Chuyện khó tin nhưng có thật trong đêm 20/11/07
*Đặng thiên Sơn
Một năm qua thật mau, mới đó đã qua ngày 20/11. Ngày lịch sử mà Cộng Đồng VNHN tại San Jose chuốc lấy ưu phiền và mất mác. Ưu phiền vì đã bị bà nghị viên Madison làm cho buồn và mất mác vì kể từ đó hình ảnh bà Madison không còn trong lòng mọi người.
Nhân ngày kỷ niệm một năm cơn đau chưa dứt, nỗi buồn chưa tan và hệ lụy của nó chưa được giải quyết xong, tôi trình bài lại một số vấn đề để những ai không có mặt trong đêm định mệnh ấy thấy rằng việc bãi nhiệm bà Madison là việc làm chính đáng cần thiết.
Trong đêm lịch sử 20/11, hầu hết trên 90% người lên phát biểu đều “thỉnh cầu” HĐTP đặt tên “Little Sàigòn cho khu thương mại VN trên đường Story.
Sau phần phát biểu của cử tọa tham dự, phiên họp chuyển sang phần thảo luận và phát biểu của các nghị viên.
Tôi nhớ trong đêm ấy, nghị viên Oliverio đơn vị 6 trong phần phát biểu đã nói đại ý như sau: “Là một đại diện dân tôi không thể dùng tiền thuế của dân để làm những điều ngược lại nguyện vọng của dân…Trước ngày điều trần, tôi đã xuống khu phố VN trên đường Stoty. Quả thật! đây là một khu thương mại sầm uất, đã chứng minh được sự đóng góp tích cực của CĐVN vào sự phát triển kinh tế thành phố. Cho nên, tôi nghĩ, cộng đồng VN đáng được hưởng điều họ mong muốn là cái tên “Little Sàigòn”. Thêm vào đó ông Oliverio còn cho biết, trước khi phiên họp bắt đầu, ông đã đi vòng quanh dưới sân cờ, lẫn lộn với hàng ngàn người trong giá lạnh. Hình ảnh này, đã cho ông thấy và nhận ra sự tha thiết trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” như thế nào. Do đó, ông đề nghị các bạn đồng viện hãy bầu cho cái tên “Little Sàigòn.”
Lời nghị viên Oliverio vừa dứt, người có mặt trong phòng đã vỗ tay hoan hô vang rân. Nhưng, bà Madison đanh mặt lại, nhìn ông Oliverio rồi nhìn xuống đồng hương mình, bà nói lớn: “Không… không … không thể được ...”
Ông Oliverio, một người khác chủng tộc, khác khu vực 7 mà còn cảm thông, còn hiểu được lòng mong muốn của người Việt với cái tên “Little Sàigòn” như vậy. Nhưng không hiểu sao, bà Madison là người Việt lại đối xử với đồng hương mình như vậy, làm mọi người hết biết.
Tới phần phát biểu của nghị viên Kensen Chu đơn vị 4, ông này nói: “Thôi thì, để dung hòa tôi đề nghị chúng ta lấy cái tên “Little Sàigòn” đứng hạng nhứt đem xuống để ở giữa và lấy cái tên hạng chót “Sàigòn Business District” đem lên để ở giữa. Như vậy, sẽ có cái tên của một nửa bên này một nữa bên kia tức là tên “Little Sàigòn Business District”. Tôi nghĩ, giải quyết như vậy hai bên sẽ vui vẻ hết”. Nhưng than ôi! những đóng góp chân thành, hợp tình, hợp lý của ông Chu đã bị bà Madison bỏ ngoài tai bằng lời tuyên bố dõng dạc: “Không… không … Chỉ có tên Sàigòn Business District mà thôi!”
Làn sóng xôn xao, bất mãn của cử tọa nổi lên trước thái độ hách dịch của bà Madison. Sự thất vọng, ngỡ ngàng hiện rõ lên mặt mọi người. Người ta thấy rõ bà Madison là người chủ động trong phiên họp trong khi ông thị trưởng chỉ ngồi nín thinh chỉ phản ứng để làm dịu sự bất mãn của cử tọa. Thành ra “ý bà” đã được sắp xếp trước chớ không còn là “ý dân” nữa.
Nhưng chưa hết , trong phần lên tiếng của nghị viên Costant đơn vị 1, ông này nói: “Tôi xin đề nghị với quí đồng viện là chúng ta hãy tạm hoản cuộc biểu quyết đêm hôm nay lại, để hai bên (tức bà Madison và phía bên cộng đồng) có thời gian ngồi lại tìm một giải pháp dung hòa vui vẻ, hợp tình, hợp lý….” Nhưng khi ông Constant vừa dứt lời, bà Madison đã có quyết định ngay tức khắc. Bà nói gạt ngang: “Không…không… phải biểu quyết ngay tối hôm nay…”
Nhớ tới lời đề nghị của ông Constant, tôi lại nhớ tới lời ông Hoàng Thế Dân lên tiếng trách cứ, phàn nàn cộng đồng đã không cho bà Madison cơ hội gặp gở để giải quyết mâu thuẩn, xung đột. Nghĩa là ông này chỉ trích cộng đồng đã không dành cho bà Madison cơ hội… suy nghĩ lại. Đây là những lời nói trân tráo, nên tôi nghĩ mọi người không ngạc nhiên khi nhà văn Nguyễn thiếu Nhẫn gọi ông Hoàng thế Dân là “anh hề chính trị của đảng Việt Tân”. Đúng vậy, ông Hoàng Thế Dân toàn là “nói ngược đời” nhằm chửa cháy cho bà Madison, vì trước đó bà Madison đã từ chối tiếp xúc với Ban Đại Diện trước khi UBBN ra đời
Những sự việc vừa kể là niềm đau, sự xấu hổ và là một mất mác. Đây là chuyện có thật!
-Đau, vì không ngờ một người được cộng đồng thương mến giúp đở đưa lên địa vị nghị viên, lại trở mặt phản lại cộng đồng.
- Xấu hổ, vì trước mặt những nghị viên ngoại quốc, một nghị viên người Việt lại đối xử tệ bạc với đồng hương người Việt.
-Mất mác, vì kể từ đêm 20/11 cộng đồng VN miền bắc Cali đã mất “đứa con của cộng đồng” mà thân phụ bà Madison trao tặng.
Một năm đau thương đã trôi qua, nhưng những phiền muộn vẫn còn đó. Vào ngày 3/3/09 tới đây, là ngày cử tri Khu vực 7 bầu bải nhiệm bà Madison Nguyễn. Tôi tin tưởng rằng ngày 3/3/09 là ngày lịch sử sang trang, để mở ra một ngày mới cho người Việt Hải Ngoại tại San Jose. Ngày mới đó là ngày nơi lầu 18 City Hall không còn bóng dáng một nữ nghị viên trẻ người Việt Nam đi qua, đi lại nhìn xuống người biểu tình đòi dân chủ gọi là gánh xiệc. Lời nói mà TT. Bush cũng chưa dám mở miệng nói người biểu tình chống ông trước Tòa Bạch Ốc. Và chẳng những ngày 3/3/09 là ngày CĐVN làm nên lịch sử, mà chính bà Madison cũng đã đóng góp làm nên sự kiện lịch sử này, vì “bà là một nghị viên hưu trí non trong HĐTP San Jose, miền bắc California, Hoa Kỳ”.
Đặng thiên Sơn (20/11/08)
(Dựa theo các tài liệu lưu trử của UBBN)
Sunday, December 14, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment