được hết con người có quá trình sâu đậm với lý tưởng cộng sản này. Lấy gì bảo đảm rằng, ông là người đã thật lòng quay về với “quốc gia dân tộc” chỉ trong một sớm, một chiều gọi là “phản tỉnh” khi hiện tại trường Đại Học Chính Trị Nguyễn Ái Quốc tại Hà Nội đầy dẫy những tư tưởng, sách báo của ông. Và tôi nghĩ, tại tư gia của ông vẫn còn đầy dẫy hình cờ đỏ sao vàng Việt cộng, cờ đỏ sao vàng búa liềm Trung cộng, cờ đỏ búa liềm Liên sô. Cũng như vẫn còn đầy dẫy những hình ảnh thần tượng Hồ Chí Minh, Lê Nin, Carl Max, Mao Trạch Đông, Fidel Castro... Vì sao vậy? Vì những thứ đó là những dấu tích, là kỷ niệm của mấy mươi năm hầu như ông đã hiến cả cuộc đời mình dưới lá cờ đỏ sao vàng bên cạnh Hồ Chí Minh. Ông Chính giữ những kỷ niệm đời ông - một người cộng sản chuyên chính. Không có gì gọi là sai trái. Những “tư tưởng cởi mở dễ thông cảm” điều này.Còn việc sai trái là việc làm của các ông khoát áo quốc gia như Nguyễn Xuân Ngãi, Hồ Văn Khởi, Hoàng Thế Dân hay Hoàng Cơ Định đã làm lễ truy điệu ông Hoàng Minh Chính dưới Lá Cờ Vàng Ba Đọc Đỏ. “Tôi có cảm tưởng, nếu ông hoàng Minh Chính có đội mồ sống dậy ông cũng không hài lòng về việc đó. Vì như vậy, công trình cả đời ông cùng quốc tặc Hồ Chí Minh đi đánh Tây, đánh Nhựt, đánh Mỹ, đánh Ngụy Sàigòn đem đổ xuống sông, xuống biển hết rồi sao?”.Phải nói việc làm lễ truy điệu ông Hoàng Minh Chính tại City Hall thành phố San Jose của tập đoàn Việt Tân, của ông Nguyễn Xuân Ngãi, và của cái Ban Đại Diện gì đó của ông Hồ Văn Khởi là việc làm “quái gở”. Càng quái gở hơn với điệu bộ khôi hài xì sụp ... 9 bước, 10 bước của các cụ Đền Hùng như lạy Quốc Tổ Hùng Vương, đã đối nghịch hẳn hình ảnh biểu tình phản đối bên ngoài hết sức thẳng thắn, ngoan cường của các ông Trần Văn Loan, ông Võ Tư Đản và những đồng bào khác. Thật đáng khen! Đã nói lên thực tế của vấn đề. Truy điệu người chết là quyền tư hữu thiêng liêng của con người. Không ai có quyền ngăn cấm. Nhưng lợi dụng quyền tư hữu, để lấy biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của mấy chục triệu nạn nhân cộng sản tại nơi công cộng để làm bình phong cho mưu đồ riêng, là điều không thể chấp nhận được. Bị phỉ nhổ, bị lên án, bị phản đối là chuyện đượng nhiên. Những tổ chức, đảng phái chủ trương như đỏ đỏû, vàng vàng, hồng hồng, cam cam và trắng , đen không rõ ràng này. Cần phải được thẳng tay loại ra khỏi hàng ngũ sinh hoạt của người quốc gia chân chính trong Cộng đồng. *Ở đây, tôi cũng muốn nêu ra trường hợp Hội Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức QLVNCH hiện do ông Nguyễn Minh Đường làm Chủ tịch như là một ngoại lệ, như là một kinh nghiệm. Tôi nhắc đến tổ chức này, vì nó có liên quan đến hai chữ “Little Saigòn”. Lực lượng này qua ông Hoàng Thưởng, Phát ngôn viên của Lực Lượng, đã chủ trương chống lại tên “Little Sàigòn”. Và luôn luôn ủng hộ lập trường của bà Madision Nguyễn. Họ đã có mặt trong đêm 4/3/08, và ngồi chung hàng ngủ với ông Nguyên Khôi đài Quê Hương, ông Lê Văn Hướng Lee Sandwiches, ông Hoàng Thế Dân đảng Việt Tân, ông Trung Lâm bán nhà, đất v.v... Đặïc biệt, theo lời kể của ông Trương Ngọc Hiệp, một cựu sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, thì trong một lần gặp mặt. Ông Trương Ngọc Hiệp có hỏi ông Hoàng Thưởng, là tại sao lại ủng hộ Madision Nguyễn chống lại tên “Little Saigon”. Ông Hoàng Thưởng đã mau mắn trả lời: “ Tên gì cũng được! Miễn có hai chữ Sàigòn là được rồi”. Ông Hiệp hỏi gặn lại: “Đ. M! Vậy họ đặt tên “SaiGòn Giải Phóng” mày có chịu không?”. Ông Hoàng Thưởng không trả lời và tránh đi chỗ khác.Tôi chưa bao giờ nghĩ các anh em trong “LLSQTĐ” là những kẻ thân cộng hay phản bội cộng đồng. Với tôi, họ là những người có lòng, có thiện chí, có nhiệt quyết. Nhưng có thiện chí, có lòng vẫn chưa đủ, mà còn cần phải có khả năng suy luận, có nhận thức chính chắn trước những vấn đề có tính cách tế nhị, nhạy cảm nữa. Bởi vì, từ những suy nghĩ sai sẽ dẫn đến những lời nói sai. Và cuối cùng là có những hành động sai là điều tất yếu. b.) Những sâu bọ trong ngành truyền thông:Cũng như đảng Việt Tân, hệ thống truyền thông Quê Hương, và báo Tin Việt News trong suốt thời gian Cộng đồng vất vả, điêu đứng vì hai chữ “Little SàiGòn” thì hệ thống này và báo Tin Việt News đã đứng hẳn về phía đối lập với nguyện vọng của Cộng đồng. Nhưng hệ thống truyền thông Quê Hương nặng ký hơn.Hệ thống truyền thanh, truyền hình Quê Hương ra rả đọc tới, đọc lui, đọc ngang, đọc dọc danh sách các cá nhân và hội đoàn, tổ chức đã chống lại cái tên “Little Saigòn”. Những danh sách nửa thật, nửa giả, nửa người, nửa ma, nửa quỷ, vừa kể. Đã gây trở ngại, khó khăn cho cuộc đấu tranh của Cộng đồng không ít. Đã vậy, đài Quê Hương còn lên án những ngày biểu tình thứ Ba Đen, lên án cuộc tuyệt thực của chiến sĩ Lý Tống dưới các hình thức phỏng vấn, đọc các bài báo, hội luận để hướng dẫn dư luận sai lạc. Nhằm mục đích đánh phá cuộc đấu tranh và chia rẻ Cộng đồng có chủ ý.Không cần phải dẫn chứng thêm hay nói thêm về những việc mà đài Quê Hương đã làm. Ngoại trừ, có một điều, tôi cần nói thêm. Là ngay từ bây giờ, chúng ta, những người trong Cộng đồng, phải dứt khoát loại hệ thống truyền thông cũng thuộc vào loại “ăn cháo đái bát” như bà Madision Nguyễn ra khỏi tâm tư, tình cảm của từng cá nhân mình. Hãy dưtù khoát phủi, bỏ những dính líu, liên hệ tới các sinh hoạt của họ. Phải rũ sạch cảm tính, cảm tình qua một bên. Bởi là người quốc gia, chúng ta chỉ chọn lựa con đường duy nhứt là Quốc Gia Dân Tộc.*Nếu ví cộng đồng người Việt tại hải ngoại là môn phái của Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản thì sau biến cố “Little Saiggòn”, Cộng đồng Việt tại San Jose cần phải cứu xét và coi trọng vấn đề “thanh lý môn hộ” để đối phó với những tình huống xảy ra trong tương lai. Chớ không nên nghĩ và nói suông. Bởi vì, việc đấu tranh của Cộng đồng chưa chấm dứt ở chỗ HĐTP đã công nhận tên “Little Saigòn” là tên mà đa số người ưa thích và đồng ý cho Cộng đồng làm các bảng hiệu lá phướn treo dọc theo vĩ hè đường Story. Như ông Đỗ Hùng, Phát ngôn viên Phong Trào Cữ Tri Đòi Dân Chủ đã nói rõ trong Thông Cáo Báo Chí ngày 16/3/08: “Quy?t Ngh? 25/3/08 (của HĐTP) là m?t th?ng l?i, tuy ch?a ph?i hoàn toàn, c?a t?t c? ??ng h??ng chúng ta trong v?n ?? ph?c h?i danh d? c?a c?ng ??ng theo tinh th?n B?n Quy?t Ngh? ??i H?i C?ng ??ng 09/12/2007.” Phục hồi danh dự ở đây, được đề cập trong bản Thông Cáo Báo Chí, là vấn đề “Recall Madision Nguyễn”. Cộng đồng đang trông chờ vào sự làm việc của Ủy Ban Bãi Nhiệm. Nhưng chúng ta, những thành viên trong Cộng đồng, đừng thờ ơ, lãnh đạm trong việc tự đặt mình vào tư thế yểm trợ tích cực Ủy Ban Bãi Nhiệm trên mọi mặt. Đặc biêt là Nhân sự và Tài chánh để tiến tới thắng lợi cuối cùng.

*Đặng thiên Sơn
17/04/08

* Xin Đa Tạ Những Đóng Góp Không Thể Phủ Nhận

Xin Đa Tạ Những Đóng Góp Không Thể Phủ Nhận

Đặng thiên Sơn

Trong lịch sử đấu tranh để thay đổi xã hội, đất nước và thế giới. Bất kỳ ở thời đại nào truyền thông cũng giữ một vai trò quan trọng. Không có truyền thông thì không ai biết và hiểu được những gì đã xảy ra chung quanh. Trong cuộc xung đột giữa Cộng đồng và Hội Đồng Thành Phố về việc chọn tên cho khu thương mại trước sự đánh phá của bọn truyền thông Việt gian. Nếu không có những cơ quan truyền thông chân chính. Cộng đồng không có những giờ phút yên tỉnh hôm nay.Trong bài viết này - là một thành viên trong cộng đồng. Tôi muốn nói lên sự cảm tạ về những đóng góp không thể phủ nhận. 1./ Về phát thanh, truyền hình:- Đài phát thanh Việt Nam AM1430: Trước hết nói đến sự sốt sắng, tích cực, nhiệt tình của đài Phát Thanh Việt Nam AM 1430 do Huỳnh Hớn và Nhật Hạ phụ trách. Phải nói rằng Huỳnh Hớn và Nhật Hạ không có chỗ nào để chê. Đài này, tuy không có điều kiện 24/24, như đài Quê Hương nhưng đã không bỏ sót bất cứ một chi tiết nhỏ nào khi biết được có liên quan đến việc đấu tranh cho tên “Little Sàigòn” trong các giờ phát thanh ban ngày lẫn chiều tối. Trong thời gian căng thẳng, đài Việt Nam AM 1430, hầu như ngoại trừ phần phát thanh quảng cáo để nuôi sống đài. Gần như họ đã bỏ hết các chương trình phụ thuộc khác để phục vụ cho cái tên “Little Saigòn”. Khi viết những giòng này, tôi hình dung ra gương mặt không mấy vui của “người bạn trẻ” Huỳnh Hớn vào trưa ngày 13/3/08. Ngày HĐTP ra Bản Ghi Nhớ, đề nghị cho phép Cộng đồng làm bản hiệu “Little SàiGòn” với điều kiện làm đơn xin phép. Hôm đó, may mắn, tôi có mặt trong phòng họp của Chuck Reed tại lầu 18 City Hall nên chứng kiến đầy đủ mọi việc xảy ra. Sau khi thảo luận xong, mọi người chuẩn bị xuống lầu thì Huỳnh Hớn hớt hơ, hớt hãi đi thang máy lên tới. Gặp Hùynh hớn tại thang máy, tôi cho biết cuộc gặp mặt thỏa thuận đã tản hàng. Nghe như vậy, Huỳnh Hớn thất vọng, có vẻ giận dỗi, giọng trách cứ : “Chuyện quan trọng vậy mà không ai cho cháu biết hết.” Tôi có nói, là tôi có gọi điện thoại và có nhắn với Huỳnh Hớn. Bây giờ, nhớ lại lại hình ảnh đó. Tôi thấy thương “anh chàng” này vô cùng.- Chương trình phát thanh của ông Huỳnh Lương Thiện: Tuy mỗi buổi sáng, giờ phát thanh không dồi dào, nhưng chương trình phát thanh Bolsa radio trên làn sóng 1430 của do Hùynh Lương Thiện phụ trách đã đóng góp không nhỏ trong việc cập nhựt, phổ biến tin tức đến người nghe. Dù với chương trình phát thanh không dài và phải bận rộng với tuần báo Mõ SF. Mỗi khi có những biến chuyển với sự kiện đặc biệt, Huỳnh Lương Thiện tuy ở xa nhưng vẫn cố gắng có mặt tại tiền đình City Hall, ban ngày cũng như đêm để lấy tin, đưa hình ảnh, viết bài, thông báo kịp thời đến đồng bào.- Đài truyền hình Việt Nam: Xem chương trình của truyền hình Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh chủ trương vào mỗi chiều. Người xem ai cũng nhận ra chủ trương “Fair & Balanced” như đài tryuền hình quốc tế Fox News của Mỹ. Ngồi theo dõi phần thảo luận, sôi nổi từ “hai phía- hai phe”. Đồng bào quan tâm tương đối nắm vững vấn đề rắc rối đang xảy. Với cách làm việc như vậy, với tôi, đài này đã đóng góp tích cực trong vai trò truyền thông của họ. - TV New Land: Do Tài văn Kiên và Nghê Lữ thực hiện. Với những hình ảnh qua truyền hình và video ghi lại những sinh hoạt đấu tranh của đồng, là một tài liệu quí báu. Tuy không bình luận nhiều, nhưng những hình ảnh của New Land ở khía cạnh nào đó có giá trị về mặt hình thức đối với cuộc đấu tranh đầy “gian khổ” của Cộng đồng Việt tại San Jose. Như là một đóng góp không thế chối bỏ.2./ Về Báo Chí- Việt Nam Nhật Báo: Đứng đầu về việc đưa tin, hình ảnh, liên quan đến biến cố “Little Saigòn” từ ngày khởi đầu cho đến ngày “tạm chấm dứt” mau nhứt, đầy đủ nhứt, đặc biệt nhứt,là tờ Việt Nam Nhật Báo của ông bà Nguyễn Thiện Căn- Quỳnh Thi. Trong suốt thời gian xảy ra cuộc tranh chấp cái tên “Little Saigòn” giữa cộng đồng và bà Madision Nguyễn chưa Hội Đồng Thành Phố chính thức đính vào. Rồi đến việc nhảy xổm vô “làm lớn chuyện” của Hội Đồng Thành Phố từ tối ngày 20/11/07. Hình như, VNNB không vắng mặt ngày nào, ngày cũng như đêm. Đặc biệt, là từ các cuộc biểu tình thứ Ba, ngày họp HĐTP, Lý Tống tuyệt thực và văn nghệ dã chiến. Qua hệ thống Internet nếu ngủ dậy lúc 6,7 giờ sáng đồng bào muốn xem những tin sơ khởi, mới nhất, hay những “biến cố” đã xảy ra thì lên trang Web của VNNB là thấy ngay. Theo như những gì được cập nhật trên Internet đã cho người đọc thấy nhóm chủ trương VNNB đã làm việc tới 1, 2 giờ sáng vì những gì họ “phóng lên” (post) đã ghi rõ giờ giấc. Tôi không ngạc nhiên khi đọc bài báo của tác giả Bùi Văn Phú với tựa đề “Một danh xưng, một biểu tượng và một bài học” đăng trên tờ Vtimes, số 96, phát hành ngày thứ Sáu 21 tháng 3 năm 2008, có đoạn đã viết: “Phía báo chí Việt ngữ tuy còn theo phía này hoặc phía kia, riêng tờ Việt Nam Nhật Báo đã xử dụng chức năng để tuy tìm, điều tra về những trao đổi bên trong của nghị viên Madision Nguyễn trước khi thành phố có những biểu quyết. Sự việc này đặt thành phố trước những khó khăn vấn đề pháp lý.” Tôi không hiểu anh Bùi Văn Phú cũng như những độc giả khác, có nghĩ thêm gì đặc biệt, ngoài việc như VNNB đã làm hành xử “chức năng” của mình hay không. Riêng tôi, tôi nghĩ, chẳng những VNNB đã hành xử chức năng, mà trong đó còn để lộ chân dung của một người tỵ nạn cộng sản chân chính. Đề cập đến VNNB, tôi có một kỷ niệm chân tình mới bộc phát, khó quên, dù rằng tôi và ông bà chủ nhân VNNB biết nhau trên 10 năm. Cảm động nhứt, là khi chiến sĩ Lý Tống tuyệt thực bước sang đêm thứ Ba. Theo lời đề nghị, rủ rê của tôi, anh Nguyễn Tuấn trưởng ban nhạc Lam Sơn, anh Nghiệp MC và tay đờn Vân Trang, cũng như ban cỗ nhạc của anh chị Công Minh ra chơi với phương tiện Ampli công suất xài bằng pin rất là tội nghiệp. Ông bà Nguyễn thiện Căn cũng có mặt trong đêm đầu tiên chơi nhạc đó. Thấy vậy, ông Căn nói bên tai tôi, là ông có một máy phát điện xách tay hiệu Honda, chạy rất êm, công suất 500 watt, nếu tôi thấy cần ông sẽ cho mượn. Tôi hỏi ý kiến anh Tuấn. Anh Tuấn cho biết giàn nhạc của anh chơi được với máy điện xách tay. Thế là 7 giờ tối đêm hôm sau, theo lời hứa, gia đình ông bà chủ báo VNNB gồm vợ chồng và các cậu quí tử khệ nệ khiêng máy điện Honda ra giao cho tôi mượn với bình xăng... đầy nhóc. Cậu con trai lớn, cháu cở 16, 17 tuổi, đã chỉ dẫn tôi cách xữ dụng. Với 25 đêm “hát cho nhau nghe” qua cái máy điện Honda nhỏ bé. Tuy nhỏ, nhưng cái máy Honda cũng đủ sức quấy rầy hàng xóm, đủ để cảnh sát tới, lui nhiều lần yêu cầu “vặn nhỏ âm thanh để vừa đủ nghe”. Tuy nhỏ, nhưng cũng đủ làm ấm lòng 200, 300 đồng bào đến hàng đêm để hát nhạc hùng ca. Tuy nhỏ, nhưng đã làm Lý Tống, làm những người cận kề bên Lý Tống như Sơn nhỏ, Tony, Khoa, Oánh, Hải, Nghe thấy được những chia xẻ đậm đà. Và mọi người càng gần nhau hơn nữa bên những lò sưởi do Bửu Nhái, Sơn Nhỏ, Hai bắc kỳ và Phúc phở, Hiến ( hai chuyên viên lắp ráp những tấm baner vĩ đại để trước tiền đình City hall) thay phiên nhau đi sạc. Cuối cùng, vào trưa ngày 13/3/08. Sau khi lều chõng, baners được dẹp đi để trả lại bộ mặt sáng sủa cho thành phố. Tôi vội vả “rinh” cái máy Honda thân yêu về tòa soạn VNNB trả lại cho khổ chủ. Tôi có ý nghĩ vui vui là viết bài phong chức cho cái máy điện đã làm việc suốt 25 đêm liền, mỗi đêm 3 tiếng đồng hồ và trong ngày biểu dương 2/3/08, đã chạy hùn hụt không biết mệt mõi lên làm... Hạ Sĩ Nhứt. Tôi giao chàng Honda “Hạ sĩ nhứt” lại cho bà chủ nhiệm VNNB Quỳnh Thi với lời cám ơn rối rít . Tôi nhận lại nụ cười hiền hòa của bà. - Sàigòn USA: Sau tờ VNNB là tờ Saigòn USA do luật sư Nguyễn Tâm chủ trương. Với những bài vở, hình ảnh, gần như chiếm nửa tờ báo do ký giả Du Phong vừa làm Camera man vừa làm Writer đã khiến tờ báo phong phú, hấp dẫn hơn lúc trước nhiều. Ngoài ra, nhiều đêm L/s Tâm cũng đã đến “hát và hò” cùng đồng bào. Khiến tôi nhiều lúc tôi có cảm tưởng Phong Trào Du Ca của thanh niên, học sinh, sinh viên với những bản nhạc của Nguyễn Đức Quang, Miên Đức Thắng như đã sống lại giữa thập niên 1960 tại thủ đô Sàigòn.- Việt Báo Kinh Tế :Kế đến là tờ Việt Báo Kinh Tế ấn bản tại San Jose do ông Hạnh Dương phụ trách. Việt Báo so với bài vở và hình ảnh đối với Sàigòn USA tuy khiêm nhường hơn. Nhưng tờ báo này, coi như đã tích cực chia xẽ những ngày nắng mưa, bảo bùng, và đêm trường giá lạnh với sự có mặt thường xuyên của ký giả Hạnh Dương tại tiền đình City Hall.- Tuần báo Tiếng Dân: Của nhóm các ông Nguyễn Ngọc Tiên, Nguyễn Thiếu Nhẫn, Kiên Ái, Trần Minh Xuân. Mặc dù là báo một tuần phát hành một lần, nhưng tờ báo này được coi là tờ báo đã thổi luồn sinh khí “vũ bảo, mạnh mẻ” nhất đối với cuộc đấu tranh đòi lại dân chủ và danh dự cho cộng đồng qua hai chữ “Little Sàigòn”. Trong suốt mấy tháng trường tranh đấu của Cộng đồng. Những người quan tâm từ đầu hay chỉ quan tâm sau này. Tìm đọc Tiếng Dân, ở đó, họ có thể thấu hiểu được ngọn ngành của vấn đề. Vì báo này thường xuyên trình bày đầy đủ những chuyện đã xảy ra trong quá khứ cho đến hiện tại. Tôi cho Tiếng Dân là “bộ nhớ” của một computer trong làng báo chí tại San Jose với những bài viết của Nguyễn Thiếu Nhẫn, Lão Móc, Lê Văn Ấn, Kiêm Ái, Trần Minh Xuân, Giáo Già vân vân. Bộ nhớ Tiến Dân đã đấm thẳng vào mặt bọn phản động, bọn đón gió trở cờ, bọn gian thương và bọn “ăn cháo đái bát” không một chút ngại ngùng. Sự việc này đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó quên với logan của tờ báo : “TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN CHỐNG CỘNG”.- Bán Nguyệt San Ý Dân: Tuy hai tuần phát hành một lần, đặc biệt chủ yếu báo phát hành dành cho những độc giả thuộc các tiểu bang ở xa như Oklahoma, Colorado v.v... Nhưng với với căn cước là người tỵ nạn chân chính, tờ Ý Dân của ông bà NguyễnVạn Bình-Mã Phương Liểu cũng đã có những bài viết sống động, trình bày chi tiết cuộc xung đột giữa cộng đồng và HĐTP khiến các cộng đồng ở xa có thể hiểu và nắm vững về cuộc đấu tranh của cộng đồng San Jose. Thiết nghĩ, với những việc làm như vừa kể, tờ Ý Dân đã làm tròn sự đóng góp của mình vào việc chung một cách đầy ý nghĩa - Nguyệt San CM: Tuy với điều kiện phát hành mỗi tháng một lần, nhà bỉnh bút Phạm Lễ cũng đã đóng góp nhiệt tình phần mình vào công tác đấu tranh chung. Anh đã có mặt thường xuyên, ngày cũng như đêm với chiếc máy ảnh đeo trước ngực. Với những bài viết vừa căng vừa giản, đã cho người đọc nhận ra chân tướng những nhân vật đáng để đồng bào tránh xa hay nhích lại gần. Thành ra nguyệt san CM của Phạm Lễ mỗi ngày càng tăng thêm sự tin cậy trong lòng người quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng.- Một điều đặc biệt: Điều đặc biệt tôi muốn đề cập ở đây, là những bài viết của Giáo sư Nguyễn Châu. Thật tình, sau khi anh Nguyễn Châu rời tờ tuần Báo Thị Trường Tự Do, tôi không biết anh viết cho tờ báo nào trong khi thường xuyên tôi thấy bài vở của anh đầy dẫy đăng ở trên các báo ngày, báo tuần, bán nguyệt san, nguyệt san, cũng như trên các Website internet. Riêng về vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh cho tên “Little Sàigon”, GS Nguyễn Châu đã viết hay chuyển dịch mau chóng các bài của báo của SJMN, các quyết định của HĐTP. Việc làm này có tầm vóc cao cho cuộc đấu tranh chung. Cùng lúc ấy, ông Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, giáo sư Ngô Đức Diễm cũng tiếp tay với những bài bình luận, phân tích sự kiện có giá trị không nhỏ. Thêm vào đó với sự tiếp sức của các mạng lưới internet Take2tango, Việt Vùng Vịnh, Việt Land v.v...- Một trường hợp ngoại lệ: Mặc dù trong phạm vi bài viết này chỉ nói đến các cơ quan truyền thông, giới cầm bút. Nhưng tôi nghĩ thật là một thiếu xót, nếu không đề cập đến Luật Sư Đỗ Văn Quang Minh. Mọi người trong cộng đồng chắc không ai phủ nhận LS. Minh là người đã nả “phát pháo đầu tiên” vào HĐTP qua lá thư gởi cho Chuck Reed và các nghị viên thành phố đề ngày 21 tháng 11 năm 2007. Trong thư đó, ông đã thẳng thắn lên án hành động phi dân chủ, bất công mà HĐTP đã áp đặc lên cộng đồng qua cái tên”SGBD”vào đêm lịch sử 20/11. Không ngừng tại đó, ông gởi đến HĐTP lá thư thứ hai phân tích rõ những sai trái của thành phố khi phủ nhận nguyện vọng chính đáng của cộng đồng qua cái tên LittleSaigon” đã tạo được sự chú ý của giới truyền thông ngoại quốc. Ông là người đã phỏng vấn nghị viên William Forrest để tìm chân tướng TP vi phạm luật Brown Acts, và những bằng chứng man trá của Madision Nguyễn dẫn đến việc TP lo sợ nên phải hủy bỏ quyết định đặt tên “Saigòn Business District” cho khu thương mại trên đường Story. Luật sư Minh cũng thường có mặt trong các cuộc biểu tình thứ Ba Đen và luôn có mặt trong các buổi điều trần của HĐTP. Và đặc biệt, là ông đã bị nhân viên an ninh TP áp tải buộc phải rời máy vi âm, vì HĐTP không muốn nghe ông nói lên sự thật.*Tiến trình Recall nghị viên họ Nguyễn chỉ mới bắt đầu với danh sách tiên khởi đã được ban duyệt xét đơn của thành phố công nhận. Việc săn tin, loan tin của các cơ quan truyền thông sẽ còn nhiều bận rộng. Ước mong những cơ quan truyền thông chân chính vẫn tiếp tục con đường phục vụ cộng đồng và quốc gia dân tộc đã vạch ra.
Đặng Thiên Sơn
25/04/08

* COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS: “Món Quà Bấ t Ngờ”

COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS: “Món Quà Bấ t Ngờ”

* Đặng thiên Sơn

Ngày 20 tháng 11 năm 07, sau hơn 4 tiếng đồng hồ ngồi nghe “tiếng nói người dân” yêu cầu chọn tên “Little Saigon” cho khu thương mại VN trên đường Story. Hội Đồng Thành Phố, lỗ tai họ, chỉ nghe “tiếng nói thỏ thẻ duy nhứt của nghị viên “ăn cháo đái bát” Madision Nguyễn” nên đã chọn tên “Saigon Business District”. Đây là một “Nghị quyết quái gở”.Sau quyết định phản dân chủ, mang nặng tính kỳ thị, độc tài, phe đảng đó. Các cuộc biểu tình thứ Ba Đen của Cộng đồng trước tiền đình thành phố được thực hiện. Những cuộc biểu tình trong nắng, dưới mưa và trong gió lạnh của cộng đồng đang tiếp tục diễn ra thì ngày 13/2/08, Hội Đồng Thành Phố lại ra một Nghị quyết khác. Nghị quyết này không thuộc loại “quái gở', nhưng lại thuộc loại “quái đản”. Đó là họ đưa chuyện đặt tên “Little Saigon” ra hỏi cử tri thành phố trong phiếu bầu tháng 11/08. Và cho biết sẽ ra luật xác định tư cách người có quyền đặt tên. Hậu quả của cái “Nghị quyết quái đản” vừa nói, đã làm các cuộc biểu tình ngày thứ Ba Đen càng ngày càng đông người tham dự. Theo sau đó, vào trưa ngày thứ Sáu 15 tháng 2, chiến sĩ Lý Tống bắt đầu tuyệt thực. Để rồi đến ngày 2/03/08, cộng đồng VN San Jose, đã phối hợp với nhiều thành phố khác tại miền Bắc, Nam Cali tổ chức một cuộc biểu tình trước City Hall với hơn 8 ngàn người tham dự.Cuộc đấu tranh đòi thực thi dân chủ tiếp diễn trong căng thẳng, cho đến ngày 4/3/08, HĐTP lại đẻ ra một “Nghị quyết quái thai” khi đã dùng một danh sách 92 thương gia, nghiệp chủ thuộc loại “treo đầu dê bán thịt chó” do tài phiệt Lê Văn Hướng (Lee's Sandwiches) đưa ra với sự hổ trợ của đảng viên Việt Tân (đảng chủ trương thỏa hiệp với VC) Hoàng thế Dân. Với danh sách “nửa ma, nửa người” này. Hội Đồng Thành Phố một lần nữa đã thẳng tay từ chối tên “Little Saigon” cho khu thương mại trên đường Story. Với luận điệu sẽ ra luật để chỉ có những người có cơ sở thương mại trong vùng mới có quyền đặt tênVới hơn 16 cuộc biểu tình thứ Ba Đen có từ 200 đến 400 người tham dự. Cộng với 28 ngày tuyệt thực, tuyệt ẩm của chiến sĩ Lý Tống, và mỗi đêm có hơn 300 người đến ca hát nhạc hùng trước tiền đình thành phố. Đã làm tăng thêm hình ảnh thảm thương cho bộ mặt tươi đẹp của City Hall. Hình ảnh của một “bông Bí luộc”. Trong điều kiện khách quan với những “hình ảnh bi thảm” qua sự tuyệt thực của Lý Tống và “hình ảnh dũng mãnh, phi thường” của các cuộc biểu tình. Hai hình ảnh vừa bi thảm vừa hùng tráng này, đã vẻ ra trong đầu tập đoàn Chuck Reed và Madision Nguyễn một viễn tượng gần, về một án mạng qua hình ảnh Lý Tống càng ngày càng tiều tuỵ. Với sự chỉ đạo, bày vẻ của thế lực sau lưng, và với cái thế luôn luôn là kẻ chủ động “cầm cán chớ không phải cầm lưỡi” một con dao. Đồng thời, để chạy tội đồng lõa trong ván bài “treo đầu heo bán thịt chó” của Lê Văn Hướng bị lộ tẩy. Hội Đồng Thành Phố đã tung ra chiêu “Bản Ghi Nhớ ngày 13/3/08”, với đề nghị tặng món quà “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS” cho cộng đồng và các tổ chức đang tranh đấu. Công tâm mà nói, đây là “món quà bất ngờ”. Bất ngờ! Vì là điều kiện cộng đồng không đặt ra, và mọi người chưa hề nghĩ tới hay bàn đến. Nhưng nếu có nghĩ đến, thì có lẽ nó sẽ đến sau khi đã có được cái tên chính thức cho khu thương mại là LITTLE SAIGON.Thế là trưa ngày 13/3, người chiến sĩ cang trường Lý Tống đã vào nhà hàng Lan đối diện City Hall để thưởng thức món phở. Và chiều hôm đó, vào bệnh viện Alexand Brother nằm nghĩ dưỡng sức. Cộng đồng thở phào nhẹ nhỏm. Cộng đồng còn hân hoan hơn nữa khi ngày 25/3/08, HĐTP với đa số đã chính thức phê chuẩn chấp thuận Bản Ghi Nhớ được bảo trợ bởi: Chuck Reed, Madision Nguyễn, David Cortese, Sam Licarrdo với chủ đề: COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNA BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD, như là một thắng lợi vẻ vang.Trong bản ghi nhớ và quyết định của HĐTP ngày 25/03/08, về COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNA BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD đều đựa vào điều khoản 9-3 trong chính sách của thanh phố.Vậy điều 9-3 đã đề cập đến những chi tiết gì? Trong phạm vi chữ nghĩa vừa phải, xin tạm dịch từ nguyên bản Anh ngữ (5 trang) để mọi người cùng có khái niệm và tham khảo.
CITY COUNCIL POLICY, PAGE 1 of 5,POLICY NUMBER 9-3 TITLE COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS AND ARCHITECTURAL/ GATEWAY MONUMENTS.Tạm DịchChính sách của thành phố trong Điều luật 9-3, trang 1/5, về dấu hiệu , kiến trúc, cổng vào đài kỷ niệm định danh cộng đồng. QUÁ TRÌNH Vào đầu thập niên 1970, HĐTP đã quan tâm đến vấn đề tiềm tàng gây trở ngại thị giác và nhận thức về các vật thể không đồng nhất trong thành phố do hậu quả có quá nhiều Dấu hiệu chỉ danh Cộng đồng .Ngày 27 tháng 3 năm 1972, điều 9-3 của HĐTP đã công nhận và ngăn cấm cộng đồng có những dấu hiệu khác, ngoài những dấu hiện liên quan đến di tích lịch sử tự nhiên. Điều này được áp dụng, nhằm diễn đạt quyết định bảo đảm sự hợp nhất bộ mặt của thành phố ở vài khu vực khác nhau và những khu lối xóm . Ngày nay, qua sự trưởng thành, San Jose đã là thành phố hiện đại của thế giới có những liên hệ xóm làng vững chắc. Trong quan hệ này, việc dùng những Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ các cổng vào tượng đài kỷ niệm, có thể làm tăng cảm giác mới nhưng không làm tổn thương đến đồ án San Jose và không vượt quá sự đồng nhứt của thành phố. Là một thành phố lớn với số lượng dân cư đông đảo, San Jose có thể dùng các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ cổng vào tượng đài kỷ niệm nằm trong dự án của thành phố về việc ngăn ngừa có quá nhiều sự giống nhau đưa đến trở ngại cho nhãn quang, gây tai họa cho sự lưu thông, để đẩy mạnh gắn bó, đồng nhất trong liên hệ xóm giềng. Trên thực tế, vào thời điểm thành phố thực hiện các Dấu hiệu Cộng đồng cần phải có sự bổ sung việc bảo trì một cách chặt chẻ với các công trình xây dựng, cho dù là vấn đề nhỏ cũng không thể tách riêng biệt.Theo qui định của Thành phố về dấu hiệu, được công nhận ngày 10/11/1992, bao gồm các điều tiên liệu cho phép các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/cổng vào đài kỷ niệm được đặt nơi đất tư nhân hay vĩa hè công cộng. Vào ngày 15/10/2002, Hội đồng thành phố, đã bổ túc điều 9-3, cho phép các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ cổng vào đài kỷ niệm được quyền đặt tại những khu vực lớn trong thành phố. Trong khi điều chỉnh sự thay đổi này, Cơ Quan Tái Phát Triển vẫn có quyền tuyên bố về những khế ước đã thỏa thuận về các công trình kiến trúc và đồ án dấu hiệu cổng của thành phố trong chương trình đã được công nhận trong chiến lược năm 2020: Chiến lược phát triển Thị Trấn vĩ đại hơn ( Greater Downtown) , và kế hoạch dấu hiệu chánh của thị trấn, là chủ điểm cuối cùng còn duy trì nói đến sự cấm đoán trong điều 9-3.Qua duyệt xét lại những điều đã ký, sửa chửa trong điều 9-3, và theo chiều hướng mới đây của hành phố, đã nhấn mạnh để đi đến kết luận là sự thay đổi, khi và ở nơi nào chính đáng được xác nhận được phép đặt dấu hiệu và kiến trức/ cổng vào các đài kỷ niệm chỉ danh cộng đồng. ĐỊNH NGHĨABảng hiệu cộng đồng nói trong điều lệ này nhằm diễn tả những dấu hiệu chỉ danh, kiếntrúc/ cổng vào đài kỷ niệm. Mục đích của dấu hiệu/tượng đài là để yểm trợ vài dự án xây dựng cần thiết, được hiểu mang đặc tính riêng và duy nhất liên quan đến lối xóm và khu vực trong thành phố.MỤC ĐÍCH Chính sách này xác định những điều đã được ký và không, tự nó bên trong, có vài thay đổi trong Bộ luật Thị xã về Dấu hiệu Cộng đồng. Với ý định:1.- Cung cấp hướng dẫn khi nào và chỗ nào được dành riêng đặt Dấu hiệu Cộng đồng.2.- Bảo đảm rằng các những Dấu hiệu Cộng đồng không:a). Tạo ra trở ngại cho thị giác, hay b). Tạo ra sự nguy hiểm cho giao thông và người đi bộ, hoặcc). Làm giảm giá trị nhận thức về sự đồng nhứt toàn thành phố, mà tạo được sự đồng nhất qua các hình ảnh sinh động. Tất cả những Dấu hiệu Cộng đồng lệ thuộc vào Qui Luật Dấu hiệu và được dự trù để cứu xét quyết định và cho phép. Dấu hiệu Cộng đồng mọi nơi trong thành phố lệ thuộc điều nàyNhững việc nằm trong Trung tâm Thành phố, như đã được vạch rõ trong kế hoạch tổng quát của San Jose năm 2020, với những chủ đề đề xướng phải được Cơ quan Tái phát Triển (RDA) tán thành, trong khi ấy các Cơ quan Kế hoạch, Xây dựng và Cơ quan Thi hành Luật pháp (PBCE) sẽ xác nhận những việc này ngoài phạm vi Trung tâm Thành phố.CHÁNH SÁCH1./ Khái quátDấu hiệu Cộng đồng có thể đặt để ở nơi đất tư nhân hay trên hè phố công cộng. Những kiểu mẫu, kích thước và hình dạng những dấu hiệu này tùy thuộc vào những đặc tính khác nhau trên vĩa hè . Thông thường là những dấu hiệu không có chân, có khoảng cách hai dầu, có điểm giữa bên trong hoặc là nằm trên mép của đường phố. Có ba loại Dấu hiệu Cộng đồng trên hè phố công cộng: Dấu hiệu chỉ danh liên hệ lối xóm, dấu hiệu chỉ danh khu thương mại và biểu ngữ. Hai thứ đầu thường thường là những dấu hiệu được gắn thường xuyên trên những nền cột cứng, bằng những loại vật liệu mềm dẽo như đã được treo trên đường phố. Qui định Dấu hiệu Thành phố bao hàm điều khoản cho phép những lại dấu hiệu này. Thành phố sẽ coi lại dấu hiệu này về kích thước, tỷ lệ, khối lượng, nội dung, và tiềm lực ảnh hưởng đối với vấn đề giao thông. 2./ Quyền sở hữu và bảo trợ dấu hiệu Cộng đồng được cứu xét với mục đích khi đã xác nhận chắc chắn rằng Dấu hiệu Cộng đồng tại một nơi thích khợp trong Thành phố không phải là sự đóng góp nhỏ hay làm mất đi sự gắn bó trong thành phố. Với những dấu hiệu trên hè phố, chỉ có Thành phố hay Cơ quan Tái Phát triển làm việc thẳng để thể thực hiện Qui định Thành phố về dấu hiệu và sẽ, theo sau, khi cần thu hồi lại quyền sở hữa của họ. Dù vậy, các liên hệ lối xóm và các tổ chức buôn bán, hay những nhóm tư nhân như những các chủ nhà có thể yêu cầu Thanh phố hay Cơ quan Tái phát triển cứu xét chổ thích hợp đặt để Dấu hiệu Cộng đồng căn cứ vào sự hứa hẹn quyên góp tài chánh cần thiết để xây dựng và bảo quản. Sự chọn lựa cá nhân hay là một nhóm có thể là chìa khóa để thỏa thuận với Thành phố hay Cơ quan Tái Phát Triển về định giá, gọi thầu thiết kế dấu hiệu Cộng đồng dự trù được bảo trì trong thời gian dài.Một cách tổng quát, Thành phố hay Cơ quan Tái Phát triển sẽ không chấp thuận viện để các Dấu hiệu Cộng đồng trừ khi nó được Thành phố và chương trìnnh Cải Thiện Tái Phát Triển chấp thuận từ trước, hoặc là do sự đề nghị của một thực thể có số lượng nhiều người hay nhóm liên hệ trong xóm hay hội thương gia chịu bỏ tiền ra làm và bảo trì các Dấu hiệu Cộng đồng..3./ Quy định chổ đặt Dấu hiệu Cộng đồnga). Dấu hiệu Cộng đồng có thể gắn chỗ lối vào hay tại một nơi sở hữu chung của cộng đồng hay nơi khu vực thương mại. Tuy nhiên, nó không phải dùng để xác định đặc trưng ranh giới cộng đồng. Bởi vì Dấu hiệu Cộng đồng choáng chỗ của dĩa hè công cộng, có khuynh hướng làm xáo trộn nhãn quang nếu cho phép đặt ở mỗi đường phố. Với lý do này, nó chỉ thích hợp hạn chế được g ở các đường lớn không có dân cư ngụ. Vì thế Dấu hiệu Cộng đồng chỉ cho phép ở đường chính và những đường được chọn là quan trọng đã được xác định trong kế hoạch năm 2020.b). Dấu hiệu Cộng đồng phải:i). Không gây trở ngại giao thông, trở ngại cho người đi bộ đi, hay những nguy hiễm an toàn khác.ii) Tuân theo bản hướng dẫn giao thông của tiểu bang.4./ Quy luật về Dấu hiệu Cộng đồnga). Trong phạm vi có thể được, Dấu hiệu Cộng đồng nơi vĩa hè phải hội nhập với các bảng chỉ dẫn lưu thông hay các trang trí thành phố đã có sẳn.b) Kích thước, kiểu mẫu, số lượng phải cân xứng và địa điểm đặt Dấu hiệu Cộng đồng phải thích hợp với khu vực được đề nghị.c). Dấu hiệu Cộng đồng phải đáp ứng sự nổi bật chỉ danh khu vực như đã đề nghị, và đóng góp vào sự “tìm- lối” cho khách bộ hành và xe cộ.5./ Xây dựng và Bảo quảnTất cả những Dấu hiệu Cộng đồng và yểm trợ xây dựng phải được làm an toàn và bảo quản tốt. Phải được giữ không có bụi bặm, dơ bẫn, sứt mẻû, rạn nứt hay tróc sơn. Chữ viết và những nhãn hiệu trái phép phải dẹp bỏ, phải thay bóng đèn hư, giá treo hay những phần hư rách phải được sửa chữa. Không được dời những dấu hiệu có các thông điệp treo ở những cột, trừ khi tạm thời để thay đổi thông thiệp hay thay thế bề mặt dấu hiệu.6./ Duyệt xét lại tiến trìnhXem xét và đánh giá những Dấu hiệu Cộng đồng vĩnh viễn trên vĩa hè được các cơ quan hỗn hợp của thành phố cứu xét. Đề nghị chấp thuận tiến trình cứu xét phải thông qua ngân sách thành phố, một trong hai là tài chánh Thành phố, Cơ quan Tái Phát Triển hay là của tư nhân đóng góp, sẽ được bàn thảo đến.Những Dấu hiệu chỉ danh Cộng đồng mềm mại, co dãn được như khẩu hiệu ở vĩa hè bao gồm trong chánh sách này. Tuy nhiên, đề mục này trong chương trình biểu ngữ thành phố do Cơ quan Công viên, Giải trí và Phục vụ Dân cư quản lýSự cứu xem xét theo tiến trình dưới đây:a). Xét về mẫu mã: Tất cả đề nghị đặt Dấu hiệu Cộng đồng phải trải qua một cuộc duyệt xét toàn diện. Sở Kế hoạch, Xây dựng và Cơ quan Thi hành Luật pháp (PBCE) hay Cơ Quan Tái Phát triển Trung tâm Thanh phố , sẽ phối hợp cứu xét, với đầy đủ toàn thể phí tổn. Nhân viên Cơ quan Thi Hành Luật Pháp hay Cơ quan Tái Phát Triển phối hợp đề nghị với Văn phòng Thành phố, Sở Giao Tế Công Cộng (DPW), and Sở Giao Thông(DOT). Cơ quan Thi Hành Luật Pháp sẽ điều hợp áp dụng Dấu hiệu Cộng đồng trong khu vực tái phát triển ngoài Trung tâm Thanh phố được thêm vào với Cơ quan Tái Phát Triển.Dự án Dấu hiệu Cộng Đồng trong chánh sách này sẽ được cứu xét về nơi thích hợp và tiêu chuẩn kiểu mẫu. Dự án phải gồm sự mô tả địa điểm, bản vẻ tỷ lệ kế hoạch dự án và độ cao, kế hoạch ngân quỹ, xác định khả năng tài chánh cho việc cứu xét và tiến hành dự án bằng tài chánh hợp lý để hoàn tất công trình, gắn Dấu hiệu Cộng đồng với sự thỏa thuận được bảo trì. Dự án cũng sẽ được cứu xét qua sự thống nhất của cơ quan CEQA b). Cộng đồng và tham khảo ý kiếnTrước khi đưa ra công cộng, ít nhứt phải có một buổi hội thảo để giải thích dự án với các cư dân, những cơ sở thương mại, các chủ đất, và tổ chức Sáng Kiến Lối Xóm (SNI) cố vấn và những hiệp hội khác trong vòng bán kính 2,000 foot. Người hay nhóm đưa dự án phải có trách nhiệm tổ chức buổi họp cộng đồng. Trong tiến trình nộp đơn xin làm Dấu hiệu Cộng đồng trên vĩa hè , Cơ quan táp Phát Triển hay Giám đốc Cơ quan Thi Hàønh Lật Pháp phải bảo đảm dự án phù hợp với Qui Luật Dấu HiệuDưới đây là vài điều trong việc cứu xét kiến nghị:i). Điểm thứ nhứt là sự liên lạc, Cơ quan tái Phát Triển hay Cơ quan Thi hành Luật Pháp nhận đơn và chuyển giao cho Văn Phòng Thành (nếu thấy cần) và những cơ quan khác của Thành phố. Nhân viên phụ trách sẽ cứu xét dự án với từng đặc tính, về bối cảnh, số lượng, sự cân đối, tỷ lệ phải phù hợp với Quy định Dấu hiệu.ii). Với những dự án trong vòng Tái Phát Triển ngoài Trung Tâm Thành Phố, nhân viên Cơ Quan Tái PhátTtriển sẽ nhận được bản tham khảo của cơ quan Thi Hành Luật Pháp. Những chi tiết được nghiên cứu về đặc tính, bối cảnh, số lượng, cân đối, tỷ lệ phải phù hợp với Quy định Dấu hiệu.iii). Văn phòng thành phố thừa hành phải trợ giúp và góp phần tạo thuận tiện cho cộng đồng.iv). Sở Giao Tế Công Cộng cứu xét kế hoạch tài chánh đầy đủ để bảo đảm cho việc thực hiện dự án và tiềm lực ảnh hường đến việc xây cất. Một bản thỏa thuận về bảo trì phải có giữa người chịu trách nhiệm và Thành phố trong thời gian xây dựng.v). Sở Giao Thông sẽ cứu xét về tiềm lực ảnh hưởng đến sự điều hành giao thông.vi). Cơ quan tái Phát Triển hay Giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Pháp sẽ kết hợp giải thích với các cơ quan khác, tường trình thông báo hội ý quần chúng và đưa ra quyết định về sự áp dụng. vii). Quyết định của Giám đốc có thể phải ra trước Hội Đồng Thành Phố. c). Cứu xét về sự cải thiện dự án: Cơ quan Giao Tế Công Cộng sẽ cứu xét việc cải thiện dự án sau khi được chấp thuận của Cơ quan Tái Phát Triển hay Giám đốc Cơ quan Thi Hành Luật Pháp hay Hội Đồng Thành Phố. Nếu dự án của một nhóm hay cá nhân liên quan đến sự xây cất do quyên góp tài chánh, phải lập bản giao ước thỏa thuận được Giám đốc cơ quan Giao tế Cộng đồng chấp thuận, thông qua chánh sánh của thành phố đúng theo thủ tục hành chánh. Theo sau sự chấp hành các thỏa thuận, Cơ quan Giao Tế Cộng Cộng sẽ định giá và gọi thầu dự án, và chỉ chấp nhận hợp đồng khi đã nạp tiền bảo chứng cần thiết với thành phố. Sự chọn lựa chấp hành những thỏa thuận này, người bảo trợ dự án là cá nhân hay nhóm có thể thay mặt thành phố ảnh hưởng nhà thầu về việc cải tiến sự xây cất. Khi người bảo trợ định giá, làm giao kèo hay quyết định trực tiếp với nhà thầu, Giám đốc Sở Giao tế Công Cộng phải bảo đảm toàn bộ bản thỏa thuận được trao bằng tay cho Thành phố với đầy đủ kế hoạch. Việc bảo trì do thành phố giám sát và trách nhiệm thanh tra để bảo đảm dự án đúng tiêu chuẩn luật của thành phố. Thêm vào đó Giám đốc Cơ Quan Giao tế Công Cộng phải bảo đảm rằng người yểm trợ ký thỏa thuận với thanh phố về sự bảo trì cho dự án. Trong sự sắp xếp này, Cơ quan Giao tế Cộng đồng điều hợp để cải thiện kế hoạch đã được yểm trợ và Cơ quan tái Phát Triển hay Cơ quan Thi Hành Luật Pháp bảo đảm chắc chắn phù hợp với dự án đã dược phê chuẩn. 7./ Các Dấu hiệu Cộng đồng có thể bị Thành phố hay Cơ quan Tái Phát Triển dẹp đi vì lý do hư hỏng, kém bảo trì, an toàn công cộng, phúc lợi công cộng. Việc dẹp bỏ chỉ xảy ra đi sau khi được thông báo và cho cơ hội để gắn trở lại, trừ khi Cơ quan Giao Thông, Tái Phát Triển, hay Thi Hành Luật Pháp xác nhận sự hiện diện của các dấu hiệu gây nguy hiểm cho sự an toàn. Tất cả những Dấu hiệu Cộng đồng bị dẹp được đem về cất tại kho của Thành phố, hay bỏ đi nếu Cơ quan Giao Thông xác định các dấu hiệu không còn xài được nữa. Giám đốc Sở Giao Thông, những người hay nhóm bảo trợ Dấu hiệu Cộng đồng, người dân lối xóm/ những cơ sở thương mại có thể làm kiến nghị yêu cầu dẹp các Dấu hiệu Cộng Đồng. Trong việc cứu xét kiên nghị này Cơ quan tái Phát triển hay Giám đốc Thi Hành Luật Pháp sẽ:a). Liên lạc người hay nhóm bảo trợ dấu hiệu (không phải là những người đưa kiến nghị) và cho họ cơ hội sửa chữa lại những vấn đề đã được phổ biến rộng rãib). Mở một buổi họp cộng đồng, với giới chức thẩm quyền trong Hội đồng thành phố, đưa ra khẩn khoản về dấu hiệu, tin tức đối việc cần phải dẹp bỏ các dấu hiệu.c). Mở buổi điều trần để hủy bỏ Dấu hiệu Cộng đồng và cho phép dẹp bỏ.8/. Giám đốc điều hành Cơ quan Tái Phát Triển, hay Giám đốc Cơ quan Thi hành Luật Pháp hay Hội đồng Thanh phố, có thể đưa ra những điều kiện thích hợp khác trong vấn đề Dấu hiệu Cộïng đồng nhằm làm giảm trở ngại nhãn quang hay làm hỏng sự nhìn thấy của mắ, để làm tăng an toàn cho người đi bộ và xe cộ lưu thông, hoặc bổ túc thêm những điều khỏan cho chính sách này. Qui định trong chính sách này tiêu biểu cho những điều tiêu chuẩn thối thiểu./.Cuộc đấu tranh nào cũng có cái giá của nó. Cho nên, đánh giá sự thành công hay thất bại đối với một vấn đề nhạy cảm như cái tên “LITTLE SAIGON” là điều đòi hỏi nhiều tế nhị. Đã vậy, lại bị sự thống trị của một Thị trưởng kém tài, nhưng thuộc loại thực dân mới. Lại có thêm sự trợ lực nồng nhiệt của một nghị viên Việt thân cộng, và một tập đoàn Việt gian thân cộng gồm trí thức, tài phiệt, đảng phái đứng phía sau “quân sư”thì quả là một chuyện khó. Thôi thì, “mèo bé bắt chuột con gặm đở ghiềnû”. Có - còn- hơn - không - là phải ngồi “bơ mỏ”!!!...Đặng thiên Sơn28/3/08

* Đặng thiên Sơn

Ngày 20 tháng 11 năm 07, sau hơn 4 tiếng đồng hồ ngồi nghe “tiếng nói người dân” yêu cầu chọn tên “Little Saigon” cho khu thương mại VN trên đường Story. Hội Đồng Thành Phố, lỗ tai họ, chỉ nghe “tiếng nói thỏ thẻ duy nhứt của nghị viên “ăn cháo đái bát” Madision Nguyễn” nên đã chọn tên “Saigon Business District”. Đây là một “Nghị quyết quái gở”.Sau quyết định phản dân chủ, mang nặng tính kỳ thị, độc tài, phe đảng đó. Các cuộc biểu tình thứ Ba Đen của Cộng đồng trước tiền đình thành phố được thực hiện. Những cuộc biểu tình trong nắng, dưới mưa và trong gió lạnh của cộng đồng đang tiếp tục diễn ra thì ngày 13/2/08, Hội Đồng Thành Phố lại ra một Nghị quyết khác. Nghị quyết này không thuộc loại “quái gở', nhưng lại thuộc loại “quái đản”. Đó là họ đưa chuyện đặt tên “Little Saigon” ra hỏi cử tri thành phố trong phiếu bầu tháng 11/08. Và cho biết sẽ ra luật xác định tư cách người có quyền đặt tên. Hậu quả của cái “Nghị quyết quái đản” vừa nói, đã làm các cuộc biểu tình ngày thứ Ba Đen càng ngày càng đông người tham dự. Theo sau đó, vào trưa ngày thứ Sáu 15 tháng 2, chiến sĩ Lý Tống bắt đầu tuyệt thực. Để rồi đến ngày 2/03/08, cộng đồng VN San Jose, đã phối hợp với nhiều thành phố khác tại miền Bắc, Nam Cali tổ chức một cuộc biểu tình trước City Hall với hơn 8 ngàn người tham dự.Cuộc đấu tranh đòi thực thi dân chủ tiếp diễn trong căng thẳng, cho đến ngày 4/3/08, HĐTP lại đẻ ra một “Nghị quyết quái thai” khi đã dùng một danh sách 92 thương gia, nghiệp chủ thuộc loại “treo đầu dê bán thịt chó” do tài phiệt Lê Văn Hướng (Lee's Sandwiches) đưa ra với sự hổ trợ của đảng viên Việt Tân (đảng chủ trương thỏa hiệp với VC) Hoàng thế Dân. Với danh sách “nửa ma, nửa người” này. Hội Đồng Thành Phố một lần nữa đã thẳng tay từ chối tên “Little Saigon” cho khu thương mại trên đường Story. Với luận điệu sẽ ra luật để chỉ có những người có cơ sở thương mại trong vùng mới có quyền đặt tênVới hơn 16 cuộc biểu tình thứ Ba Đen có từ 200 đến 400 người tham dự. Cộng với 28 ngày tuyệt thực, tuyệt ẩm của chiến sĩ Lý Tống, và mỗi đêm có hơn 300 người đến ca hát nhạc hùng trước tiền đình thành phố. Đã làm tăng thêm hình ảnh thảm thương cho bộ mặt tươi đẹp của City Hall. Hình ảnh của một “bông Bí luộc”. Trong điều kiện khách quan với những “hình ảnh bi thảm” qua sự tuyệt thực của Lý Tống và “hình ảnh dũng mãnh, phi thường” của các cuộc biểu tình. Hai hình ảnh vừa bi thảm vừa hùng tráng này, đã vẻ ra trong đầu tập đoàn Chuck Reed và Madision Nguyễn một viễn tượng gần, về một án mạng qua hình ảnh Lý Tống càng ngày càng tiều tuỵ. Với sự chỉ đạo, bày vẻ của thế lực sau lưng, và với cái thế luôn luôn là kẻ chủ động “cầm cán chớ không phải cầm lưỡi” một con dao. Đồng thời, để chạy tội đồng lõa trong ván bài “treo đầu heo bán thịt chó” của Lê Văn Hướng bị lộ tẩy. Hội Đồng Thành Phố đã tung ra chiêu “Bản Ghi Nhớ ngày 13/3/08”, với đề nghị tặng món quà “COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS” cho cộng đồng và các tổ chức đang tranh đấu. Công tâm mà nói, đây là “món quà bất ngờ”. Bất ngờ! Vì là điều kiện cộng đồng không đặt ra, và mọi người chưa hề nghĩ tới hay bàn đến. Nhưng nếu có nghĩ đến, thì có lẽ nó sẽ đến sau khi đã có được cái tên chính thức cho khu thương mại là LITTLE SAIGON.Thế là trưa ngày 13/3, người chiến sĩ cang trường Lý Tống đã vào nhà hàng Lan đối diện City Hall để thưởng thức món phở. Và chiều hôm đó, vào bệnh viện Alexand Brother nằm nghĩ dưỡng sức. Cộng đồng thở phào nhẹ nhỏm. Cộng đồng còn hân hoan hơn nữa khi ngày 25/3/08, HĐTP với đa số đã chính thức phê chuẩn chấp thuận Bản Ghi Nhớ được bảo trợ bởi: Chuck Reed, Madision Nguyễn, David Cortese, Sam Licarrdo với chủ đề: COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNA BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD, như là một thắng lợi vẻ vang.Trong bản ghi nhớ và quyết định của HĐTP ngày 25/03/08, về COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNA BEARING THE NAME “LITTLE SAIGON” ALONG STORY ROAD đều đựa vào điều khoản 9-3 trong chính sách của thanh phố.Vậy điều 9-3 đã đề cập đến những chi tiết gì? Trong phạm vi chữ nghĩa vừa phải, xin tạm dịch từ nguyên bản Anh ngữ (5 trang) để mọi người cùng có khái niệm và tham khảo.
CITY COUNCIL POLICY, PAGE 1 of 5,POLICY NUMBER 9-3 TITLE COMMUNITY IDENTIFICATION SIGNS AND ARCHITECTURAL/ GATEWAY MONUMENTS.Tạm DịchChính sách của thành phố trong Điều luật 9-3, trang 1/5, về dấu hiệu , kiến trúc, cổng vào đài kỷ niệm định danh cộng đồng. QUÁ TRÌNH Vào đầu thập niên 1970, HĐTP đã quan tâm đến vấn đề tiềm tàng gây trở ngại thị giác và nhận thức về các vật thể không đồng nhất trong thành phố do hậu quả có quá nhiều Dấu hiệu chỉ danh Cộng đồng .Ngày 27 tháng 3 năm 1972, điều 9-3 của HĐTP đã công nhận và ngăn cấm cộng đồng có những dấu hiệu khác, ngoài những dấu hiện liên quan đến di tích lịch sử tự nhiên. Điều này được áp dụng, nhằm diễn đạt quyết định bảo đảm sự hợp nhất bộ mặt của thành phố ở vài khu vực khác nhau và những khu lối xóm . Ngày nay, qua sự trưởng thành, San Jose đã là thành phố hiện đại của thế giới có những liên hệ xóm làng vững chắc. Trong quan hệ này, việc dùng những Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ các cổng vào tượng đài kỷ niệm, có thể làm tăng cảm giác mới nhưng không làm tổn thương đến đồ án San Jose và không vượt quá sự đồng nhứt của thành phố. Là một thành phố lớn với số lượng dân cư đông đảo, San Jose có thể dùng các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ cổng vào tượng đài kỷ niệm nằm trong dự án của thành phố về việc ngăn ngừa có quá nhiều sự giống nhau đưa đến trở ngại cho nhãn quang, gây tai họa cho sự lưu thông, để đẩy mạnh gắn bó, đồng nhất trong liên hệ xóm giềng. Trên thực tế, vào thời điểm thành phố thực hiện các Dấu hiệu Cộng đồng cần phải có sự bổ sung việc bảo trì một cách chặt chẻ với các công trình xây dựng, cho dù là vấn đề nhỏ cũng không thể tách riêng biệt.Theo qui định của Thành phố về dấu hiệu, được công nhận ngày 10/11/1992, bao gồm các điều tiên liệu cho phép các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/cổng vào đài kỷ niệm được đặt nơi đất tư nhân hay vĩa hè công cộng. Vào ngày 15/10/2002, Hội đồng thành phố, đã bổ túc điều 9-3, cho phép các Dấu hiệu Cộng đồng, kiến trúc/ cổng vào đài kỷ niệm được quyền đặt tại những khu vực lớn trong thành phố. Trong khi điều chỉnh sự thay đổi này, Cơ Quan Tái Phát Triển vẫn có quyền tuyên bố về những khế ước đã thỏa thuận về các công trình kiến trúc và đồ án dấu hiệu cổng của thành phố trong chương trình đã được công nhận trong chiến lược năm 2020: Chiến lược phát triển Thị Trấn vĩ đại hơn ( Greater Downtown) , và kế hoạch dấu hiệu chánh của thị trấn, là chủ điểm cuối cùng còn duy trì nói đến sự cấm đoán trong điều 9-3.Qua duyệt xét lại những điều đã ký, sửa chửa trong điều 9-3, và theo chiều hướng mới đây của hành phố, đã nhấn mạnh để đi đến kết luận là sự thay đổi, khi và ở nơi nào chính đáng được xác nhận được phép đặt dấu hiệu và kiến trức/ cổng vào các đài kỷ niệm chỉ danh cộng đồng. ĐỊNH NGHĨABảng hiệu cộng đồng nói trong điều lệ này nhằm diễn tả những dấu hiệu chỉ danh, kiếntrúc/ cổng vào đài kỷ niệm. Mục đích của dấu hiệu/tượng đài là để yểm trợ vài dự án xây dựng cần thiết, được hiểu mang đặc tính riêng và duy nhất liên quan đến lối xóm và khu vực trong thành phố.MỤC ĐÍCH Chính sách này xác định những điều đã được ký và không, tự nó bên trong, có vài thay đổi trong Bộ luật Thị xã về Dấu hiệu Cộng đồng. Với ý định:1.- Cung cấp hướng dẫn khi nào và chỗ nào được dành riêng đặt Dấu hiệu Cộng đồng.2.- Bảo đảm rằng các những Dấu hiệu Cộng đồng không:a). Tạo ra trở ngại cho thị giác, hay b). Tạo ra sự nguy hiểm cho giao thông và người đi bộ, hoặcc). Làm giảm giá trị nhận thức về sự đồng nhứt toàn thành phố, mà tạo được sự đồng nhất qua các hình ảnh sinh động. Tất cả những Dấu hiệu Cộng đồng lệ thuộc vào Qui Luật Dấu hiệu và được dự trù để cứu xét quyết định và cho phép. Dấu hiệu Cộng đồng mọi nơi trong thành phố lệ thuộc điều nàyNhững việc nằm trong Trung tâm Thành phố, như đã được vạch rõ trong kế hoạch tổng quát của San Jose năm 2020, với những chủ đề đề xướng phải được Cơ quan Tái phát Triển (RDA) tán thành, trong khi ấy các Cơ quan Kế hoạch, Xây dựng và Cơ quan Thi hành Luật pháp (PBCE) sẽ xác nhận những việc này ngoài phạm vi Trung tâm Thành phố.CHÁNH SÁCH1./ Khái quátDấu hiệu Cộng đồng có thể đặt để ở nơi đất tư nhân hay trên hè phố công cộng. Những kiểu mẫu, kích thước và hình dạng những dấu hiệu này tùy thuộc vào những đặc tính khác nhau trên vĩa hè . Thông thường là những dấu hiệu không có chân, có khoảng cách hai dầu, có điểm giữa bên trong hoặc là nằm trên mép của đường phố. Có ba loại Dấu hiệu Cộng đồng trên hè phố công cộng: Dấu hiệu chỉ danh liên hệ lối xóm, dấu hiệu chỉ danh khu thương mại và biểu ngữ. Hai thứ đầu thường thường là những dấu hiệu được gắn thường xuyên trên những nền cột cứng, bằng những loại vật liệu mềm dẽo như đã được treo trên đường phố. Qui định Dấu hiệu Thành phố bao hàm điều khoản cho phép những lại dấu hiệu này. Thành phố sẽ coi lại dấu hiệu này về kích thước, tỷ lệ, khối lượng, nội dung, và tiềm lực ảnh hưởng đối với vấn đề giao thông. 2./ Quyền sở hữu và bảo trợ dấu hiệu Cộng đồng được cứu xét với mục đích khi đã xác nhận chắc chắn rằng Dấu hiệu Cộng đồng tại một nơi thích khợp trong Thành phố không phải là sự đóng góp nhỏ hay làm mất đi sự gắn bó trong thành phố. Với những dấu hiệu trên hè phố, chỉ có Thành phố hay Cơ quan Tái Phát triển làm việc thẳng để thể thực hiện Qui định Thành phố về dấu hiệu và sẽ, theo sau, khi cần thu hồi lại quyền sở hữa của họ. Dù vậy, các liên hệ lối xóm và các tổ chức buôn bán, hay những nhóm tư nhân như những các chủ nhà có thể yêu cầu Thanh phố hay Cơ quan Tái phát triển cứu xét chổ thích hợp đặt để Dấu hiệu Cộng đồng căn cứ vào sự hứa hẹn quyên góp tài chánh cần thiết để xây dựng và bảo quản. Sự chọn lựa cá nhân hay là một nhóm có thể là chìa khóa để thỏa thuận với Thành phố hay Cơ quan Tái Phát Triển về định giá, gọi thầu thiết kế dấu hiệu Cộng đồng dự trù được bảo trì trong thời gian dài.Một cách tổng quát, Thành phố hay Cơ quan Tái Phát triển sẽ không chấp thuận viện để các Dấu hiệu Cộng đồng trừ khi nó được Thành phố và chương trìnnh Cải Thiện Tái Phát Triển chấp thuận từ trước, hoặc là do sự đề nghị của một thực thể có số lượng nhiều người hay nhóm liên hệ trong xóm hay hội thương gia chịu bỏ tiền ra làm và bảo trì các Dấu hiệu Cộng đồng..3./ Quy định chổ đặt Dấu hiệu Cộng đồnga). Dấu hiệu Cộng đồng có thể gắn chỗ lối vào hay tại một nơi sở hữu chung của cộng đồng hay nơi khu vực thương mại. Tuy nhiên, nó không phải dùng để xác định đặc trưng ranh giới cộng đồng. Bởi vì Dấu hiệu Cộng đồng choáng chỗ của dĩa hè công cộng, có khuynh hướng làm xáo trộn nhãn quang nếu cho phép đặt ở mỗi đường phố. Với lý do này, nó chỉ thích hợp hạn chế được g ở các đường lớn không có dân cư ngụ. Vì thế Dấu hiệu Cộng đồng chỉ cho phép ở đường chính và những đường được chọn là quan trọng đã được xác định trong kế hoạch năm 2020.b). Dấu hiệu Cộng đồng phải:i). Không gây trở ngại giao thông, trở ngại cho người đi bộ đi, hay những nguy hiễm an toàn khác.ii) Tuân theo bản hướng dẫn giao thông của tiểu bang.4./ Quy luật về Dấu hiệu Cộng đồnga). Trong phạm vi có thể được, Dấu hiệu Cộng đồng nơi vĩa hè phải hội nhập với các bảng chỉ dẫn lưu thông hay các trang trí thành phố đã có sẳn.b) Kích thước, kiểu mẫu, số lượng phải cân xứng và địa điểm đặt Dấu hiệu Cộng đồng phải thích hợp với khu vực được đề nghị.c). Dấu hiệu Cộng đồng phải đáp ứng sự nổi bật chỉ danh khu vực như đã đề nghị, và đóng góp vào sự “tìm- lối” cho khách bộ hành và xe cộ.5./ Xây dựng và Bảo quảnTất cả những Dấu hiệu Cộng đồng và yểm trợ xây dựng phải được làm an toàn và bảo quản tốt. Phải được giữ không có bụi bặm, dơ bẫn, sứt mẻû, rạn nứt hay tróc sơn. Chữ viết và những nhãn hiệu trái phép phải dẹp bỏ, phải thay bóng đèn hư, giá treo hay những phần hư rách phải được sửa chữa. Không được dời những dấu hiệu có các thông điệp treo ở những cột, trừ khi tạm thời để thay đổi thông thiệp hay thay thế bề mặt dấu hiệu.6./ Duyệt xét lại tiến trìnhXem xét và đánh giá những Dấu hiệu Cộng đồng vĩnh viễn trên vĩa hè được các cơ quan hỗn hợp của thành phố cứu xét. Đề nghị chấp thuận tiến trình cứu xét phải thông qua ngân sách thành phố, một trong hai là tài chánh Thành phố, Cơ quan Tái Phát Triển hay là của tư nhân đóng góp, sẽ được bàn thảo đến.Những Dấu hiệu chỉ danh Cộng đồng mềm mại, co dãn được như khẩu hiệu ở vĩa hè bao gồm trong chánh sách này. Tuy nhiên, đề mục này trong chương trình biểu ngữ thành phố do Cơ quan Công viên, Giải trí và Phục vụ Dân cư quản lýSự cứu xem xét theo tiến trình dưới đây:a). Xét về mẫu mã: Tất cả đề nghị đặt Dấu hiệu Cộng đồng phải trải qua một cuộc duyệt xét toàn diện. Sở Kế hoạch, Xây dựng và Cơ quan Thi hành Luật pháp (PBCE) hay Cơ Quan Tái Phát triển Trung tâm Thanh phố , sẽ phối hợp cứu xét, với đầy đủ toàn thể phí tổn. Nhân viên Cơ quan Thi Hành Luật Pháp hay Cơ quan Tái Phát Triển phối hợp đề nghị với Văn phòng Thành phố, Sở Giao Tế Công Cộng (DPW), and Sở Giao Thông(DOT). Cơ quan Thi Hành Luật Pháp sẽ điều hợp áp dụng Dấu hiệu Cộng đồng trong khu vực tái phát triển ngoài Trung tâm Thanh phố được thêm vào với Cơ quan Tái Phát Triển.Dự án Dấu hiệu Cộng Đồng trong chánh sách này sẽ được cứu xét về nơi thích hợp và tiêu chuẩn kiểu mẫu. Dự án phải gồm sự mô tả địa điểm, bản vẻ tỷ lệ kế hoạch dự án và độ cao, kế hoạch ngân quỹ, xác định khả năng tài chánh cho việc cứu xét và tiến hành dự án bằng tài chánh hợp lý để hoàn tất công trình, gắn Dấu hiệu Cộng đồng với sự thỏa thuận được bảo trì. Dự án cũng sẽ được cứu xét qua sự thống nhất của cơ quan CEQA b). Cộng đồng và tham khảo ý kiếnTrước khi đưa ra công cộng, ít nhứt phải có một buổi hội thảo để giải thích dự án với các cư dân, những cơ sở thương mại, các chủ đất, và tổ chức Sáng Kiến Lối Xóm (SNI) cố vấn và những hiệp hội khác trong vòng bán kính 2,000 foot. Người hay nhóm đưa dự án phải có trách nhiệm tổ chức buổi họp cộng đồng. Trong tiến trình nộp đơn xin làm Dấu hiệu Cộng đồng trên vĩa hè , Cơ quan táp Phát Triển hay Giám đốc Cơ quan Thi Hàønh Lật Pháp phải bảo đảm dự án phù hợp với Qui Luật Dấu HiệuDưới đây là vài điều trong việc cứu xét kiến nghị:i). Điểm thứ nhứt là sự liên lạc, Cơ quan tái Phát Triển hay Cơ quan Thi hành Luật Pháp nhận đơn và chuyển giao cho Văn Phòng Thành (nếu thấy cần) và những cơ quan khác của Thành phố. Nhân viên phụ trách sẽ cứu xét dự án với từng đặc tính, về bối cảnh, số lượng, sự cân đối, tỷ lệ phải phù hợp với Quy định Dấu hiệu.ii). Với những dự án trong vòng Tái Phát Triển ngoài Trung Tâm Thành Phố, nhân viên Cơ Quan Tái PhátTtriển sẽ nhận được bản tham khảo của cơ quan Thi Hành Luật Pháp. Những chi tiết được nghiên cứu về đặc tính, bối cảnh, số lượng, cân đối, tỷ lệ phải phù hợp với Quy định Dấu hiệu.iii). Văn phòng thành phố thừa hành phải trợ giúp và góp phần tạo thuận tiện cho cộng đồng.iv). Sở Giao Tế Công Cộng cứu xét kế hoạch tài chánh đầy đủ để bảo đảm cho việc thực hiện dự án và tiềm lực ảnh hường đến việc xây cất. Một bản thỏa thuận về bảo trì phải có giữa người chịu trách nhiệm và Thành phố trong thời gian xây dựng.v). Sở Giao Thông sẽ cứu xét về tiềm lực ảnh hưởng đến sự điều hành giao thông.vi). Cơ quan tái Phát Triển hay Giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Pháp sẽ kết hợp giải thích với các cơ quan khác, tường trình thông báo hội ý quần chúng và đưa ra quyết định về sự áp dụng. vii). Quyết định của Giám đốc có thể phải ra trước Hội Đồng Thành Phố. c). Cứu xét về sự cải thiện dự án: Cơ quan Giao Tế Công Cộng sẽ cứu xét việc cải thiện dự án sau khi được chấp thuận của Cơ quan Tái Phát Triển hay Giám đốc Cơ quan Thi Hành Luật Pháp hay Hội Đồng Thành Phố. Nếu dự án của một nhóm hay cá nhân liên quan đến sự xây cất do quyên góp tài chánh, phải lập bản giao ước thỏa thuận được Giám đốc cơ quan Giao tế Cộng đồng chấp thuận, thông qua chánh sánh của thành phố đúng theo thủ tục hành chánh. Theo sau sự chấp hành các thỏa thuận, Cơ quan Giao Tế Cộng Cộng sẽ định giá và gọi thầu dự án, và chỉ chấp nhận hợp đồng khi đã nạp tiền bảo chứng cần thiết với thành phố. Sự chọn lựa chấp hành những thỏa thuận này, người bảo trợ dự án là cá nhân hay nhóm có thể thay mặt thành phố ảnh hưởng nhà thầu về việc cải tiến sự xây cất. Khi người bảo trợ định giá, làm giao kèo hay quyết định trực tiếp với nhà thầu, Giám đốc Sở Giao tế Công Cộng phải bảo đảm toàn bộ bản thỏa thuận được trao bằng tay cho Thành phố với đầy đủ kế hoạch. Việc bảo trì do thành phố giám sát và trách nhiệm thanh tra để bảo đảm dự án đúng tiêu chuẩn luật của thành phố. Thêm vào đó Giám đốc Cơ Quan Giao tế Công Cộng phải bảo đảm rằng người yểm trợ ký thỏa thuận với thanh phố về sự bảo trì cho dự án. Trong sự sắp xếp này, Cơ quan Giao tế Cộng đồng điều hợp để cải thiện kế hoạch đã được yểm trợ và Cơ quan tái Phát Triển hay Cơ quan Thi Hành Luật Pháp bảo đảm chắc chắn phù hợp với dự án đã dược phê chuẩn. 7./ Các Dấu hiệu Cộng đồng có thể bị Thành phố hay Cơ quan Tái Phát Triển dẹp đi vì lý do hư hỏng, kém bảo trì, an toàn công cộng, phúc lợi công cộng. Việc dẹp bỏ chỉ xảy ra đi sau khi được thông báo và cho cơ hội để gắn trở lại, trừ khi Cơ quan Giao Thông, Tái Phát Triển, hay Thi Hành Luật Pháp xác nhận sự hiện diện của các dấu hiệu gây nguy hiểm cho sự an toàn. Tất cả những Dấu hiệu Cộng đồng bị dẹp được đem về cất tại kho của Thành phố, hay bỏ đi nếu Cơ quan Giao Thông xác định các dấu hiệu không còn xài được nữa. Giám đốc Sở Giao Thông, những người hay nhóm bảo trợ Dấu hiệu Cộng đồng, người dân lối xóm/ những cơ sở thương mại có thể làm kiến nghị yêu cầu dẹp các Dấu hiệu Cộng Đồng. Trong việc cứu xét kiên nghị này Cơ quan tái Phát triển hay Giám đốc Thi Hành Luật Pháp sẽ:a). Liên lạc người hay nhóm bảo trợ dấu hiệu (không phải là những người đưa kiến nghị) và cho họ cơ hội sửa chữa lại những vấn đề đã được phổ biến rộng rãib). Mở một buổi họp cộng đồng, với giới chức thẩm quyền trong Hội đồng thành phố, đưa ra khẩn khoản về dấu hiệu, tin tức đối việc cần phải dẹp bỏ các dấu hiệu.c). Mở buổi điều trần để hủy bỏ Dấu hiệu Cộng đồng và cho phép dẹp bỏ.8/. Giám đốc điều hành Cơ quan Tái Phát Triển, hay Giám đốc Cơ quan Thi hành Luật Pháp hay Hội đồng Thanh phố, có thể đưa ra những điều kiện thích hợp khác trong vấn đề Dấu hiệu Cộïng đồng nhằm làm giảm trở ngại nhãn quang hay làm hỏng sự nhìn thấy của mắ, để làm tăng an toàn cho người đi bộ và xe cộ lưu thông, hoặc bổ túc thêm những điều khỏan cho chính sách này. Qui định trong chính sách này tiêu biểu cho những điều tiêu chuẩn thối thiểu./.Cuộc đấu tranh nào cũng có cái giá của nó. Cho nên, đánh giá sự thành công hay thất bại đối với một vấn đề nhạy cảm như cái tên “LITTLE SAIGON” là điều đòi hỏi nhiều tế nhị. Đã vậy, lại bị sự thống trị của một Thị trưởng kém tài, nhưng thuộc loại thực dân mới. Lại có thêm sự trợ lực nồng nhiệt của một nghị viên Việt thân cộng, và một tập đoàn Việt gian thân cộng gồm trí thức, tài phiệt, đảng phái đứng phía sau “quân sư”thì quả là một chuyện khó. Thôi thì, “mèo bé bắt chuột con gặm đở ghiềnû”. Có - còn- hơn - không - là phải ngồi “bơ mỏ”!!!...
Đặng thiên Sơn
28/3/08