20/11: Ngày “báo tử” sự nghiệp chính trị của
nghị viên Madison Nguyễn khu vực 7.
*Đặng thiên Sơn
Câu chuyện bắt đầu vào buổi tối định mệnh ngày 20 tháng 11 năm 2007. Trong ngày này, tại lầu hai City Hall bà Madison và HĐTP đã phủ quyết việc đặt tên “Little Sàigòn” đứng hạng nhứt cho khu thương mại người Việt nằm trên đường Story, để chọn tên “Sàigòn Business District” đứng hạn chót. Sự chọn lựa ngược đời, phản dân chủ, đã được nhà văn Nguyễn thiếu Nhẫn và Kiêm Ái kể rõ lại từng chi tiết trong quyển Tạp luận tựa đề "Sàigòn Business District: Hồi Chuông Báo Tử.”
Theo hai tác giả thì "Sàigòn Business District: Hồi Chuông Báo Tử” là “thông điệp báo tử” liên quan đến “sự nghiệp chính trị của bà nghị viên Madison và sự nghiệp phát thanh của đài Quê Hương.”
Với kết quả hội đủ chữ ký bãi nhiệm, trưa ngày 4 tháng 11 năm 2008, HĐTP San Jose đã long trọng công bố ngày 3 tháng 3 năm 2009 là ngày bầu bãi nhiệm bà Madison. Như vậy “Hồi chuông báo tử” của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn và Kiêm Ái sắp trở thành hiện thực. Trong khi ấy, sau hơn cả năm trời cặm cụi ghi ghi, chép chép, quyển hồi ký mang tên “Thế Lực Đen” của nữ chiến sĩ Nguyễn thị Ngọc Hạnh ra đời, đã làm rơi cái mặt nạ chống cộng vì tiền của đài phát thanh Quê Hương.
Đối tượng của Ủy Ban Bãi Nhiệm là bà nghị viên Madison.
Là một người ủng hộ việc làm của UBBN, nên đối tượng các bài viết của tôi cũng là bà Madison. Do đó, tôi ít khi đề cập đến những tổ chức, đoàn thể hay cá nhân mà bà Madison có nhu cầu cần họ nói mướn hay cần họ viết mướn, luôn cả “có thể” nói là chưởi mướn.
Tôi không chủ trương tranh luận để được hơn hay thua hoặc chứng minh thiệt hay giả với những người mà hai ông Nguyễn thiếu Nhẫn, Kiêm Ái cho là tay sai của bà chủ Madison, vì nó vô ích, mất thì giờ, sai mục tiêu. Chớ còn nói ngang, nói bừa, để trở thành vô tư cách thì một người bình thường, ai cũng có khả năng để đào sâu hố hận thù.
Trong đấu tranh với phương tiện là súng đạn, dao găm, mã tấu hay tranh luận bằng lời nói, chữ viết, người tham chiến ở vị trí bên này hay bên kia, ai cũng có cái giá phải trả cho dù là mình đúng hay mình sai. Như cái giá ông Đỗ Hùng, Lê Hữu Phú phải trả khi hiên ngang lãnh đạo Phong Trào Đấu Tranh Đòi Dân Chủ để chống lại quyền lực phản dân chủ của Thị trưởng Chuck Reed. Cái giá ông Lê Lộc, Thomas Nguyễn, Hồ Vũ phải trả khi lãnh đạo UBBN đối đầu với NV Madison Nguyễn, với Thị trưởng Chuck Reed và những NV có mặt tại quán Cà phê Paloma, với Đảng Dân Chủ Santa Clara, với Công Đoàn Lao Động Vùng Nam Vịnh, thậm chí với cả dân biểu Mike Honda. Và cái giá của ông Chủ tịch cộng đồng Nguyễn Ngọc Tiên phải trả khi yểm trợ các việc làm chính nghĩa của cộng đồng. Bên cạnh đó, đài phát thanh Việt Nam Am 1430 của ông Huỳnh Hớn, Việt Nam Nhật báo của ông bà Quỳnh Thi, Nguyễn Thiện Căn, báo Tiếng Dân của Nguyễn Thiếu Nhẫn, Kiêm Ái, báo Saigòn USA của LS. Tâm cũng không ngoại lệ khi phổ biến những tiếng nói công đạo, nhằm làm sáng tỏ tinh thần thực thi dân chủ “thiểu số phải phục tùng đa số” cũng phải trả giá cho việc làm của họ. Cái giá ra làm sao, chắc mọi người đã thấy.
Ngược lại, cũng như vậy, phía bên kia, cái giá bà nghị viên Madison phải trả cho hành động phản dân chủ, mạt sát cử tri, nói dối cử tri, vi phạm Brown Act, ngăn cản nghị quyết cờ vàng, từ chối tên “Little Sàigòn” vì cái tên này có “âm hưởng chống cộng” và nhiều chuyện khác, là bà đang đối diện với bãi nhiệm. Trong khi ấy, Thị trưởng Chuck Reed, một tên “thực dân mới” cũng không khá hơn với hình ảnh khó có địa vị thị trưởng ở nhiệm kỳ thứ hai. Mặt khác, đài phát thanh Quê Hương của cặp diễn viên Đoan Trang - Nguyên Khôi cũng không tránh khỏi sự hổ thẹn khi bị đồng hương xa lánh, kết án vì hành vì “ăn cháo đái bát” của họ. Và báo Tin Việt News của ông Cao Sơn cũng không thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của tiếng đời thị phi, là ký giả chỉ biết bò và lết bằng đầu gối chẳng qua vì tiền. Thêm vào đó, những tên bạ đâu sủa đó, thiếu chừng mực như Hoàng Thế Dân, Hoàng Thưởng, Uông tiến Thắng … cũng vậy.
Trong xã hội, thời gian là giai đoạn của thời kỳ, trong đó, những sự kiện xảy ra khác nhau. Đây là những dấu mốc lịch sử. Con người cũng vậy, ai cũng có một thời sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cái với những ấn tượng vui buồn. Đây là chuỗi dài những kỷ niệm.
Là con người, đời sống tôi cũng không thoát ra khỏi định luật này. Cho nên, dù cuộc chiến Quốc - Cộng đã qua từ lâu nhưng tôi vẫn tự hào mình đã đổ máu, xương để vun bồi vùng đất tự do Miền Nam trong màu áo hoa rừng của Đại Đội 1 Trinh Sát - huy hiệu con Đại Thử của SĐND. Đại đội 1 Trinh sát năm 1970, lúc đó, khi tôi về dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng, K.19 Võ Bị Đà Lạt. Ngoài ra, Đại Úy Tăng, Đại Đội Phó còn có các sĩ quan Cúc, Hải, Phái, Hùng, Khai … và Thượng Sĩ Khang Thường Vụ đại đội.
Tôi tự hào đã có mặt tại căn cứ 5 Hoả lực Đắc Tô -Tân Cảnh, vùng rừng núi Tam biên Hạ Lào. Có mặt tại Dambe, Chúp, Snoul, Suông bên Kampuchia. Và trong các khu rừng già Minh Thạnh, Chơn Thành, Dầu Tiếng vào những ngày Bình Long Anh Dũng.
Tôi không bao giờ quên ngày ra trường Khóa 123 tôi bị “dù lôi”, bạn tôi bị “dù số 8”, và trường hợp ngàn năm một thuở là một đứa khác bị “dù xoắn, đuôi chồn” không kịp mở dù bụng nên chết khi chưa nhận được bằng.
Tôi không quên bác sĩ Trung úy Nguyễn văn Hiền người đã chích cho tôi mũi Peniciline đầu tiên trong đời, để ngừa vết thương nhiễm trùng tại bịnh viện Đỗ Vinh năm 1971 và không quên Thiếu tá Mễ TĐT/TĐ.11, Đại Úy Đính người to con, nước da ngâm đen nằm cạnh phòng tôi tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, người về từ mặt trận Quảng Trị năm 1972.
Tôi cũng không quên cái chết của “đứa em” Hạ sĩ Nê trong một buổi sáng Chủ Nhật cùng tôi Nhảy Diều Hâu trong rừng già tỉnh Bình Long, Bình Dương và còn nhiều thứ tôi không quên trong những năm quân ngũ của mình.
Tôi, Đặng thiên Sơn - Đặng đình Hải, không tranh cãi, không ồn ào với những người mà nhà văn Kiêm Ái, Nguyễn thiếu Nhẫn gọi là những kẻ “bưng bô” cho bà Madiosn đã được cựu Trung tá nhẩy dù Nguyễn Mộng Hùng “thú vật hóa” là “những con chó điên sủa bậy, cắn càn”.
Tôi kể những việc đã qua chỉ với mục đích cho mọi người thấy rằng, ai cũng có chỗ đứng trong xã hội và “sự thật” cũng có chỗ đứng trong mỗi con người, cho dù thời gian có là 33 năm, 100 năm, 1,000 năm hay nhiều hơn nữa vẫn không thay đổi. Do đó, với bạn bè, người quen biết và gia đình: “Tôi vẫn mãi mãi là một chiến sĩ của Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Tốt nghiệp khóa 3/68, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và là Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Kiến Hòa - Bến Tre” của một thời đã qua.
Sau mấy mươi năm “vật đổi sao dời” và sau một năm - ngày người Việt Hải Ngoại tại Thủ phủ chính trị San Jose bị HĐTP tước đoạt dân chủ và bà Madison tạt một “gáo nước lạnh” vào mặt . Nhìn lại, tôi rất hài lòng khi đã tự đặt mình vào hàng ngũ với các anh, chị cao niên khác đang hỗ trợ các bạn trẻ trong Ủy Ban Bãi Nhiệm bà Madison. Danh dự cộng đồng VN San Jose đang được đòi lại. Ngày tàn sự nghiệp chính trị của bà Madison đang cận kề. Và chắc chắn độc tài, áp bức sẽ bị đẩy lùi vào ngày 3 tháng 3 năm 2009 tới đây.
*Đặng thiên Sơn (18 tháng 11 năm 2008)
Sunday, December 14, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment