Wednesday, June 18, 2008

* Xin Đa Tạ Những Đóng Góp Không Thể Phủ Nhận

Xin Đa Tạ Những Đóng Góp Không Thể Phủ Nhận

Đặng thiên Sơn

Trong lịch sử đấu tranh để thay đổi xã hội, đất nước và thế giới. Bất kỳ ở thời đại nào truyền thông cũng giữ một vai trò quan trọng. Không có truyền thông thì không ai biết và hiểu được những gì đã xảy ra chung quanh. Trong cuộc xung đột giữa Cộng đồng và Hội Đồng Thành Phố về việc chọn tên cho khu thương mại trước sự đánh phá của bọn truyền thông Việt gian. Nếu không có những cơ quan truyền thông chân chính. Cộng đồng không có những giờ phút yên tỉnh hôm nay.Trong bài viết này - là một thành viên trong cộng đồng. Tôi muốn nói lên sự cảm tạ về những đóng góp không thể phủ nhận. 1./ Về phát thanh, truyền hình:- Đài phát thanh Việt Nam AM1430: Trước hết nói đến sự sốt sắng, tích cực, nhiệt tình của đài Phát Thanh Việt Nam AM 1430 do Huỳnh Hớn và Nhật Hạ phụ trách. Phải nói rằng Huỳnh Hớn và Nhật Hạ không có chỗ nào để chê. Đài này, tuy không có điều kiện 24/24, như đài Quê Hương nhưng đã không bỏ sót bất cứ một chi tiết nhỏ nào khi biết được có liên quan đến việc đấu tranh cho tên “Little Sàigòn” trong các giờ phát thanh ban ngày lẫn chiều tối. Trong thời gian căng thẳng, đài Việt Nam AM 1430, hầu như ngoại trừ phần phát thanh quảng cáo để nuôi sống đài. Gần như họ đã bỏ hết các chương trình phụ thuộc khác để phục vụ cho cái tên “Little Saigòn”. Khi viết những giòng này, tôi hình dung ra gương mặt không mấy vui của “người bạn trẻ” Huỳnh Hớn vào trưa ngày 13/3/08. Ngày HĐTP ra Bản Ghi Nhớ, đề nghị cho phép Cộng đồng làm bản hiệu “Little SàiGòn” với điều kiện làm đơn xin phép. Hôm đó, may mắn, tôi có mặt trong phòng họp của Chuck Reed tại lầu 18 City Hall nên chứng kiến đầy đủ mọi việc xảy ra. Sau khi thảo luận xong, mọi người chuẩn bị xuống lầu thì Huỳnh Hớn hớt hơ, hớt hãi đi thang máy lên tới. Gặp Hùynh hớn tại thang máy, tôi cho biết cuộc gặp mặt thỏa thuận đã tản hàng. Nghe như vậy, Huỳnh Hớn thất vọng, có vẻ giận dỗi, giọng trách cứ : “Chuyện quan trọng vậy mà không ai cho cháu biết hết.” Tôi có nói, là tôi có gọi điện thoại và có nhắn với Huỳnh Hớn. Bây giờ, nhớ lại lại hình ảnh đó. Tôi thấy thương “anh chàng” này vô cùng.- Chương trình phát thanh của ông Huỳnh Lương Thiện: Tuy mỗi buổi sáng, giờ phát thanh không dồi dào, nhưng chương trình phát thanh Bolsa radio trên làn sóng 1430 của do Hùynh Lương Thiện phụ trách đã đóng góp không nhỏ trong việc cập nhựt, phổ biến tin tức đến người nghe. Dù với chương trình phát thanh không dài và phải bận rộng với tuần báo Mõ SF. Mỗi khi có những biến chuyển với sự kiện đặc biệt, Huỳnh Lương Thiện tuy ở xa nhưng vẫn cố gắng có mặt tại tiền đình City Hall, ban ngày cũng như đêm để lấy tin, đưa hình ảnh, viết bài, thông báo kịp thời đến đồng bào.- Đài truyền hình Việt Nam: Xem chương trình của truyền hình Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh chủ trương vào mỗi chiều. Người xem ai cũng nhận ra chủ trương “Fair & Balanced” như đài tryuền hình quốc tế Fox News của Mỹ. Ngồi theo dõi phần thảo luận, sôi nổi từ “hai phía- hai phe”. Đồng bào quan tâm tương đối nắm vững vấn đề rắc rối đang xảy. Với cách làm việc như vậy, với tôi, đài này đã đóng góp tích cực trong vai trò truyền thông của họ. - TV New Land: Do Tài văn Kiên và Nghê Lữ thực hiện. Với những hình ảnh qua truyền hình và video ghi lại những sinh hoạt đấu tranh của đồng, là một tài liệu quí báu. Tuy không bình luận nhiều, nhưng những hình ảnh của New Land ở khía cạnh nào đó có giá trị về mặt hình thức đối với cuộc đấu tranh đầy “gian khổ” của Cộng đồng Việt tại San Jose. Như là một đóng góp không thế chối bỏ.2./ Về Báo Chí- Việt Nam Nhật Báo: Đứng đầu về việc đưa tin, hình ảnh, liên quan đến biến cố “Little Saigòn” từ ngày khởi đầu cho đến ngày “tạm chấm dứt” mau nhứt, đầy đủ nhứt, đặc biệt nhứt,là tờ Việt Nam Nhật Báo của ông bà Nguyễn Thiện Căn- Quỳnh Thi. Trong suốt thời gian xảy ra cuộc tranh chấp cái tên “Little Saigòn” giữa cộng đồng và bà Madision Nguyễn chưa Hội Đồng Thành Phố chính thức đính vào. Rồi đến việc nhảy xổm vô “làm lớn chuyện” của Hội Đồng Thành Phố từ tối ngày 20/11/07. Hình như, VNNB không vắng mặt ngày nào, ngày cũng như đêm. Đặc biệt, là từ các cuộc biểu tình thứ Ba, ngày họp HĐTP, Lý Tống tuyệt thực và văn nghệ dã chiến. Qua hệ thống Internet nếu ngủ dậy lúc 6,7 giờ sáng đồng bào muốn xem những tin sơ khởi, mới nhất, hay những “biến cố” đã xảy ra thì lên trang Web của VNNB là thấy ngay. Theo như những gì được cập nhật trên Internet đã cho người đọc thấy nhóm chủ trương VNNB đã làm việc tới 1, 2 giờ sáng vì những gì họ “phóng lên” (post) đã ghi rõ giờ giấc. Tôi không ngạc nhiên khi đọc bài báo của tác giả Bùi Văn Phú với tựa đề “Một danh xưng, một biểu tượng và một bài học” đăng trên tờ Vtimes, số 96, phát hành ngày thứ Sáu 21 tháng 3 năm 2008, có đoạn đã viết: “Phía báo chí Việt ngữ tuy còn theo phía này hoặc phía kia, riêng tờ Việt Nam Nhật Báo đã xử dụng chức năng để tuy tìm, điều tra về những trao đổi bên trong của nghị viên Madision Nguyễn trước khi thành phố có những biểu quyết. Sự việc này đặt thành phố trước những khó khăn vấn đề pháp lý.” Tôi không hiểu anh Bùi Văn Phú cũng như những độc giả khác, có nghĩ thêm gì đặc biệt, ngoài việc như VNNB đã làm hành xử “chức năng” của mình hay không. Riêng tôi, tôi nghĩ, chẳng những VNNB đã hành xử chức năng, mà trong đó còn để lộ chân dung của một người tỵ nạn cộng sản chân chính. Đề cập đến VNNB, tôi có một kỷ niệm chân tình mới bộc phát, khó quên, dù rằng tôi và ông bà chủ nhân VNNB biết nhau trên 10 năm. Cảm động nhứt, là khi chiến sĩ Lý Tống tuyệt thực bước sang đêm thứ Ba. Theo lời đề nghị, rủ rê của tôi, anh Nguyễn Tuấn trưởng ban nhạc Lam Sơn, anh Nghiệp MC và tay đờn Vân Trang, cũng như ban cỗ nhạc của anh chị Công Minh ra chơi với phương tiện Ampli công suất xài bằng pin rất là tội nghiệp. Ông bà Nguyễn thiện Căn cũng có mặt trong đêm đầu tiên chơi nhạc đó. Thấy vậy, ông Căn nói bên tai tôi, là ông có một máy phát điện xách tay hiệu Honda, chạy rất êm, công suất 500 watt, nếu tôi thấy cần ông sẽ cho mượn. Tôi hỏi ý kiến anh Tuấn. Anh Tuấn cho biết giàn nhạc của anh chơi được với máy điện xách tay. Thế là 7 giờ tối đêm hôm sau, theo lời hứa, gia đình ông bà chủ báo VNNB gồm vợ chồng và các cậu quí tử khệ nệ khiêng máy điện Honda ra giao cho tôi mượn với bình xăng... đầy nhóc. Cậu con trai lớn, cháu cở 16, 17 tuổi, đã chỉ dẫn tôi cách xữ dụng. Với 25 đêm “hát cho nhau nghe” qua cái máy điện Honda nhỏ bé. Tuy nhỏ, nhưng cái máy Honda cũng đủ sức quấy rầy hàng xóm, đủ để cảnh sát tới, lui nhiều lần yêu cầu “vặn nhỏ âm thanh để vừa đủ nghe”. Tuy nhỏ, nhưng cũng đủ làm ấm lòng 200, 300 đồng bào đến hàng đêm để hát nhạc hùng ca. Tuy nhỏ, nhưng đã làm Lý Tống, làm những người cận kề bên Lý Tống như Sơn nhỏ, Tony, Khoa, Oánh, Hải, Nghe thấy được những chia xẻ đậm đà. Và mọi người càng gần nhau hơn nữa bên những lò sưởi do Bửu Nhái, Sơn Nhỏ, Hai bắc kỳ và Phúc phở, Hiến ( hai chuyên viên lắp ráp những tấm baner vĩ đại để trước tiền đình City hall) thay phiên nhau đi sạc. Cuối cùng, vào trưa ngày 13/3/08. Sau khi lều chõng, baners được dẹp đi để trả lại bộ mặt sáng sủa cho thành phố. Tôi vội vả “rinh” cái máy Honda thân yêu về tòa soạn VNNB trả lại cho khổ chủ. Tôi có ý nghĩ vui vui là viết bài phong chức cho cái máy điện đã làm việc suốt 25 đêm liền, mỗi đêm 3 tiếng đồng hồ và trong ngày biểu dương 2/3/08, đã chạy hùn hụt không biết mệt mõi lên làm... Hạ Sĩ Nhứt. Tôi giao chàng Honda “Hạ sĩ nhứt” lại cho bà chủ nhiệm VNNB Quỳnh Thi với lời cám ơn rối rít . Tôi nhận lại nụ cười hiền hòa của bà. - Sàigòn USA: Sau tờ VNNB là tờ Saigòn USA do luật sư Nguyễn Tâm chủ trương. Với những bài vở, hình ảnh, gần như chiếm nửa tờ báo do ký giả Du Phong vừa làm Camera man vừa làm Writer đã khiến tờ báo phong phú, hấp dẫn hơn lúc trước nhiều. Ngoài ra, nhiều đêm L/s Tâm cũng đã đến “hát và hò” cùng đồng bào. Khiến tôi nhiều lúc tôi có cảm tưởng Phong Trào Du Ca của thanh niên, học sinh, sinh viên với những bản nhạc của Nguyễn Đức Quang, Miên Đức Thắng như đã sống lại giữa thập niên 1960 tại thủ đô Sàigòn.- Việt Báo Kinh Tế :Kế đến là tờ Việt Báo Kinh Tế ấn bản tại San Jose do ông Hạnh Dương phụ trách. Việt Báo so với bài vở và hình ảnh đối với Sàigòn USA tuy khiêm nhường hơn. Nhưng tờ báo này, coi như đã tích cực chia xẽ những ngày nắng mưa, bảo bùng, và đêm trường giá lạnh với sự có mặt thường xuyên của ký giả Hạnh Dương tại tiền đình City Hall.- Tuần báo Tiếng Dân: Của nhóm các ông Nguyễn Ngọc Tiên, Nguyễn Thiếu Nhẫn, Kiên Ái, Trần Minh Xuân. Mặc dù là báo một tuần phát hành một lần, nhưng tờ báo này được coi là tờ báo đã thổi luồn sinh khí “vũ bảo, mạnh mẻ” nhất đối với cuộc đấu tranh đòi lại dân chủ và danh dự cho cộng đồng qua hai chữ “Little Sàigòn”. Trong suốt mấy tháng trường tranh đấu của Cộng đồng. Những người quan tâm từ đầu hay chỉ quan tâm sau này. Tìm đọc Tiếng Dân, ở đó, họ có thể thấu hiểu được ngọn ngành của vấn đề. Vì báo này thường xuyên trình bày đầy đủ những chuyện đã xảy ra trong quá khứ cho đến hiện tại. Tôi cho Tiếng Dân là “bộ nhớ” của một computer trong làng báo chí tại San Jose với những bài viết của Nguyễn Thiếu Nhẫn, Lão Móc, Lê Văn Ấn, Kiêm Ái, Trần Minh Xuân, Giáo Già vân vân. Bộ nhớ Tiến Dân đã đấm thẳng vào mặt bọn phản động, bọn đón gió trở cờ, bọn gian thương và bọn “ăn cháo đái bát” không một chút ngại ngùng. Sự việc này đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, khó quên với logan của tờ báo : “TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN CHỐNG CỘNG”.- Bán Nguyệt San Ý Dân: Tuy hai tuần phát hành một lần, đặc biệt chủ yếu báo phát hành dành cho những độc giả thuộc các tiểu bang ở xa như Oklahoma, Colorado v.v... Nhưng với với căn cước là người tỵ nạn chân chính, tờ Ý Dân của ông bà NguyễnVạn Bình-Mã Phương Liểu cũng đã có những bài viết sống động, trình bày chi tiết cuộc xung đột giữa cộng đồng và HĐTP khiến các cộng đồng ở xa có thể hiểu và nắm vững về cuộc đấu tranh của cộng đồng San Jose. Thiết nghĩ, với những việc làm như vừa kể, tờ Ý Dân đã làm tròn sự đóng góp của mình vào việc chung một cách đầy ý nghĩa - Nguyệt San CM: Tuy với điều kiện phát hành mỗi tháng một lần, nhà bỉnh bút Phạm Lễ cũng đã đóng góp nhiệt tình phần mình vào công tác đấu tranh chung. Anh đã có mặt thường xuyên, ngày cũng như đêm với chiếc máy ảnh đeo trước ngực. Với những bài viết vừa căng vừa giản, đã cho người đọc nhận ra chân tướng những nhân vật đáng để đồng bào tránh xa hay nhích lại gần. Thành ra nguyệt san CM của Phạm Lễ mỗi ngày càng tăng thêm sự tin cậy trong lòng người quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng.- Một điều đặc biệt: Điều đặc biệt tôi muốn đề cập ở đây, là những bài viết của Giáo sư Nguyễn Châu. Thật tình, sau khi anh Nguyễn Châu rời tờ tuần Báo Thị Trường Tự Do, tôi không biết anh viết cho tờ báo nào trong khi thường xuyên tôi thấy bài vở của anh đầy dẫy đăng ở trên các báo ngày, báo tuần, bán nguyệt san, nguyệt san, cũng như trên các Website internet. Riêng về vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh cho tên “Little Sàigon”, GS Nguyễn Châu đã viết hay chuyển dịch mau chóng các bài của báo của SJMN, các quyết định của HĐTP. Việc làm này có tầm vóc cao cho cuộc đấu tranh chung. Cùng lúc ấy, ông Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, giáo sư Ngô Đức Diễm cũng tiếp tay với những bài bình luận, phân tích sự kiện có giá trị không nhỏ. Thêm vào đó với sự tiếp sức của các mạng lưới internet Take2tango, Việt Vùng Vịnh, Việt Land v.v...- Một trường hợp ngoại lệ: Mặc dù trong phạm vi bài viết này chỉ nói đến các cơ quan truyền thông, giới cầm bút. Nhưng tôi nghĩ thật là một thiếu xót, nếu không đề cập đến Luật Sư Đỗ Văn Quang Minh. Mọi người trong cộng đồng chắc không ai phủ nhận LS. Minh là người đã nả “phát pháo đầu tiên” vào HĐTP qua lá thư gởi cho Chuck Reed và các nghị viên thành phố đề ngày 21 tháng 11 năm 2007. Trong thư đó, ông đã thẳng thắn lên án hành động phi dân chủ, bất công mà HĐTP đã áp đặc lên cộng đồng qua cái tên”SGBD”vào đêm lịch sử 20/11. Không ngừng tại đó, ông gởi đến HĐTP lá thư thứ hai phân tích rõ những sai trái của thành phố khi phủ nhận nguyện vọng chính đáng của cộng đồng qua cái tên LittleSaigon” đã tạo được sự chú ý của giới truyền thông ngoại quốc. Ông là người đã phỏng vấn nghị viên William Forrest để tìm chân tướng TP vi phạm luật Brown Acts, và những bằng chứng man trá của Madision Nguyễn dẫn đến việc TP lo sợ nên phải hủy bỏ quyết định đặt tên “Saigòn Business District” cho khu thương mại trên đường Story. Luật sư Minh cũng thường có mặt trong các cuộc biểu tình thứ Ba Đen và luôn có mặt trong các buổi điều trần của HĐTP. Và đặc biệt, là ông đã bị nhân viên an ninh TP áp tải buộc phải rời máy vi âm, vì HĐTP không muốn nghe ông nói lên sự thật.*Tiến trình Recall nghị viên họ Nguyễn chỉ mới bắt đầu với danh sách tiên khởi đã được ban duyệt xét đơn của thành phố công nhận. Việc săn tin, loan tin của các cơ quan truyền thông sẽ còn nhiều bận rộng. Ước mong những cơ quan truyền thông chân chính vẫn tiếp tục con đường phục vụ cộng đồng và quốc gia dân tộc đã vạch ra.
Đặng Thiên Sơn
25/04/08

No comments: